Charles Dickens
Bản mẫu:Thông tin nhà văn Charles John Huffam Dickens (7 tháng 2 năm 1812 – 9 tháng 6 năm 1870), bút danh "Boz", là tiểu thuyết gia và người chỉ trích xã hội người Anh. Ông đã tạo ra một số nhân vật hư cấu được biết đến nhiều nhất trên toàn cầu và được coi là người viết văn nổi tiếng nhất thời đại Nữ hoàng Victoria.[1] Charles Dickens được xem là một trong những nhà văn vĩ đại viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh, ông được ca ngợi về khả năng kể chuyện và trí nhớ, được nhiều người ở khắp nơi yêu mến trong suốt quãng đời của ông. Ông là tác giả hiện thực lớn nhất của nước Anh thế kỷ 19. Các tác phẩm của ông chủ yếu dành cho thiếu nhi và mang tính chất hiện thực. Sang thế kỷ 20, thiên tài văn học của ông đã được các nhà phê bình và các học giả thừa nhận rộng rãi. Tiểu thuyết và những chuyện ngắn của ông tiếp tục được phổ biến rộng rãi.[2][3]
Mục lục
Những năm đầu đời[sửa]
Ông sinh ngày 7 tháng 2 năm 1812 tại 1 Mile End Terrace (hiện tại là 393 Commercial Road), Landport, ngoại ô thành phố Postmouth, thuộc vùng Hampshire, Tây Nam nước Anh trong một gia đình công chức bình dân. Ông là người con thứ 2 trong 8 người con của John Dickens (1786–1851), mẹ ông là Elizabeth Dickens (nhũ danh Barrow, 1789–1863). Cha ông là một nhân viên bán hàng trong Văn phòng Thanh toán của Hải quân và tạm thời đóng quân trên địa bàn huyện. Ông đã nhờ Christopher Huffam,[5] người quan hệ với Hải quân, một người đàn ông đáng kính, và là người đứng đầu một công ty danh tiếng, làm cha đỡ đầu cho cậu bé Charles. Huffam được cho là nguồn cảm hứng cho Paul Dombey, chủ sở hữu của một công ty vận tải biển trong tác phẩm cùng tên Dombey và các con (1848) của Dickens.[5]
Năm ông 5 tuổi, gia đình chuyển đến một thành phố nhỏ, cách London không xa. Nhưng 5 năm sau đó, vì gánh nặng nợ nần chồng chất không có khả năng thanh toán, cha ông đã tù giam. Vì vậy, ông đã phải vào làm thợ phụ tại xưởng chế tạo xi đánh giày.
Thời gian sau, ông may mắn vì được kế thừa gia tài của một người họ hàng, vì thế cha ông cũng thoát được cảnh tù đày. Ông tiếp tục con đường học hành.
16 tuổi, ông học tốc kí rồi làm thư kí cho tòa án và nghị viện rồi làm phóng viên cho tờ Thời sự buổi sáng. Đây chính là dịp ông nâng cao hiểu biết, tích lũy vốn sống mà nhất là thấy được bộ mặt xấu xa của chính quyền tư sản nước Anh bấy giờ.
Ông bắt đầu sáng tác văn học từ năm 1833 và mau chóng gặt hái được những thành công vang dội. Tên tuổi ông nhanh chóng được biết đến khắp nước Anh và châu Âu.
Ông qua đời vào ngày 9 tháng 6 năm 1870 tại Gad's Hill Place, Higham, Kent. Sau khi ông qua đời, thi hài của ông được chính phủ Anh đưa về an táng và chôn cất tại Tu viện Westminster, nơi chôn cất của các vĩ nhân nước Anh.
Sự nghiệp[sửa]
Viết báo[sửa]
Năm 1842, ông đã dành nửa năm trời để du lịch bên Mỹ, và trở về với tập Ghi chép về nước Mỹ (1842) để vạch trần chính sách phân biệt chủng tộc, thủ đoạn đê hèn của chính quyền và báo chí Mỹ bấy giờ.
Ông đã từng giữ chức Tổng biên tập tờ tin Tin hàng ngày vào năm 1846 với hi vọng đem lại hạnh phúc và phồn vinh cho mọi người qua các bài viết.
