Đo lường

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Một cách tổng quát, đo lường là việc xác định độ lớn của không chỉ các đại lượng vật lý mà có thể là bất cứ khái niệm gì có thể so sánh được với nhau.

Đo lường cung cấp các chuẩn mực về độ lớn cho giao dịch trong đời sống. Đo lường nói riêng, hay quan sát thí nghiệm nói chung, cũng là một bước quan trọng trong nghiên cứu khoa học (khoa học tự nhiên khoa học xã hội).

Trong vật lý công nghệ, đo lường được thực hiện bằng cách so sánh giữa đại lượng vật lý cần đo với đại lượng vật lý cùng thể loại, nhưng ở những điều kiện tiêu chuẩn (thường là không thay đổi theo thời gian) gọi là đơn vị đo. Việc đo này đem lại một con số thể hiện mối liên hệ về độ lớn giữa đại lượng cần đo và đơn vị đo. Đồng thời, nếu có thể, đo lường cũng cho biết sai số của con số trên (sai số phép đo).

Các phương tiện giúp thực hiện đo lường gọi là dụng cụ đo lường. Môn học nghiên cứu về đo lường là khoa đo lường.

Đo lường là việc so sánh với tiêu chuẩn. – William Shockley

Lịch sử[sửa]

Trước kia, luật quy định về đo lường đã được hình thành để chống lại gian lận trong giao dịch. Ngày nay, các đơn vị đo được định nghĩa trên cơ sở khoa học, và tuân theo các hiệp ước quốc tế. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam là cơ quan cấp quốc gia phụ trách về ban hành và thực thi các tiêu chuẩn đo lường ở Việt Nam.

Lịch sử của đo lường là một phần của lịch sử khoa học và công nghệ.

Các hệ đo lường[sửa]

Khó khăn của đo lường[sửa]

Việc đo lường thường xuyên được đặt trước yêu cầu giảm sai số của phép đo đến dưới mức nào đó. Thực tế việc này nhiều khi rất khó.

Trong vật lý[sửa]

Một phần của khó khăn có thể nằm trong giới hạn tự nhiên của nguyên lý bất định, nhất là khi làm việc với các vật thể vi mô (kích thước nhỏ hơn micrômét). Khó khăn có thể nằm trong giới hạn về không gian và thời gian của loài người khi nghiên cứu về các vật thể ở khoảng cách và ở thời điểm xa trong vũ trụ.

Trong khoa học xã hội[sửa]

Khó khăn có thể xuất phát từ định nghĩa khái niệm, định nghĩa phép so sánh và mục đích của đo lường. Ví dụ một số khái niệm khó đo đạc như

Xem thêm[sửa]

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây