Wolfgang Amadeus Mozart

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Wolfgang Amadeus Mozart (phiên âm: Vôn-găng A-ma-đêu Mô-da, , tên đầy đủ Johannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus Mozart[1] (27 tháng 1, 1756 5 tháng 12, 1791) là nhà soạn nhạc người Áo, ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo opera. Tuy đặc điểm nhạc của ông bị một số người chê trong thời đó, ông đã được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và các tác phẩm của ông đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều cuộc hoà nhạc. Joseph Haydn đã viết rằng "hậu thế sẽ không nhìn thấy một tài năng như vậy một lần nữa trong 100 năm."[2]

Tiểu sử[sửa]

Thời thơ ấu[sửa]

Tập tin:Mozart (5).JPG
Nơi sinh Mozart ở Getreidegasse9, Salzburg

Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27áng 1 năm 1756 trong gia đình có cha là Leopold Mozart (1719–1787) và mẹ là bà Anna Maria, nhũ danh Pertl (1720–1778), tại căn nhà số 9 đường Getreidegasse ở Salzburg. Thành phố này từng là thủ phủ của Tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo La Mã, một công quốc giáo hội mà ngày nay là nước Áo, sau này thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh.[3]

Tập tin:Wolfgang-amadeus-mozart 2.jpg
Chân dung của W. A. Mozart thời thơ ấu. Có thể do Pietro Antonio Lorenzoni vẽ năm 1763 và được trả tiền bởi cha của Mozart.

Ông Leopold Mozart là người gốc Augsburg,[4] Đức, một nhà soạn nhạc nhỏ, một giáo viên có nhiều kinh nghiệm. Năm 1743, ông được bổ nhiệm là nhạc công chơi vĩ cầm thứ 4 trong đoàn nhạc được thành lập bởi Giám mục Công giáo Count Leopold Anton von Firmian, Giám mục cầm quyền của Salzburg (1213–1803).[5] Bốn năm sau, ông kết hôn với bà Anna Maria ở Salzburg. Leopold trở thành chỉ huy phó của dàn nhạc Kapellmeister vào năm 1763. Trong năm Mozart ra đời, ông Leopold đã xuất bản một cuốn sách giáo khoa về vĩ cầm có tên Versuch einer gründlichen Violinschule và đã đạt được thành công.[6]

Mozart là con út trong số 7 người con mà có 5 người đã mất khi còn bé.[7] Chị gái duy nhất còn lại của ông là Maria Anna Mozart (1751–1829) với biệt danh "Nannerl". Mozart được làm lễ rửa tội sau khi sinh tại nhà thờ St. Rupert's Cathedral. Theo hồ sơ rửa tội thì ông được đặt tên tiếng La-tinh Joannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus Mozart. Ông thường tự gọi mình là "Wolfgang Amadè Mozart"[8] khi lớn lên nhưng tên của ông cũng có rất nhiều biến thể.

Khi chị gái của Mozart là Nannerl lên 7 tuổi, cô bé bắt đầu được cha dạy các bài học về chơi đàn phím, trong lúc đó cậu em trai 3 tuổi Mozart ngồi nhìn. Nhiều năm sau khi Mozart mất, người chị gái đã hồi tưởng lại:

Cậu ấy thường dành nhiều giờ liền trên phím đàn, lựa chọn các quãng 3 mà cậu ấn tượng sâu sắc nhất và niềm vui của cậu hiện rõ khi nó nghe có vẻ hay.... Ở tuổi lên 4, cha cậu, với một mục tiêu lúc đó, đã bắt đầu dạy cậu một vài phút và các bản nhạc trên phím đàn.... Cậu có thể chơi đàn không một chút lỗi và với sự mềm mại tuyệt vời nhất và giữ chính xác đúng lúc.... Năm 5 tuổi, cậu đã hoàn thành sáng tác các bản nhạc nhỏ mà cậu đã chơi với cha và ông là người ghi lại.[9]

Những phần đầu này thuộc K. 1–5, được ghi lại trong cuốn hồi ký Nannerl Notenbuch.

