Hans Christian Andersen

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tập tin:HCAndersen.jpeg
Hans Christian Andersen.
Hình chụp bởi Thora Hallager.
Nguồn: Odense Bys Museer

Hans Christian Andersen (2 tháng 4, 1805 4 tháng 8, 1875; tiếng Việt thường viết là Han-xơ Crít-xtian An-đéc-xen) là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Trong tiếng Đan Mạch, tên ông thường được viết là H.C. Andersen.

Tiểu sử[sửa]

Thời niên thiếu và con đường đến với văn[sửa]

Andersen sinh ra ở Odense, Đan Mạch vào ngày 2 tháng 4 năm 1805. Cha của ông là một thợ đóng giày và mẹ ông là một người nghiện rượu

Cha của Andersen luôn tin rằng ông có thể có mối quan hệ với dòng dõi quý tộc và theo như một nhà thông thái ở Hans Christian Andersen Center, bà nội của ông từng nói rằng gia đình của họ từng là thuộc giai cấp trên trong xã hội[1] Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu chứng tỏ rằng những câu chuyện trên là vô căn cứ[1][2]. Gia đình ông có những mối liên hệ với quý tộc Đan Mạch, nhưng đó chỉ là quan hệ về công việc. Tuy nhiên, có thuyết cho rằng Andersen là một đứa con bất hợp pháp của người trong hoàng tộc còn lại ở Đan Mạch.[1], một sự thật ủng hộ cho thuyết này là vua Đan Mạch đã ưu ái Andersen khi ông còn trẻ tuổi và đã trả các khoản tiền học phí cho ông. Nhà văn Rolf Dorset khẳng định rằng diều đó cũng không chứng minh được đó là khoản thừa kế của Andersen.

Andersen đã biểu lộ trí thông minh và óc tưởng tượng tuyệt vời của mình khi còn là một cậu bé, tính cách đó được nuôi dưỡng bởi sự nuông chiều của cha mẹ và sự mê tín của mẹ ông. Ông thường tự làm cho mình các món đồ chơi, may áo cho các con rối và đọc tất cả các vở kịch, hầu hết là những vở kịch của William Shakespeare và của Ludvig Holberg. Trong suốt thời thơ ấu, ông có một tình yêu nồng nhiệt đối với văn học. Ông được biết đến vì thuộc làu các vở kịch của Shakespeare và tự trình diễn các vở kịch bằng những con rối gỗ. Ông cũng có hứng thú với nghệ thuật nói đùa, và hỗ trợ trong việc đề xướng ra hội những người thích đùa giữa những người bạn của ông.

Năm 1816, cha ông qua đời và cậu bé phải tự đi kiếm sống. Ông làm thợ học dệt vải và cả thợ may, sau đó thì vào làm trong nhà máy thuốc lá.Năm 14 tuổi, Andersen chuyển tới Copenhagen (tiếng Đan Mạch: København) tìm việc làm diễn viên trong các nhà hát. Ông có chất giọng cao và đã được kết nạp vào Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch. Sự nghiệp này kết thúc nhanh chóng khi ông vỡ giọng. Một người bạn đã khuyên ông làm thơ. Từ đó, Andersen chuyển hẳn sang viết văn.

May mắn ông đã vô tình gặp được vua Frederik VI của Đan Mạch. Nhà vua rất thích cậu bé kỳ lạ này và đã gửi ông vào một trường học La tinh ở Slagelse.[3]. Trước khi được nhận vào trường học, Andersen đã thành công trong việc xuất bản câu chuyện đầu tiên của ông - The Ghost at Palnatoke's Grave (Bóng ma ở ngôi mộ Palnatoke) vào năm 1822. Mặc dù là một học sinh chậm tiến (có lẽ là không học được) và không thích thú với việc học, Andersen học ở cả Slagelse và ở một trường ở Helsingør cho tới năm 1827[4] . Andersen sau này đã tả những năm tại Slagelse và Helsingør là những năm đen tối nhất trong cuộc đời vì bị hành hạ khi sống trọ tại nhà người thầy và vì ở cùng các bạn cùng lớp lớn tuổi hơn.

