Thượng Hải

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Thượng Hải (上海)
300px
Một số hình ảnh của Thượng Hải.
Vị trí trong Trung Quốc
Thượng Hải tô đậm trên bản đồ


Thông tin cơ bản
Nguồn gốc tên gọi: thượng - trên
hải - biển
thị - thành phố
"Thành phố trên biển"
Viết tắt: Hỗ và 申 Thân
Diện tích: 6.340,5 km²[1][2] (31)
Dân số (2009): 19.210.000 (25) Địa hạt thị
9.838.000 Nội thành, ước tính 2001
Mật độ (2009): 2729.9/km² (thứ 1) Địa hạt thị
GDP (2010):
- trên đầu người
CNY 1.687 tỷ (256,3 tỷ USD) (thứ 9)
CNY 73.287 (thứ 1)
HDI (2005) 0.909 (thứ 1) — cao
Các dân tộc chính (2000): Hán - 99%
Hồi - 0.4%
Hoa đặc trưng: Ngọc lan
(Magnolia denudata)
Độ cao: 0 - 103.4 m
Toạ độ:
Mã bưu chính: 200000 - 202100
Mã vùng: +86/21
Đầu biển số xe: 沪A, B, D, E
沪C (ngoại ô)
ISO 3166-2: cn-31
Múi giờ: UTC+8
Website: www.shanghai.gov.cn
Chính quyền
Cấp hành chính: Địa hạt thị
Bí thư thành ủy: Hàn Chính (韩正)
Thị trưởng: Dương Hùng 杨雄
Các đơn vị cấp quận, huyện: 18 quận và 1 huyện
Các đơn vị cấp hương: 220 trấn và hương

Thượng Hải (chữ Hán: 上海, bính âm: Shànghǎi) là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số[3][4] và là thành phố không bao gồm vùng ngoại ô lớn nhất thế giới.[5]. Thượng Hải là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Diện tích: 6.340,5 km2. Theo điều tra dân số năm 2010 của Trung Quốc, Thượng Hải có tổng dân số 23.019.148 người (trong đó nội ô là 20,6 triệu người). Năm 2010, GDP của Thượng Hải là 1.687 tỷ nhân dân tệ (tương đương 256,3 tỷ USD) với GDP đầu người đạt 76.000 nhân dân tệ (tương đương 11.540 USD)[6]. Thượng Hải được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc.

Ngày nay, Thượng Hải có hải cảng sầm uất nhất thế giới, hơn cả cảng Singapore Rotterdam. Xuất phát là một làng chài hẻo lánh, Thượng Hải đã trở thành một thành phố quan trọng bậc nhất cho đến Thế kỷ 20, và là trung tâm văn hóa phổ thông, các mưu đồ chính trị và nơi tụ họp của giới trí thức trong thời kỳ Trung Hoa dân quốc. Thượng Hải đã từng một thời là trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau Thành phố New York Luân Đôn, và là trung tâm thương mại lớn nhất Viễn Đông cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Sau khi Mao Trạch Đông cầm quyền Trung Quốc kể từ năm 1949, Thượng Hải đã đi vào thời kỳ sụt giảm tốc độ phát triển do chế độ thuế má cao và do sự triệt thoát kinh tế tư bản của chính quyền mới. Nhờ sự cải cách, mở cửa theo mô hình kinh tế thị trường do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và lãnh đạo mà đặc biệt là từ năm 1992, Thượng Hải đã có những bước bứt phá ngoạn mục về phát triển kinh tế và nhanh chóng vượt qua Thâm Quyến Quảng Châu - một thành phố đặc khu được tự do hóa sớm nhất Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành đầu tàu kinh tế Trung Quốc. Vẫn còn nhiều thách thức cho thành phố này đầu thế kỷ 21 như nạn di dân ồ ạt và sự phân hóa giàu nghèo. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức đó, các khu nhà chọc trời và cuộc sống đô thị sôi động của Thượng Hải vẫn là biểu tượng của sự thần kỳ kinh tế Trung Quốc.

