Hỏa giáo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tập tin:Faravahar.svg
Biểu tương của linh hồn trong Hỏa giáo

Hỏa giáo còn được gọi là Hiên giáo, Hỏa hiên giáo[1], Hỏa yêu giáo[2] hay Bái hỏa giáo là tôn giáo do nhà tiên tri Zoroaster (Zarathushtra)[3] sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ 7 TCN tại miền Đông Đế quốc Ba Tư cổ đại. Đây là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại,[4][5] với bộ kinh chính thức là kinh Avesta (Cổ kinh Ba Tư) tôn vinh thần trí tuệ Ahura Mazda là thần thế lực cao nhất.[6] Các đặc điểm nổi bật của Hỏa giáo, bao gồm lòng tin vào một đấng cứu rỗi sẽ tới cứu giúp nhân loại, thiên đàng địa ngục, và tự do ý chí được cho rằng đã ảnh hưởng đến các hệ thống tôn giáo sau đó như: Do thái giáo đền thờ thứ hai, thuyết ngộ đạo, Kitô giáo Hồi giáo.[7] Với nguồn gốc có thể có niên đại từ thiên niên kỷ thứ hai TCN, sự xuất hiện Hỏa giáo trong lịch sử được ghi lại trong thế kỷ 5 TCN,[8] kết hợp với thần Mithraic của người Median và Zurvanist của triều đại Sassanid, Hỏa giáo đã trở thành quốc giáo của đế quốc Ba Tư trong khoảng thời gian từ năm 600 TCN tới năm 650. Hỏa giáo đã bị đàn áp kể từ thế kỷ thứ 7 trở đi sau khi người Hồi giáo xâm chiếm Ba Tư.[9] Uớc tính gần đây cho thấy số lượng hiện tại của người theo tôn giáo này vào khoảng 2,6 triệu,[better source needed] trong đó hầu hết tín đồ ở Ấn Độ Iran.[10][11]]] Bên cạnh Hỏa giáo, đức tin Mithraic Yazdânism cũ vẫn còn tốn tại trong cộng đồng người Kurd.

Triết học tôn giáo của Zoroaster đã chia cắt các thần sơ khai của Iran.[12] Kinh điển quan trọng nhất của tôn giáo này là Avesta.[13] Trong Hỏa giáo, thần sáng tạo Ahura Mazda, thông qua Spenta Mainyu (Thiện Hồn)[14] là một thần cha sinh ra thần Asha (Sự thật, Trật tự)[15][16] đối lập với thần Druj (Giả dối, Gian trá)[17][18] và không có ma quỷ nào bắt nguồn từ thần này.[19] Thần và các tác phẩm của thần được đưa đến cho loài người thông qua 6 phần của Amesha Spentas[20] và trung gian của các Yazata, các tế tử thờ phượng của thần Mazda. Spenta Mainyu tiếp cận tới "chân lý"[21] đối lập với thần Ác Hồn đối lập,[22][23] Angra Mainyu và lực lượng mang tên Akəm Manah (“Tà niệm”).[24]

Tôn giáo này phát triển mạnh ở Ba Tư từ thế kỷ 7 TCN, sau đó, phát triển sang nhiều nước khác ở Trung Đông, Ấn Độ Trung Hoa.

Giáo lý[sửa]

Hỏa giáo cho rằng thế giới gồm hai bản nguyên đối lập đấu tranh với nhau đó là:

  • Thiện nguyên là hóa thân của thần quang minh (Ánh Sáng) Ahura Mazda (Ahura Mazdā) hoặc Oocmut (Ormuzd)
  • Ác nguyên là hóa thân của thần hắc ám (Bóng Tối) Angra Mainyu (Angra Mainyu).
  • Trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, con người có thể có ý chí lựa chọn tự do, cũng có quyền quyết định vận mệnh của mình.
  • Tôn giáo này tin rằng, con người sau khi chết, linh hồn phải chịu sự phán xét cuối cùng của Ahura Mazđa. Thần quang minh căn cứ vào lời nói và việc làm trên trần gian của con người và cho họ lên thiên đường hay vào địa ngục. Do đó, trong lúc còn sống, mọi người phải làm điều thiện, tránh điều ác, bỏ đen tối đi vào chỗ sáng. Tôn chỉ đạo đức của Hỏa giáo là: "Nghĩ điều thiện, nói điều thiện, làm điều thiện".
  • Hỏa giáo cho lửa là đại biểu của quang minh và điều thiện, là tượng trưng cho Ahura Mazđa, do đó có nghi lễ thờ lửa. Trong đền thờ của Hỏa giáo thường xuyên có một ngọn lửa để thờ, gọi là ngọn lửa vĩnh cửu vì được giữ không bao giờ tắt. Ngọn lửa trong ngôi đền Ateshkadeh, ngôi đền chính của Hỏa giáo có từ năm 470 sau Công Nguyên, truyền qua nhiều nơi trước khi được lấy về đền này vào đầu thế kỷ 20. Ngọn lửa hiện đang cháy trong một cái lò bằng đồng, đặt trong căn phòng có những lớp tường kính bao quanh. Mọi người chụp ảnh ngọn lửa qua bức tường kính ấy.[5]

Đồng thời có tục cấm chôn cất người chết mà để xác cho loài chim thú ăn thịt gọi là Thiên táng. Hỏa giáo tôn thờ sự sạch sẽ của đất, nước, lửa và không khí... vì vậy người ta không hỏa táng để làm ô uế lửa và không khí, không thủy táng để làm ô uế nước, không địa táng để làm ô uế đất. Nhưng tục thiên táng không phù hợp với quan niệm của thời đại mới, nên từ những năm 1960 tín đồ Hỏa giáo đã phải bỏ tháp thiên táng và chấp nhận tục mai táng trong nghĩa trang ở dưới chân núi. Người ta mai táng tử thi trong những ngôi mộ bêtông, hạn chế việc làm "tổn hại" cho đất.

Lịch sử[sửa]

Thời kỳ đầu Hỏa giáo nhanh chóng phát triển trở thành quốc giáo của Đế quốc Ba Tư trong các triều đại Achaemenid, Arsacid Sassanid.Trong giai đoạn này Hỏa giáo cũng lan truyền nhanh chóng sang Ấn Độ Trung Hoa

Vào năm 651 nhà Sassanid bị lật đổ trong cuộc chinh phạt của người Hồi giáo, kể từ đó Hỏa giáo suy yếu dần tại Ba tư trước sự bành trướng của Hồi giáo trong khu vực

Sau cách mạng Hồi giáo tại Iran trước sự đàn áp dã man của chính quyền Hồi giáo, nhiều Parsi (tín đồ Hỏa giáo) đã di tản sang Mỹ, Úc, Ấn Độ, Pakistan...

Hỏa giáo trên thế giới[sửa]

Tập tin:Ateshkadeh yazd.jpg
Đền thờ Hỏa giáo Ateshkadeh ở Yazd (Iran)

Theo ước tính, hiện nay có khoảng 250.000 và 300.000 người Hỏa giáo trên toàn thế giới. Nhóm lớn nhất - khoảng 75.000 người, sống ở Ấn Độ, trong khi đó có khoảng 40.000 sống ở Iran.

Ngoài ra còn có các cộng đồng tín đồ Hỏa giáo khá lớn ở Bắc Mỹ khoảng 18.000 đến 25.000 người, và các nhóm nhỏ hơn ở châu Âu và bờ biển phía đông của châu Phi. Trên toàn thế giới, số lượng tín đồ Hỏa giáo dần dần trở nên ít hơn. Có rất nhiều cộng đồng người Hỏa giáo nhỏ (khoảng 200 tín đồ) ở Nam Phi, họ là con cháu của người Hỏa giáo từ Ấn Độ sang Nam Phi làm công nhân vào cuối thế kỷ 19. Hiện nay vai trò của người Hỏa giáo ở Nam Phi khá nổi bật hơn so với các cộng đồng dân tộc tôn giáo thiểu số khác, họ đa phần là những người có địa vị cao trong xã hội Nam Phi bao gồm bác sĩ, luật sư, lĩnh vực bất động sản, kinh doanh, kiểm toán viên và giảng viên tại các trường đại học.

Tại Pakistan, có khoảng 5.000 tín đồ Hỏa giáo tập trung tại Karachi, hiện nay cộng đồng này được củng cố thêm nhờ những người Hỏa giáo sang tị nạn từ Iran.