Có một số tranh cãi của học giả về việc Mozart lên 4 hay 5 tuổi khi ông tạo ra các tác phẩm âm nhạc đầu tiên của mình, dù có những chút nghi ngờ về việc Mozart đã sáng tác ra những quãng 3 nhạc đầu tiên trong một vài tuần ở các phần các nhau: KVs 1a,[10] 1b[11] and 1c.[12]

Solomon lưu ý rằng dù ông Leopold là giáo viên tận tụy cho các con ông, có bằng chứng rằng cậu bé Mozart đã tỏ ra xuất xắc trong việc phát triển xa hơn những gì cậu được dạy.[13] Những sáng tác đầu tiên đầy vết mực loang của ông và những kết quả đạt được cho thấy trí tuệ phát triển sớm với đàn vĩ cầm là nhờ óc sáng tạo của chính bản thân cậu bé và mang đến sự ngạc nhiên vô cùng lớn cho người cha.[14] Ông Leopold cuối cùng đã từ bỏ sự nghiệp sáng tác để tập trung phát triển tài năng của con trai trở nên rõ ràng.[15] Trong những năm đầu đời, cha Mozart là giáo viên duy nhất của ông. Cùng với âm nhạc, cha ông đã dạy các con mình nhiều ngoại ngữ và các môn học thuật.[13]

1762–73: Du lịch[sửa]

Trong suốt thời niên thiếu, Mozart cùng gia đình đã thực hiện nhiều chuyến đi khắp châu Âu mà tại đó ông cùng người chị gái đã biểu diễn như những thần đồng.

Những sự kiện này bắt đầu bằng một buổi triển lãm vào năm 1762 tại cung điện của Tuyển hầu tước Maximilian III Joseph của Bavaria ở Munich và tại Cung điện Hoàng gia ở Vienna Prague.

Một chuyến lưu diễn tiếp đó kéo dài 3 năm rưỡi, cả gia đình đã đến các cung điện tại Munich, Mannheim, Paris, London,[16] The Hague, tiếp đến lại tới Paris và trở về nhà qua Zurich, Donaueschingen và Munich.

Tập tin:Louis Carrogis dit Carmontelle - Portrait de Wolfgang Amadeus Mozart (Salzbourg, 1756-Vienne, 1791) jouant à Paris avec son père Jean... - Google Art Project.jpg
Gia đình Mozart trong chuyến đi: Leopold, Wolfgang và Nannerl. Tranh màu nước của Louis Carrogis Carmontelle, ca.1763[17]

Mozart viết bản giao hưởng đầu tiên năm lên 8 tuổi. Có thể cha ông đã chuyển biên hầu hết cho ông.[18]

Trong chuyến đi này, Mozart đã gặp một số nhạc công và tự mình làm quen với các tác phẩm của các nhạc công khác. Một trong những sự ảnh hưởng quan trọng đó là Johann Christian Bach, người mà Mozart ghé thăm ở London trong năm 1764 và 1765. Gia đình ông lại tới Vienna vào cuối năm 1767 và ở lại đó cho đến tháng 12 năm 1768.

Những chuyến đi này thường gặp khó khăn do điều kiện đi lại còn thô sơ.[19] Cả gia đình phải đợi thư mời và tiền hoàn trả từ giới quý tộc và họ phải chịu đựng các căn bệnh hiểm nghèo, dai dẳng xa nhà: đầu tiên là ông Leopold (London, mùa hè năm 1764),[20] sau đó đến hai con (The Hague, mùa thu năm 1765).[21]

Sau một năm về Salzburg, ông Leopold và Mozart bắt đầu lên đường đến Ý, để lại mẹ và chị gái ở nhà. Chuyến đi kéo dài từ tháng 12 năm1769 tới tháng 3 năm 1771. Giống với những hành trình thuở đầu, ông Leopold muốn phô diễn các khả năng của con trai như một nghệ sĩ trình diễn và một nhạc công trưởng thành nhanh chóng. Mozart đã gặp Josef Mysliveček Giovanni Battista Martini Bologna và được nhận làm thành viên của dàn nhạc giao hưởng Học viện nghệ thuật Accademia Filarmonica danh tiếng.