Nguồn gốc tên gọi[sửa]

Tập tin:Shanghaikanji.png
"Thượng Hải" bằng chữ Hán

Dân Thượng Hải đọc tên thành phố là /zɑ̃.'he/, phiên âm pinyin theo tiếng Quan Thoại Shànghǎi. Thượng Hải (Thượng là trên, Hải là biển) là cái tên xuất phát từ thời Nhà Tống (thế kỷ 11) - lúc này đã có một cửa sông và một thị trấn cùng tên gọi. Nghĩa của tên gọi đang là vấn đề gây tranh cãi "phía trên biển" hoặc "đi ra biển". Người Việt Nam gọi là Thượng Hải; Người Đức viết là Schanghai, tiếng Hà Lan là Sjanghai, tiếng Bồ Đào Nha là Xangai, tiếng Pháp là Shanghaï. Tuy nhiên, kể từ những năm 1990, phiên âm pinyin Shanghai đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tiếng Nhật viết tên thành phố gần với cách đọc trong Quan Thoại là シャンハイ shanhai.

Tên viết tắt của thành phố là Hỗ /Hộ (滬/沪) và Thân (申). Tên đất Hỗ/Hộ do tên cổ Hỗ/Hộ Độc (滬瀆/沪渎) của con sông Tô Châu. Tên Thân lấy tên theo Xuân Thân Quân (春申君), một viên quan thời nước Sở vào thế kỷ 3 Trước Công Nguyên - Xuân Thân là một anh hùng thời đó của nước Sở (trong lãnh thổ đó có đất Thượng Hải bây giờ). Do vậy Thượng Hải còn được gọi là "Thân Thành" (申城). Trong tiếng Anh thành phố này có nhiều biệt danh: Paris phương Đông, Nữ hoàng phương Đông, Hòn ngọc phương Đông và thậm chí cả Gái điếm châu Á (gọi trong thời kỳ 1920-1930, lúc đó thành phố là một trung tâm tội phạm, ma túy và mãi dâm).[cần dẫn nguồn]

Ngôn ngữ[sửa]

Tiếng mẹ đẻ của dân Thượng Hải là tiếng Thượng Hải, một phương ngữ của Ngô ngữ trong khi ngôn ngữ chính thức là tiếng Quan Thoại. Tiếng Thượng Hải và tiếng Quan Thoại khác nhau và thông thường dân Bắc Kinh không thể trò chuyện với dân Thượng Hải thông qua tiếng Thượng Hải. Tiếng Thượng Hải ngày nay là một phương ngữ của Ngô ngữ nói ở Tô Châu với các phương ngữ của Ninh Ba và các vùng phụ cận có dân nhập cư vào Thượng Hải với số lượng lớn vào thế kỷ 20. Gần như toàn bộ dân Thượng Hải dưới 40 tuổi có thể nói tiếng Quan Thoại thông thạo. Dân cư có thể nói ngoại ngữ phân bố không đều. Những người tốt nghiệp đại học trước cách mạng và những người làm cho các công ty nước ngoài có thể nói tiếng Anh. Những người dưới 26 tuổi đã có tiếp xúc với tiếng Anh kể từ tiểu học do tiếng Anh được bắt đầu dạy ở lớp 1.

Dân số[sửa]

Theo điều tra dân số năm 2010 của Trung Quốc, Thượng Hải có tổng dân số 23.019.148 người, mức tăng 37,53% từ 16.737.734 người năm 2000.[7][8] 20,6 triệu dân trong đó, hay 89,3%, là dân thành thị và 2,5 triệu dân (10,7%) là dân nông thôn.[9] Theo tổng dân số trong khu vực hành chính, Thượng Hải là thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ nhì trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc, sau Trùng Khánh, nhưng Thượng Hải được xem là thành phố lớn hơn vì Trùng Khánh có dân số đô thị ít hơn.[3]

Các đơn vị hành chính[sửa]

Tập tin:Pudong night 01.jpg
Phố Đông về đêm
Tập tin:Pudong.JPG
Phố Đông của Thượng Hải

Xem thêm "Danh sách các đơn vị hành chính Thượng Hải

Thượng Hải là một trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương (trực hạt thị) và gồm 17 quận (thị hạt khu) và 1 huyện. Thượng Hải không có quận nào độc chiếm vị thế trung tâm thành phố, mà khu vực trung tâm trải ra vài quận. Các khu vực kinh doanh có tiếng là Lục Gia Chủy (陆家嘴; Lujiazui) bên bờ đông sông Hoàng Phố, Bund tức Ngoại Than (外灘; Wàitān) và Hồng Kiều (虹桥) ở bờ tây sông Hoàng Phố. Tòa thị chính và các cơ quan hành chính chủ yếu nằm ở quận Hoàng Phố. Đây cũng là khu vực thương mại, kể cả đường Nam Kinh (Nam Kinh lộ) nổi tiếng.