Sự nghiệp văn học[sửa]

Tập tin:HCA autoport.jpg
Chân dung tự họa, khoảng năm 1830

Năm 1829, nhà hát kịch hoàng gia đã diễn vở nhạc kịch Kjærlighed paa Nicolai Taarn eller Hvad siger Parterret (Tình yêu ở tháp nhà thờ thánh Nicolas) của Andersen. Những năm tiếp theo, ông lại tiếp tục thành công với các vở diễn và câu chuyện của mình. Ông đã đi chu du khắp châu Âu, qua Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Ý... nhưng vẫn giữ được niềm đam mê văn học trong suốt cuộc đời mình. Năm 1831, nhiều tác phẩm tiểu thuyết của ông đã được phát hành. Khi đi chu du, Andersen đã gặp được rất nhiều người nổi tiếng đương thời như Victor Hugo, Heinrich Heine, Honoré de Balzac, Alexandre Dumas cha và cả nhà văn Charles Dickens.

Cảm giác khác biệt, thường kết thúc trong nỗi đau, là một chủ đề quán xuyến thường tái diễn trong công việc của ông. Chuyện này được cho là do cuộc sống nghèo khổ trước kia, tính giản dị và đặc biệt là trong sự thiếu thốn về đời sống tình dục và lãng mạn. Giới tính của ông gây ít nhiều tranh cãi và được bao gồm trong phần sau.

Tuy nhiên, sự hấp dẫn của Andersen lại nằm ở thể loại truyện cổ tích. Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý. Từ đó, hầu như mỗi năm Andersen cho ra đời một truyện. Ấn bản thứ ba của truyện cổ Andersen, được xuất bản năm 1837, đã mang đến nhiều tác phẩm cổ tích nổi tiếng nhất của ông như "Nàng tiên cá", "Bộ quần áo mới của hoàng đế", "Chú vịt con xấu xí"... Phong cách sáng tác: giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực

Đời sống tình ái[sửa]

Tập tin:Hans Christian Andersen 2.jpg
Chân dung Hans Christian Andersen do họa sĩ Franz Hanfstaengl vẽ, tháng 7 năm 1860

Trong nhật ký của mình, Andersen ghi lại là trong thời kỳ mới lớn, ông đã không có quan hệ tình dục với một phụ nữ nào[5][6]. Andersen thường rơi vào tình yêu đơn phương với một số phụ nữ mà không được đền đáp[7] Tại một thời điểm, ông đã viết trong nhật ký của mình: "Lạy Thiên Chúa Toàn Năng, con chỉ có Chúa mà thôi; Chúa quyết định số phận của con, con phó thác thân con cho Chúa. Xin Chúa hãy ban cho con một sinh kế ! Hãy cho con một cô dâu ! Máu và trái tim con đều ước ao tình yêu[8]. Một cô gái tên Riborg Voigt là đối tượng yêu đơn phương của Andersen thời trai trẻ. Khi Andersen qua đời, người ta đã tìm thấy một túi nhỏ chứa một lá thư dài của Riborg trên ngực của Andersen. Ngoài Riborg Voigt, Andersen cũng đã đơn phương yêu Sophie Ørsted, con gái của nhà vật lý Hans Christian Ørsted, và Louise Collin, con gái út của Jonas Collin, ân nhân của ông. Truyện Chim họa mi là một biểu hiện bằng văn viết về niềm đam mê của Andersen đối với nữ ca sĩ opera Jenny Lind của Thụy Điển, và đã trở thành nguồn cảm hứng cho biệt danh "Chim họa mi Thụy Điển" của cô. Andersen thường nhút nhát khi tiếp xúc với các phụ nữ nên đã khó ngỏ lời với Jenny Lind. Khi Jenny Lind lên một tàu hỏa để tới dự một buổi hòa nhạc opera, Andersen đã trao cho cô một lá thư tỏ tình; tuy nhiên cô không đáp lại tình yêu của Andersen, mà chỉ coi ông như một người anh kết nghĩa, và năm 1844 cô đã viết cho ông: "... Xin Chúa chúc lành và bảo vệ anh trai của em là mong muốn chân thành của người em gái thân yêu của anh. Jenny. "[9]

Andersen cũng có tình yêu người đồng giới. Ông đã từng viết cho Edvard Collin: "Tôi héo hon vì anh y như một thiếu phụ người xứ Calabria... tình cảm của tôi dành cho anh là tình cảm của một phụ nữ. Nữ tính trong bản chất của tôi và tình bạn của chúng ta phải vẫn là một bí ẩn"[10]. Collin, người thích yêu phụ nữ, đã viết trong hồi ký của mình: "Tôi thấy mình không thể đáp lại tình yêu đó, và điều này đã mang lại cho anh ta nhiều đau khổ."