Tại Rome, năm 14 tuổi, ông được nghe bản nhạc Miserere của Gregorio Allegri hai lần trong buổi biểu diễn tại nhà thờ Sistine Chapel và đã viết lại theo trí nhớ, nhờ vậy xuất bản các bản sao chép trái phép đầu tiên khi mà bản nhạc này thuộc quyền sở hữu được bảo vệ nghiêm ngặt của tòa thánh Vatican.[22][23]

Tại Milan, Mozart đã viết vở nhạc kịch Mitridate, re di Ponto (1770) và đã được trình diễn tạo nên thành công. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của các vở nhạc kịch sau này. Ông cùng cha trở lại Milan 2 lần (tháng 8–tháng 12 năm 1771; tháng 10 năm 1772 – tháng 3 năm 1773) với việc sáng tác và cho ra mắt Ascanio in Alba (1771) và Lucio Silla (1772). Ông Leopold đã hy vọng chuyến viếng thăm này sẽ đem lại kết quả là con trai ông được bổ nhiệm vị trí chuyên nghiệp ở Ý nhưng những hy vọng này chưa bao giờ được thực hiện.[24]

Cuối chuỗi hành trình cuối cùng ở Ý, Mozart đã viết nên những tác phẩm thánh ca độc tấu đầu tiên, mà vẫn còn được trình diễn rộng rãi cho đến ngày nay, Exsultate, jubilate, K. 165.

Sự nghiệp[sửa]

Khoảng cuối năm 1769, năng khiếu âm nhạc sớm phát triển của Mozart đã bắt đầu nở rộ, tuy mới chỉ lên mười ba, cậu bắt đầu sự nghiệp sáng tác một cách nghiêm túc. Đức Tổng Giám mục tại Salzburg là Sigismund von Schrattenbach (1753 - 1771) đã chấp nhận Mozart như một nhạc trưởng, bằng cách cấp một khoản thu nhập cho cậu. Hai cha con Mozart đã thực hiện ba chuyến viễn du sang Ý để công diễn, họ đã được công nhận và gây được sự chú ý đến sự nghiệp của cậu trong giới quý tộc ở đó. Tại Milano Mozart được ủy nhiệm viết opera, vở Mitridate. Vở này sau đó, do chính Mozart chỉ huy, đã được tán thưởng nồng nhiệt. Trở về Salzburg, Mozart biên soạn một loạt giao hưởng và nhạc phụng sự cho giáo hội.

Việc trở về Salzburg của Wolfgang vào 1773 là một trong những cột mốc, lúc ấy có một sự bùng nổ sáng tác khác thường, và một sự chuyển tiếp ra khỏi ảnh hưởng âm nhạc Ý để thiên về phong cách âm nhạc Đức, được đại diện bởi Joseph Haydn.

Vị Tổng Giám mục mới, ngài Bá tước Hieronymus von Colloredo (1772 - 1803), không mấy hài lòng với tần suất yêu cầu của Mozart. Về phần Mozart, khi thấy mức sống của Salzburg đã tăng lên nhiều, nhưng sự yêu chuộng nghệ thuật thì xuống dốc đáng đau buồn, lúc ấy, mối quan hệ của Mozart với Bá tước Colloredo ngày càng trở nên gay gắt.

Cuối cùng, vào tháng 8 năm 1777, ở tuổi hai mươi mốt, Wolfgang xin từ nhiệm, và Bá tước Colloredo đã đồng ý. Thời gian này, Leopold quyết định rằng ông phải còn ở lại phục vụ nhà thờ. Cho nên Wolfgang cùng mẹ đã chuyển đi München, rồi đến Mannheim.

Trong những thành phố này, Mozart có cơ hội để trình diễn với một số những nhạc sĩ tinh tế nhất châu Âu, nhưng không có việc làm lâu dài nào.

Tuy vậy, Mozart đã lưu lại Mannheim một ít lâu. Anh đã phải lòng một ca sĩ mười sáu tuổi vừa tài năng vừa xinh đẹp, tiểu thư Aloysia Weber. Wolfgang đã làm kinh hoảng người cha, khiến ông phải ra sức thuyết phục con trai chuyển tới Paris.