Chín quận thuộc Phố Tây, khu vực Thượng Hải lâu đời, nằm phía bờ tây sông Hoàng Phố. Chín quận này được gọi chung là Thượng Hải thị khu (上海市区) hay trung tâm thành phố (市中心):

  1. Hoàng Phố (黄浦区Huángpǔ Qū)
  2. Lô Loan hay Lư Loan (卢湾区 Lúwān Qū)
  3. Từ Hối (徐汇区 Xúhuì Qū)
  4. Trường Ninh (长宁区 Chángníng Qū)
  5. Tĩnh An (静安区 Jìng'ān Qū)
  6. Phổ Đà (普陀区 Pǔtuó Qū)
  7. Áp Bắc hay Hạp Bắc (闸北区 Zháběi Qū)
  8. Hồng Khẩu (虹口区 Hóngkǒu Qū)
  9. Dương Phố (杨浦区 Yángpǔ Qū)

Phố Đông (浦东) là khu vực mới khai phá của Thượng Hải thuộc bờ đông sông Hoàng Phố, có quận mới Phố Đông (浦东新区 Pǔdōng Xīn Qū, Phố Đông tân khu), từ năm 1992 trở về trước vẫn còn là huyện Xuyên Sa.

Tám quận của Thượng Hải bao quát các thị xã vệ tinh, các vùng ngoại ô và nông thôn cách xa trung tâm thành phố:

  • Bảo Sơn (宝山区 Bǎoshān Qū) — cho đến năm 1988 là huyện Bảo Sơn
  • Mẫn Hàng (闵行区 Mǐnháng Qū) — cho đến năm 1992 là huyện Thượng Hải
  • Gia Định (嘉定区 Jiādìng Qū) — cho đến năm 1992 là huyện Gia Định
  • Kim Sơn (金山区 Jīnshān Qū) — cho đến năm 1997 là huyện Kim Sơn
  • Tùng Giang (松江区 Sōngjiāng Qū) — cho đến năm 1998 là huyện Tùng Giang
  • Thanh Phố (青浦区 Qīngpǔ Qū) — cho đến năm 1999 là huyện Thanh Phố
  • Phụng Hiền (奉贤区 Fèngxián Qū) — cho đến năm 2001 là huyện Phụng Hiền

Đảo Sùng Minh nằm ở cửa sông Trường Giang là địa bàn huyện Sùng Minh (崇明县 Chóngmíng Xiàn).

Tính đến năm 2003, Thượng Hải có 220 đơn vị hành chính cấp hương: 114 trấn, 3 hương và 103 nhai đạo.

Lịch sử[sửa]

Trước khi thành lập thành phố Thượng Hải, Thượng Hải là một phần của huyện Tùng Giang (松江縣), thuộc phủ Tô Châu (蘇州府). Từ thời Nhà Tống (960-1279), Thượng Hải dần trở thành một hải cảng sầm uất, vượt lên trên vai trò chính trị là một địa phương thuộc huyện. Ngày nay, Tùng Giang (淞江) là 1 quận thuộc thành phố Thượng Hải.

Một bức tường thành được xây dựng năm 1553 Công nguyên - thời điểm được xem như bắt đầu hình thành thành phố Thượng Hải. Tuy nhiên, trước thế kỷ 19, Thượng Hải không được xem là thành phố lớn của Trung Hoa. Do đó, so với phần lớn các thành phố khác của Trung Quốc, có rất ít công trình cổ tiêu biểu ở thành phố này ngày nay. Một vài địa điểm văn hóa ít ỏi có thể thấy ở Thượng Hải ngày nay rất cổ kính và tiêu biểu thời Tam Quốc do địa điểm này nằm trong trung tâm văn hóa lịch sử của Đông Ngô (222-280).