Tương tự như vậy, niềm say mê của Andersen đối với nam vũ công Harald Scharff của Đan Mạch[11] Carl Alexander, công tước trẻ nối ngôi của vùng Saxe-Weimar-Eisenach[12], đã không mang lại mối quan hệ nào.

Do những quan hệ tình cảm của Andersen với vài người nam - như Edvard Collin và Harald Scharff - một vài nhà nghiên cứu về tiểu sử Andersen cho rằng ông là một người đồng tính luyến ái.

Tuy nhiên, thật chính xác để chỉ ra các yếu tố hai mặt rất mâu thuẫn - và cũng rất đau buồn - trong đời sống tình cảm của Andersen liên quan đến lĩnh vực tình dục, nhưng thật là sai lầm khi mô tả Andersen là người đồng tính luyến ái và cho rằng ông đã có quan hệ tình dục với nam giới.

Theo nhiều nhà nghiên cứu thì không hề có bằng chứng nào về các quan hệ tình dục như vậy của Andersen, và điều đó cũng hoàn toàn trái với ý tưởng đạo đức và tôn giáo của ông[13].

Từ trần[sửa]

Tập tin:Melchior Family Group Rolighed c. 1867.jpg
Andersen cùng gia đình Moritz Melchior tại ngôi nhà Rolighed (khoảng năm 1867)

Mùa xuân năm 1872, Andersen bị ngã té từ trên giường nằm và bị thương nặng, không thể hồi phục. Ngay sau đó ông bắt đầu tỏ ra có dấu hiệu của bệnh ung thư gan, và qua đời vào ngày 04.8. 1875, trong ngôi nhà mang tên "Rolighed" (Sự Yên Tĩnh) gần Copenhagen của vợ chồng người bạn thân Moritz Melchior, chủ một ngân hàng[14]. Ngay trước khi qua đời, ông đã nhờ một nhà soạn nhạc viết bài hành khúc đưa tang cho đám tang của mình, và nói: "Phần lớn những người đi sau quan tài của tôi sẽ là các em thiếu nhi, vì vậy hãy dùng nhịp điệu với những bước nhỏ"[14].

Andersen được mai táng trong Nghĩa trang Assistens ở quận "Nørrebro" của Copenhagen. Vào thời điểm từ trần, Andersen đã nổi tiếng ở trong nước và khắp thế giới. Ngay trước khi ông qua đời, đã tiến hành các bước đầu trong việc dựng một bức tượng lớn để vinh danh ông do nhà điêu khắc August Saabye thực hiện. Bức tượng này ngày nay được đặt trong "Vườn của Nhà Vua" (Kongens Have) ở Copenhagen.[15]

Di sản[sửa]

Tập tin:Denmark-Stamp-1935-HansChristianAndersen.jpg
Tem thư in hình Andersen của Đan Mạch, năm 1935
  • Giải Hans Christian Andersen do "Ban Quốc tế về Sách cho giới trẻ" thiết lập, được trao 2 năm một lần cho tác giả và họa sĩ minh họa của các tác phẩm văn học thiếu nhi xuất sắc[16].
  • Giải Văn học Hans Christian Andersen, một giải thưởng dành cho các nhà văn quốc tế,được thành lập từ năm 2010
  • Những truyện của Andersen đã đặt nền tảng cho các truyện thiếu nhi kinh điển khác, chẳng hạn như Wind in the Willows của Kenneth Grahame Winnie the Pooh của A.A. Milne.
  • Kỹ thuật chế tạo vật bất động - chẳng hạn như đồ chơi - trở thành sống động (ví dụ các hoa của Little Ida) sau này đã được Lewis Carroll Beatrix Potter sử dụng.
  • Ngày 2 tháng 4 hàng năm - ngày sinh của Andersen - là Ngày Sách Thiếu nhi Quốc tế[17].
  • Năm 2005 - kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Andersen - được Đan Mạch gọi là "Năm Andersen" [18], và được nhiều nước trên thế giới tưởng niệm. Ở Đan Mạch, một show "Một lần trong cuộc đời" (Once in a lifetime) được tổ chức tại Sân vận động Parken của Copenhagen để tưởng niệm nhà văn Andersen và các tác phẩm của ông[18].
  • Một công viên giải trí ở Thượng Hải (Trung Quốc) trị giá 13 triệu dollar Mỹ, có các trò chơi dựa trên các truyện của Andersen đã được khai trương vào cuối năm 2006[19]. Các khách trẻ tới thăm công viên này có thể chơi và thi đấu các trò chơi liên quan tới các truyện thần kỳ của Andersen.
  • Thành phố Funabashi của Nhật Bản cũng có một công viên giải trí dành cho thiếu nhi mang tên Andersen.[20]
  • Tại Hoa Kỳ có các tượng Andersen ở Công viên Trung tâm của thành phố New York, ở Công viên Lincoln của thành phố Chicago và ở Solvang, California - một thành phố do các người Đan Mạch lập nên.
  • Phân ban sưu tập Sách hiếm của Thư viện Quốc hội Mỹ có bộ sưu tập các tác phẩm của Andersen do diễn viên người Mỹ gốc Đan Mạch Jean Hersholt hiến tặng[21], trong đó có một quyển scrapbook[22] do Andersen và Adolf Ludvig Drewsen (1803-1885) làm cho chàng trai trẻ Jonas Drewsen.[23]