Có một cộng đồng Hỏa giáo nhỏ hơn khoảng 3.500 người ở Úc (chủ yếu sống ở Sydney).

Chú thích[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. “Tuyển tập từ ngữ Phật học thường dùng”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  2. "Phật giáo nước An Tức và nước Khương Cư"
  3. [1]
  4. Boyd, James W. (1979), “Is Zoroastrianism Dualistic or Monotheistic?”, Journal of the American Academy of Religion, Vol. XLVII, No. 4, doi:10.1093/jaarel/XLVII.4.557 .
  5. 5,0 5,1 http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Tuoi-tre-cuoi-tuan/438942/Ngon-lua-vinh-cuu-cua-Hoa-giao-o-Iran.html
  6. Gerardo Eastburn. The Esoteric Codex: Zoroastrianism. p.3. https://books.google.com/books?id=NqJsCQAAQBAJ&pg=PA1&lpg=PA1&dq=zoroastrianism+terminology&source=bl&ots=pI6c9FOc76&sig=han0R06oz-kCUWfTYjtdBorR0Io&hl=en&sa=X&ved=0ahUKEwitp6S-7afLAhUKv4MKHTxSC78Q6AEIVzAN#v=onepage&q=zoroastrianism%20terminology&f=false
  7. Hinnel, J (1997), The Penguin Dictionary of Religion, Penguin Books UK 
  8. Gerardo Eastburn.
  9. Hourani, p. 87.
  10. Gerardo Eastburn.
  11. Major Religions of the World Ranked by Number of Adherents retrieved 14 April 2013
  12. Boyce 1979, pp. 6–12.
  13. A significant portion of the Avesta has been lost, known of only through references and brief quotations in the later works, primarily from the 9th to 11th centuries, and mostly only the liturgies of which have survived.
  14. http://www.avesta.org/dhalla/dhalla1.htm#chap6 Spenta Mainyu is the self-revealing activity of Ahura Mazda.
  15. http://www.iranicaonline.org/articles/asa-means-truth-in-avestan It is generally accepted that the original meaning of *ṛtā- (Vedic ṛtā-, Av. aṧa-) is “truth.”
  16. http://www.iranicaonline.org/articles/ahura-mazda “We establish Thee as the god possessing good supernatural power (maya-), zealous, accompanied by aša,”... creator and upholder of aša, Ahura Mazdā is the guardian of justice.
  17. http://www.iranicaonline.org/articles/druj In view of the opposition of the two words, if the meaning of aṧa- is “truth,” then that of druj- must be “lie,” but, if the meaning of the former is “order, justice,” then druj- must mean “error, deceit.”
  18. http://www.iranicaonline.org/articles/ahura-mazda Zoroastrian tradition (e.g., Bundahišn 1.3) states plainly what is adumbrated in the Gāthās, that Ahura Mazdā became the Creator (Av. Dadvah, Dātār, Pahl.
  19. http://www.iranicaonline.org/articles/ahura-mazda Zoroaster gave a wholly new dimension to his worship, however, by hailing him as the one uncreated God (Y. 30.3, 45.2), wholly wise, benevolent and good, Creator as well as upholder of aša (Y. 31.8).
  20. http://www.iranicaonline.org/articles/amesa-spenta-beneficent-AMƎŠA SPƎNTA, an Avestan term for beneficent divinity, meaning literally “Holy/Bounteous Immortal”.
  21. http://www.iranicaonline.org/articles/asa-means-truth-in-avestan "Since the Aməṧa Spəṇtas represent the totality of good moral qualities, it is easy to understand why, by analogy with the inherited opposition between *ṛtá- “truth” and *drugh- “lie,” the other Aməṧa Spəṇtas were similarly assigned their evil counterparts."
  22. http://www.avesta.org/dhalla/dhalla1.htm#chap6 "The better one of the two spirits told the evil one that they were by nature opposed to each other in their thoughts and teachings, understandings and beliefs, words, and deeds, selves and souls -- in nothing could they twain ever meet."
  23. http://www.iranicaonline.org/articles/ahriman In the Gathas Angra Mainyu is the direct opposite of Spənta Mainyu
  24. http://www.iranicaonline.org/articles/ahriman "The daēvas are said (Y. 32.3) to be the offspring, not of Angra Mainyu, but of Akəm Manah (“evil thinking”).

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.