Trong thời kỳ Càn Long nhà Thanh, Thượng Hải đã trở thành một cảng khu vực quan trọng của khu vực sông Trường Giang sông Hoàng Phố. Thành phố cũng trở thành hải cảng chính của các tỉnh Giang Tô Triết Giang gần đấy dù trao đổi mậu dịch với nước ngoài thời kỳ này bị triều đình cấm. Một khu vực lịch sử quan trọng của thời kỳ này là Ngũ Giác Trường (五角场) (ngày nay là quận Dương Phố) - là nền tảng của trung tâm thành phố. Khoảng cuối thời Càn Long, Thập Lục Phố (ngày nay là quận Hoàng Phố) trở thành cảng lớn nhất Đông Á.

Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20[sửa]

Tập tin:Shanghai Tiangleng.png
Địa bàn hoạt động của các bang hội tại Thượng Hải những năm 1980

Tầm quan trọng của Thượng Hải tăng lên nhanh chóng vào thế kỷ 19 do vị trí chiến lược của thành phố này ở cửa sông Dương Tử khiến cho nó có vị trí lý tưởng để buôn bán với phương Tây. Trong cuộc chiến tranh nha phiến thứ nhất vào đầu thế kỷ 19, các lực lượng của Anh đã tạm thời chiếm giữ Thượng Hải. Cuộc chiến kết thúc năm 1842 với hòa ước Nam Kinh với kết quả là các cảng nhượng quyền trong đó có Thượng Hải, mở cửa cho các nước buôn bán. Hiệp ước Bogue được ký năm 1843 và Hiệp ước Wangsia Trung-Mỹ ký năm 1844 khiến cho phương Tây giành được có đặc quyền ngoại giao trên đất Trung Hoa và chính thức tồn tại cho đến năm 1943 nhưng về bản chất không còn tồn tại từ cuối những năm 1930. Từ những năm 20 đến cuối những năm 30 của thế kỷ 20, Thượng Hải được gọi là thành phố tội phạm. Các băng nhóm chiếm giữ quyền lực và điều hành các sòng bạc và các nhà thổ.

Thái Bình Thiên Quốc nổ ra năm 1850 và năm 1853 Thượng Hải bị chiếm giữ bởi hội Tam Hoàng gọi là Tiểu Đao hội (Small Swords Society). Các cuộc thanh trừng phá hủy các miền quê nhưng không đụng chạm đến các khu định cư của phương Tây. Mặc dù trước đó người Hoa bị cấm sống trong các khu định cư của người nước ngoài, năm 1854 các quy định mới đã cho phép người Hoa được đến ở. Giá đất tăng lên đáng kể.

Trong năm 1854, cuộc họp thường niên đầu tiên của Hội đồng thành phố Thượng Hải đã họp, Hội đồng này được tạo ra để quản lý các khu định cư của dân ngoại quốc. Năm 1863, khu định cư của Anh, tọa lạc dọc theo bờ Tây sông Hoàng Phố đến phía nam nhánh sông Tô Châu (quận Hoàng Phố) và khu định cư người Mỹ tọa lạc ở bờ Tây sông Hoàng Phố đến phía Bắc của nhánh sông Tô Châu (quận Hán Khẩu) sát nhập với nhau thành Khu định cư quốc tế. Người Pháp chọn lựa phương án ra khỏi Hội đồng thành phố Thượng Hải và thay vào đấy là duy trì Khu nhượng địa Pháp, tọa lạc ở phía Tây của Khu định cư quốc tế. Thời kỳ này có một lượng lớn dân di cư từ châu Âu và Bắc Mỹ, những người tự gọi mình là "Shanghighlanders".

Chiến tranh Thanh-Nhật nổ ra năm 1894-1895 với kết quả là Nhật Bản giành quyền kiểm soát Triều Tiên theo hiệp ước Shimonoseki, cùng với đó nước này nổi lên như là một cường quốc bổ sung ở Thượng Hải, và ngay sau đó các cường quốc khác cũng theo gương.