Tại Paris, Mozart biên soạn giáo trình âm nhạc, tiếp xúc các nhà xuất bản, viết bất cứ cái gì anh có thể bán hoặc trình diễn - những bản sônat cho đàn violin và đàn phím, một concero cho sáo thụ cầm, những bản biến tấu đàn phím, và symphony Paris của anh. Nhưng thành phố này tỏ ra là sự chán nản khác. Mozart tiếp tục đánh vật với khoản tài chính eo hẹp và lại bị đè nặng thêm bằng cái chết của người mẹ. Buồn bã và miễn cưỡng, anh trở về Salzburg quê cha, mang theo nợ nần, nhưng tin tưởng rằng viễn cảnh của mình sẽ sáng sủa hơn. Người yêu của anh, tiểu thư Aloysia, trong thời gian ấy đã chuyển đi với gia đình tới thành Viên, nơi mà người ta muốn cô ấy kết hôn với một diễn viên kiêm họa sĩ tài tử, Joseph Lange.

Khi nhận nhiệm vụ nhạc trưởng và đệm đại phong cầm cho nhà thờ lớn, Mozart cảm thấy những nhiệm vụ đó quá tẻ nhạt. Vào 1781 anh tới München để diễn opera, vở Idomeneo, một thành công rực rỡ. Sau đó, được tòa Tổng Giám mục triệu hồi về thành Viên, Mozart đã tìm thấy một công việc có uy tín. Nhưng mối quan hệ căng thẳng giữa vị giáo sĩ và nhạc sĩ đã khiến Mozart cuối cùng đã tự rút lui vào tháng 6 năm đó.

Có lẽ trong những tháng kế tiếp Mozart đã gặp Haydn lần thứ nhất, người nhạc sĩ này đang viếng thăm thành Viên. Tình bằng hữu phát triển đã mang lại ảnh hưởng cho tốt công việc của cả hai nhạc sĩ về sau. Mozart, trong thời gian ấy, đã cư ngụ với gia đình Weber, và rồi, vào năm 1782, kết hôn với tiểu thư Constanze (1762 - 1842), em gái của Aloysia, mặc dù gặp sự phản đối mạnh mẽ của cha ruột. Từ đó, có một sự lãnh đạm giữa Wolfgang và cha của anh mà không bao giờ hàn gắn được. Trong những vấn đề tài chính, cả Wolfgang lẫn Constanze đều không thận trọng. Họ đã sớm rơi vào tình trạng khó khăn.

Không có khả năng để giữ một sự chỉ định lâu dài, Mozart lại soạn giáo trình và viết nhạc để kiếm tiền. Vì muốn được nêu danh như một người chơi piano, ông viết nhiều những concerto piano tuyệt vời cho chính mình.

Một thời gian sau, ông đạt được kết quả đáng kể. Thành công vang dội sau vở opera Le nozze di Figaro (Đám cưới Figaro), Mozart du lịch tới Praha, nơi ông được ủy nhiệm viết một opera mới. Hợp tác với văn hào Lorenzo da Ponte, trong năm 1787, Mozart hoàn thành vở Don Giovanni. Đa số mọi người khen ngợi, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng âm nhạc của ông ngày càng khó tiếp cận hơn. Phong thái âm nhạc nhẹ nhàng trước đây của ông đang biến mất dần; nhạc công và thính giả có nhiều lời than phiền là ngày càng khó cảm thụ hơn.

Mười năm cuối đời của Mozart là một thời kỳ dài của cả sự đau khổ do tài chính kiệt quệ, lẫn sức mạnh sáng tạo khác thường. Ba bản giao hưởng cuối cùng, được viết trong vòng sáu tuần lễ vào năm 1788 đã không bao giờ được trình tấu lúc sinh thời của ông. Tổng cộng, những năm này ông đã sáng tác những hơn hai trăm tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau.

Tập tin:Stamp Mozart.jpg
Wolfgang Amadeus Mozart trên con tem của Đức

Năm 1791 Mozart gặp khó khăn trong việc soạn nhạc cho vở opera Die Zauberfloete (Cây sáo thần), khi hợp tác với văn hào Emanuel Schikaneder.