Tiếp nhận[sửa]
Dickens là một tiểu thuyết gia nổi tiếng nhất thời ông,[6] và là một trong những tác giả người Anh nổi tiếng nhất và có nhiều độc giả. Các tác phẩm của ông không bao giờ in ra,[7] và liên tục được điều chỉnh cho màn ảnh kể từ khi chuyển thể thành phim,[8] với ít nhất 200 tác phẩm điện ảnh và chương trình TV dựa trên các tư liệu của ông.[9]
Tiểu thuyết[sửa]
Các tác phẩm tiêu biểu:
- The Posthumous Papers of the Pickwick Club (Cuộc phiêu lưu của ông Pickwick, 1837)
- The Adventures of Oliver Twist (Oliver Twist, 1839)
- The Life and Adventures of Nicholas Nickleby (Nicholas Nickleby, 1839)
- The Old Curiosity Shop (Cửa hàng bán đồ cổ, 1840)
- Barnaby Rudge (1841)
- A Christmas Carol (Bài hát Giáng sinh, 1843)
- The Life and Adventures of Martin Chuzzlewit (Những cuộc phiêu lưu của Martin Chuzzlewit, 1844)
- David Copperfield (1850) (cái tên đó sau này được David Seth Kotkin lấy làm tên khi đi lưu diễn ảo thuật của mình)
- Bleak House (Ngôi nhà lạnh lẽo, 1853)
- Hard Times: For These Times (Thời gian khổ, 1854)
- Little Dorrit (Cô bé Dorrit, 1857)
- A Tale of Two Cities (Chuyện hai thành phố, 1859)
- Great Expectations (Ước vọng lớn lao, 1861)
- Our Mutual Friend (Những người bạn chung, 1865)
- The Mystery of Edwin Drood (Những điều bí mật của Edwin Drood, tác phẩm ông đang viết dở thì qua đời)
Truyện ngắn[sửa]
Không chỉ thành công ở mảng tiểu thuyết và viết báo, ông còn rất thành công khi viết các tác phẩm truyện ngắn. Rất nhiều các tác phẩm truyện ngắn của ông đã giành được những thành công và sự ủng hộ từ đông đảo bạn đọc như:
- Sketches by Boz (Phác thảo của Boz, 1836)
- The Mudfog Papers (Thư từ Mudfog 1837)
- Reprinted pieces (Tái bản 1861)
- The Uncommercial traveller(Người du hành vô sản 1860 - 1869)
- Captain Murderer(Đại úy sát nhân 1860)
Tham khảo[sửa]
- ↑ Black 2007, tr. 735.
- ↑ Mazzeno 2008, tr. 76.
- ↑ Chesterton 2007, tr. 100–126.
- ↑ Simon Callow, Charles Dickens and the Great Theatre of the World, p.9
- ↑ 5,0 5,1 West, Gilian. "Huffam and Son." Dickensian 95, no. 447 (Spring, 1999): 5–18.
- ↑ Trollope 2007, tr. 62.
- ↑ Swift 2007
- ↑ Sasaki 2011, tr. 67.
- ↑ Morrison 2012.
Liên kết ngoài[sửa]
Bản mẫu:Wikisource-en Bản mẫu:Wikisource-en Bản mẫu:Wikiquote-en Bản mẫu:Commonscat-inline
- Bản mẫu:Imdb name
-
Nguồn
trực
tuyến
- Charles Dickens Biography
- Bản mẫu:Gutenberg author
- Dickens Literature — Chapter-indexed, searchable versions of Dickens’ works
- Charles Dickens HTML format of Dickens books
- PSU's Electronic Classics Series Charles Dickens novels and stories in Free PDF
- Charles Dickens' Quotes
- The Dickens Search Engine Search Dickens's books
- A Charles Dickens Journal Timeline of Dickens's Life
- Appreciations and Criticisms of the Works of Charles Dickens by G. K. Chesterton
- Charles Dickens's Themes An analysis of The Mystery of Edwin Drood, Nicholas Nickleby and A Trial For Murder
- Life of Charles Dickens, by Frank Marzials, at Project Gutenberg. 1887 publication with lengthy bibliography.
- Charles Dickens: The Life of the Author a seminar by Kenneth Benson from the New York Public Library