Địa lý và khí hậu[sửa]

Kinh tế[sửa]

Thượng Hải thường được xem như trung tâm tài chính và thương mại của Trung Hoa đại lục. Thượng Hải bắt đầu thực sự phát triển nhanh từ 1992, sau các thành phố ở các tỉnh phía nam Trung Quốc (Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải,Sán Đầu, Hạ Môn...) khoảng 10 năm. Trước đó, ngân sách của thành phố phần lớn để lại cho chính quyền trung ương ở Bắc Kinh, phần để lại cho thành phố này rất ít. Dù đã giảm gánh nặng thuế má kể từ 1992, nguồn thuế thu tại Thượng Hải vẫn đóng góp cho chính quyền trung ương chiếm khoảng 20-25%, trước đấy là 70%. Thượng Hải ngày nay vẫn là thành phố phát triển và đông dân nhất Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cảng Thượng Hải xếp hàng đầu thế giới về lượng hàng hóa thông qua, khoảng 443 triệu tấn hàng/năm. Nếu tính về lượng container vận chuyển, các cảng của Thượng Hải xếp thứ 3, sau Singapore và Hong Kong. Thượng Hải và Hong Kong gần đây đang tranh đua vị trí trung tâm kinh tế của Trung Quốc. GDP đầu người của Thượng Hải là 12784 USD, của Hong Kong là 37.400. Hong Kong có lợi thế hơn về hệ thống pháp luật, hội nhập quốc tế, tự do hóa hơn và kinh nghiệm kinh tài cao hơn. Thượng Hải có mối liên hệ với lục địa Trung Hoa sâu hơn, mạnh hơn về ngành chế tạo và công nghệ. Thượng Hải đã và đang nâng cao vai trò là địa điểm của nhiều trụ sở các tập đoàn kinh tế, tài chính, thương mại, ngân hàng và giáo dục quốc tế. Tăng trưởng GDP đã đạt 2 con số liên tục trong 14 năm. Năm 2005, tỷ lệ tăng trưởng GDP là 11,1%, đạt 114 tỷ USD. Năm 2010, GDP của Thượng Hải là 1.687 tỷ nhân dân tệ (tương đương 256,3 tỷ USD) với GDP đầu người đạt 76.000 nhân dân tệ (tương đương11.540 USD).[6]. Thượng Hải được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc.

Thượng Hải đang trải qua thời kỳ bùng nổ xây dựng, đặc biệt là xây dựng các cao ốc, các công trình công cộng khổng lồ với thiết kế hiện đại, độc đáo (như tháp truyền hình, nhà hát...). Khu Phố Đông là một khu đô thị mới với tốc độ xây dựng nhanh chóng, khoảng hơn 10 năm và đã trở thành trung tâm mới của Thượng Hải với rừng cao ốc. Năm 2009, Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải xếp thứ 3 thế giới về khối lượng chứng khoán giao dịch và xếp thứ 6 về tổng giá trị vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết, và khối lượng giao dịch của 6 mặt hàng chính bao gồm cao su, đồng và kẽm trên Shanghai Futures Exchange đều xếp hạng nhất trên thế giới.[10] Cảng Thượng Hải là cảng container bận rộn nhất thế giới, 29,05 triệu TEU thông qua vào năm 2010.[11] Thượng Hải đang hướng tới múc tiêu trở thành trung tâm hải vận quốc tế trong tương lai gần.[12]

Tháp truyền hình Minh Châu[sửa]

Tháp truyền hình Minh Châu (Hán tự: 明珠, nghĩa là viên ngọc sáng) là tháp truyền hình cao thứ ba thế giới - sau tháp truyền hình ở Toronto (Canada) và Moskva (Nga) - nó cao tới 468 mét. Mặc dù vậy, khách chỉ có thể tham quan từ độ cao 350 mét trở xuống. Tháp có hệ thống thang máy rất nhanh (10 m/s).