Phim[sửa]

  • Vai Andersen trong phim Chim họa mi Thụy Điển (1941) (Die schwedische Nachtigall) của Đức do nam diễn viên Joachim Gottschalk diễn xuất, mô tả mối quan hệ giữa Andersen với nữ ca sĩ opera Jenny Lind của Thụy Điển.
  • Bộ phim Hans Christian Andersen (1952) của Mỹ, mặc dù lấy cảm hứng từ cuộc sống và di sản văn học của Andersen, được cho là không đúng với tiểu sử của Andersen cũng như bối cảnh lịch sử; bộ phim này bắt đầu bằng cách nói rằng "Đây không phải là câu chuyện về cuộc sống của Andersen, nhưng là một câu chuyện thần kỳ về người sáng tạo vĩ đại ra những chuyện thần kỳ".
  • Phim Hans Christian Andersen: My Life as a Fairytale năm 2003 của đạo diễn người Anh Philip Saville tương đối sát với tiểu sử của Andersen hơn.
  • Andersen là một nhân vật quan trọng trong tập "Metal Fish" ở loạt phim truyền hình hoạt họa The Little Mermaid (Nàng tiên cá) của Cty truyền hình "Walt Disney".
  • Năm 1966, hãng Rankin/Bass Productions sản xuất một phim tưởng tượng gọi là The Daydreamer (Người mơ mộng hão huyền), mô tả chàng trai trẻ Hans Christian Andersen hình dung ra trong trí những chuyện mà chàng sẽ viết sau này.

Tác phẩm[sửa]

Tập tin:Calineczka VP ubt.jpeg
Hình minh hoạ truyện cổ Andersen

H.C. Andersen xuất bản tác phẩm đầu tiên Ungdoms-Forsøg (Sự thử cố gắng của Tuổi trẻ) vào năm 1822[24] khi lên 17 tuổi. Sách này được xuất bản dưới bút danh Villiam Christian Walter. Bút danh này được ghép từ chữ Villiam theo tên văn hào William Shakespeare, Christian là tên của ông và Walter theo tên nhà văn Walter Scott.[25] Tác phẩm này được tái bản năm 1827 dưới tên "Gjenfærdet ved Palnatokes Grav" (Bóng ma ở ngôi mộ của Palnatoke)[26].

Kịch[sửa]

  • Mulatten (Người lai giữa da trắng và da đen), kịch lãng mạn gồm 5 hồi (1840) info
  • Maurerpigen (Cô gái người maurer), Bi kịch 5 hồi (1840) info

Truyện thần kỳ[sửa]

Tiểu thuyết[sửa]

  • "At være eller ikke være" (Hiện hữu hay không hiện hữu) info
  • "De to Baronesser" (Hai bà nam tước) info
  • "Improvisatoren" (Người ứng tác) info
  • Kun en Spillemand (Chỉ một người chơi) info
  • "Lykke-Peer" (Peer hạnh phúc) info
  • "O. T." (viết tắt của tên Otto Thostrups, nhân vật chính và "Odense Tugthus" = nhà trừng giới Odense) info

Ký sự du hành[sửa]

