Loài

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trong sinh học, loài là một bậc phân loại cơ bản. Loài là một nhóm các cá thể sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối với nhau và sinh sản ra thế hệ tương lai. Còn theo định nghĩa của Ernst Mayr, loài là nhóm các quần thể tự nhiên có khả năng giao phối với nhau và tương đối cách ly sinh sản với các nhóm khác. Trong nhiều trường hợp chính xác, loài được định nghĩa là nhóm cá thể có bộ nhiễm sắc thể giống nhau nhất định. Sự thích nghi các đặc điểm địa phương và phân cách địa lý đã làm cho loài có nhiều đặc điểm được chia nhỏ hơn tới phân loài (hay loài phụ).

Trong phân loại khoa học, một loài được gọi tên bằng danh pháp hai phần, in nghiêng, chữ thứ nhất là tên chi (ở động vật còn gọi là giống) được viết hoa, chữ thứ hai chỉ một đặc điểm nổi bật của loài, có thể kèm theo tên người phát hiện và/hoặc đặt tên loài. Ví dụ, tên khoa học của loài người Homo sapiens: "Homo" là tên chi, "sapiens" chỉ đặc điểm "khôn ngoan" của loài người.

Một loài bất kỳ thì thường viết tắt là "sp." còn số nhiều là "spp.". Những từ viết tắt này thường đặt sau tên một chi/giống để chỉ 1 hay nhiều loài nào đó trong cùng 1 chi/giống, ví dụ "Canis" sp. nghĩa là một (sp.) hay một số loài (spp.) chó nào đó thuộc chi/giống "Canis".

Định nghĩa về "loài" và các phương pháp tin cậy trong việc xác định một loài cụ thể là rất cần thiết để tuyên bố và kiểm tra các học thuyết sinh học và đo đạc đa dạng sinh học, dù các cấp phân loại sinh học khác như họ có thể được xem xét ở các nghiên cứu trên quy mô lớn.[1] Các loài tuyệt chủng chỉ được biết qua các hóa thạch nhìn chung rất khó để xác định chính xác đến cấp độ loài, đó cũng là lý do tại sao các cấp phân loại cao hơn loài như họ thường được sử dụng trong nghiên cứu dựa trên hóa thạch.[2][3]

Ngoại trừ vi khuẩn vi khuẩn cổ, tổng số loài trên thế giới ước tính 8,7 triệu,[4][5] so với ước tính trước đây từ 2 triệu đến 100 triệu.[6]

Xem thêm[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. Sahney, S., Benton, M.J. and Ferry, P.A. (2010). "Links between global taxonomic diversity, ecological diversity and the expansion of vertebrates on land". Biology Letters 6 (4): 544–547. doi:10.1098/rsbl.2009.1024. PMC 2936204. PMID 20106856. http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?tool=pmcentrez&artid=2936204. 
  2. Sahney, S.; Benton, M.J.; Ferry, P.A. (2010). "Links Between Global Taxonomic Diversity, Ecological Diversity and the Expansion of Vertebrates on Land". Biology Letters 6 (4): 544–547. doi:10.1098/rsbl.2009.1024. PMC 2936204. PMID 20106856. http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?tool=pmcentrez&artid=2936204. 
  3. Sahney, S. and Benton, M.J. (2008). "Recovery from the most profound mass extinction of all time" (PDF). Proceedings of the Royal Society: Biological 275 (1636): 759–65. doi:10.1098/rspb.2007.1370. PMC 2596898. PMID 18198148. http://journals.royalsociety.org/content/qq5un1810k7605h5/fulltext.pdf. 
  4. Mora, C. et al.; Tittensor, Derek P.; Adl, Sina; Simpson, Alastair G. B.; Worm, Boris (ngày 23 tháng 8 năm 2011). Mace, Georgina M. ed. "How Many Species Are There on Earth and in the Ocean?". PLoS Biology 9 (8): e1001127. doi:10.1371/journal.pbio.1001127.
  5. Goldenberg, Suzanne. “Planet Earth is home to 8.7 million species, scientists estimate”, The Guardian, ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2011.
  6. “Just How Many Species Are There, Anyway?” (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.