Ở độ cao 263 mét là một khu sân hình tròn. Đây là nơi để du khách ngắm toàn cảnh Thượng Hải.[13]

Thành phố kết nghĩa[sửa]

Thượng Hải là thành phố kết nghĩa với:[14]

châu Phi[sửa]

châu Á[sửa]

châu Âu[sửa]

Bắc Mỹ[sửa]

châu Đại Dương[sửa]

Nam Mỹ[sửa]

Giáo dục[sửa]

Quốc lập[sửa]

Công lập[sửa]

Tư thục[sửa]

Trung học[sửa]

Thông tin khác[sửa]

Nhà chọc trời Tháp Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải là tòa nhà chọc trời cao nhất ở thành phố này và cũng là tháp cao nhất Trung Quốc đại lục, cao thứ 5 thế giới. Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc nổi bật khác như Tháp Minh Châu Phương Đông Tháp Kim Mậu.

Thuọng Hải là thành phố chủ nhà của Hội chợ Thế giới Expo 2010 tổ chức vào giữa tháng 5 đến tháng 10 2010.

Xem thêm[sửa]

  • Danielson, Eric N. (2010). Discover Shanghai. Singapore: Marshall Cavendish.
  • Danielson, Eric N. (2004). Shanghai and the Yangzi Delta. Singapore: Marshall Cavendish/Times Editions. ISBN 981-232-597-2.
  • Elvin, Mark (1977). "Market Towns and Waterways: The County of Shanghai from 1480 to 1910," in The City in Late Imperial China, ed. by G. William Skinner. Stanford: Stanford University Press.
  • Johnson, Linda Cooke (1995). Shanghai: From Market Town to Treaty Port. Stanford: Stanford University Press.
  • Johnson, Linda Cooke (1993). Cities of Jiangnan in Late Imperial China. Albany: State University of New York (SUNY). ISBN 0791414248.
  • Horesh, Niv (2009). Shanghai's Bund and Beyond. New Haven: Yale University Press.
  • Erh,Deke and Johnston, Tess (2007). Shanghai Art Deco. Hong Kong: Old China Hand Press.

Tham khảo[sửa]

  1. “Land Area”. Basic Facts. Shanghai Municipal Government. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  2. “Water Resources”. Basic Facts. Shanghai Municipal Government. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  3. 3,0 3,1 Chan, Kam Wing (2007). "Misconceptions and Complexities in the Study of China's Cities: Definitions, Statistics, and Implications". Eurasian Geography and Economics 48 (4): 383–412. doi:10.2747/1538-7216.48.4.383. http://courses.washington.edu/chinageo/ChanCityDefinitionsEGE2007.pdf. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2011., p. 395.
  4. “What are China's largest and richest cities?”. University of Southern California.
  5. “Cities: largest (without surrounding suburban areas)”. Geohive. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  6. 6,0 6,1 “Shanghai GDP rises 9.9% last year, beating target”. Shanghai Daily.
  7. “Communiqué of the National Bureau of Statistics of People's Republic of China on Major Figures of the 2010 Population Census”. National Bureau of Statistics of China.
  8. “Shanghai 2010 Census Data”. Eastday.com.
  9. “上海人口分布呈现城市化发展和郊区化安居态势”. Shanghai Statistics Bureau of Statistics (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.).
  10. “The rise of Lujiazui Financial City in Shanghai”. CCTV News – CNTV English (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  11. “Shanghai overtakes S'pore as world's busiest port”, ngày 8 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2011.
  12. “Shanghai aims at int'l financial and shipping center”, ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2011.
  13. Vòng Quanh Thế giới - Du lịch Trung Quốc - Nhà xuất bản Thanh Niên (in năm 2003) trang 127, 128.
  14. “Shanghai Foreign Affairs”. Shfao.gov.cn. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  15. “Eight Cities/Six Ports: Yokohama's Sister Cities/Sister Ports”. Yokohama Convention & Visitiors Bureau. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  16. “Sister Cities”. Phnompenh.gov.kh. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  17. Staff. “Hamburg und seine Städtepartnerschaften (Hamburg sister cities)”. Hamburg's official website. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  18. “International Relations of the City of Porto”. 2006–2009 Municipal Directorateofthe PresidencyServices InternationalRelationsOffice. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  19. “Barcelona internacional – Ciutats agermanades” (bằng tiếng Tây Ban Nha). 2006–2009 Ajuntament de Barcelona. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.