  • "En Digters Bazar" (Tiệm tạp hóa của nhà thơ) info
  • "Et Besøg i Portugal 1866" (Cuộc viếng thăm Bồ Đào Nha năm 1866) info
  • "I Spanien" (Ở Tây Ban Nha) info
  • "I Sverrig" (Ở Thụy Điển) info
  • "Skyggebilleder af en Reise til Harzen, det sachsiske Schweitz etc. etc., i Sommeren 1831" (Những hình bóng của chuyến đi tới vùng Harz (Đức), một Thụy Sĩ của vùng Sachsen vv...) info

Tự truyện[sửa]

Thơ[sửa]

Đánh giá[sửa]

Ông được sánh ngang với những bậc danh nhân văn hóa của nhân loại. Tác phẩm của ông được dịch ra 90 thứ tiếng, xuất bản gần 500 lần với hơn 70000000 bản [27]. Đó là những cuốn sách bán chạy nhất hành tinh.

Sau đây là lời nhận định của các nhà nghiên cứu Việt Nam về Anđécxen: "Bằng sức mạnh của ngôn từ hiếm có, trí tưởng tượng nhiệm màu mà trong sáng, cốt truyện hấp dẫn, lối kể chuyện có duyên, pha lẫn giữa bút pháp hiện thực và huyền ảo, tác phẩm của Anđécxen đã đạt đến sự hoàn hảo của một nghệ sĩ "độc nhất vô nhị, trước và sau ông chưa hề có". " [27]

Nhà văn Nga Pautôpxki nhận định: " Trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ con của Anđécxen còn có một truyện cổ tích khác mà người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó". [28]

Tham khảo[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 Rossel 1996, tr. 6
  2. Askgaard, Ejnar Stig. “The Lineage of Hans Christian Andersen”. Odense City Museums. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  3. Hans Christian Andersen - Childhood and Education. Danishnet.
  4. “H.C. Andersens skolegang i Helsingør Latinskole”. Hcandersen-homepage.dk. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  5. Lepage, Robert. “Bedtime stories”, The Guardian, ngày 18 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2006.
  6. Recorded using "special Greek symbols".Garfield, Patricia (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). “The Dreams of Hans Christian Andersen” định dạng (PDF). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  7. Hastings, Waller (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). “Hans Christian Andersen”. Northern State University. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  8. “The Tales of Hans Christian Andersen”. Scandinavian.wisc.edu. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  9. “H.C. Andersen homepage (Danish)”. Hcandersen-homepage.dk. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  10. Hans Christian Andersen's correspondence, ed Frederick Crawford6, London. 1891.
  11. de Mylius, Johan. “The Life of Hans Christian Andersen. Day By Day”. Hans Christian Andersen Center. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  12. Pritchard, Claudia. “His dark materials”, The Independent, ngày 27 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2006.
  13. “Hans Christian Andersen – FAQ”.
  14. 14,0 14,1 Bryant, Mark: Private Lives, 2001, p. 12.
  15. Bredsdorff 1975
  16. "Hans Christian Andersen Awards", International Board on Books for Young People
  17. “International Children's Book Day”. International Board on Books for Young People. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.. trích dẫn: Since 1967, on or around Hans Christian Andersen's birthday, 2 April, International Children's Book Day (ICBD) is celebrated to inspire a love of reading and to call attention to children's books.
  18. 18,0 18,1 Brabant, Malcolm (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). “Enduring legacy of author Andersen”. BBC News. BBC. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  19. China to open Andersen theme park, BBC News, ngày 11 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2008.
  20. “Chiba Sightseeing Spots”. Chiba Prefectional Government. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  21. “Jean Hersholt Collections.”. Loc.gov (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  22. quyển vở có các trang trống, để dán những bài hoặc hình cắt từ báo ra
  23. "Billedbog til Jonas Drewsen." (ngày 15 tháng 4 năm 2009) Retrieved ngày 2 tháng 11 năm 2009.
  24. [1]
  25. “Om H.C. Andersen”. Odense Bys Museer. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  26. (link til digital udgave)
  27. 27,0 27,1 Bài giảng Văn học thiếu nhi - Nhà xuất bản Đại học Huế, trang 123
  28. Bài giảng Văn học thiếu nhi - Nhà xuất bản Đại học Huế, trang 122

Liên kết ngoài[sửa]

Links