Công việc bị gián đoạn trong tháng 7 vì một chuyến viếng thăm của nhân vật lạ mặt huyền bí đã đưa ra đề nghị hậu hĩnh cho tác phẩm Requiem. Tâm hồn bị chấn động với đề tài này vì cảm nghiệm sự suy tàn do sức khoẻ cạn kiệt, Mozart trở nên bị ám ảnh với nhạc đề lễ mồ dành cho sự ra đi của chính mình. Có nhiều giả thuyết cố lý giải rằng ai có thể đã ủy nhiệm một công việc như vậy. Một nhà sáng tác nào đó muốn sử dụng tác phẩm với tên của họ? Một người bạn già cố gắng bí mật giúp đỡ Mozart về mặt tài chính?

Tháng 9, tác phẩm Die Zauberfloete được hoàn thành và trình diễn. Mozart viết tiếp Requiem, nhưng không thể hoàn thành nó. Ông mất ngày 4 tháng 12 năm 1791. Hôm sau, bạn bè đến tham dự tang lễ ngoài trời; Constanze không đủ sức để có mặt. Sau đó, giữa một cơn bão tuyết dữ dội, thi hài được chuyên chở không có người đưa tiễn tới một đất thánh bên ngoài cổng thành phố. Gia đình Mozart vì khó khăn đã đưa thi hài chôn trong một nghĩa trang công cộng của người nghèo để Mozart yên giấc ngàn thu. Ở đó, mộ chôn chi chít và cho đến ngày nay người ta vẫn chưa xác định được mộ ông chôn ở chỗ nào.

Biên niên sử[sửa]

Năm Tuổi Sự kiện trong đời Sự kiện trong sự nghiệp Sự kiện lịch sử
1756 0 Sinh tại Salzburg, 27 tháng 1. Cuộc Chiến tranh Bảy năm bùng nổ.
1758 2 Domenico Scarlatti Johann Stamitz qua đời.
1759 3 Bắt đầu chơi clavier. George Frederick Handel qua đời.
1760 4 Bắt đầu những bài học với cha, ông Leopold. George III lên ngôi vua tại Anh Quốc.
1761 5 Biên soạn những khúc nhạc đầu tiên.
1762 6 Bắt đầu những chuyến viễn du, du lịch tới München Viên và xuất hiện đầu tiên như một thần đồng. Viết những khúc nhạc cho đàn phím đầu tiên, bốn minuet và một allegro, K.1-5 (Xem: Chỉ số K). Ekaterina II Đại Đế lên ngôi Nữ hoàng Nga.
1763 7 Viết cho những buổi hòa nhạc ở Đức, Pháp Hà Lan. Biên soạn những khúc nhạc đầu tiên cho vĩ cầm, K.6-8. Cuộc Chiến tranh Bảy năm chấm dứt
1764 8 Tiếp tục du lịch sang Luân Đôn. Gặp Johann Christian Bach và chơi nhạc cho vua George III. Biên soạn những bản nhạc hòa tấu đầu tiên, K.16 và 19.
1765 9 Lưu lại Luân Đôn cho đến mùa thu. Trở về lại lục địa, bị nhiễm bệnh sốt phát ban.
1766 10 Sau những buổi hòa nhạc tại Versailles, Genève và München, quay về Salzburg. Cuộc hành trình đầu tiên đã kéo dài gần ba năm rưỡi.
1767 11 Tĩnh dưỡng một năm tại Salzburg sau cơn bệnh đậu mùa. Biên soạn loạt đầu tiên những concerto cho dương cầm, K.37, 39 và 41. George Philipp Telemann qua đời.
1768 12 Chơi nhạc cho Nữ hoàng Áo Maria Theresia tại kinh đô Viên. Viết nhạc cho các vở opera La finta semplice Bastien and Bastienne.
1769 13 Du lịch tới Ý với cha. Thành công rực rỡ tại Verona. Biên soạn những bộ lễ đầu tiên và một số giao hưởng. Napoléon Bonaparte ra đời.
1770 14 Trọn năm này lưu diễn trong những thành phố lớn của Ý. Viết tứ tấu đàn dây đầu tiên, K.80, và opera Mitridate trình diễn được 21 lần. Ludwig van Beethoven ra đời.
1771 15 Trở về Salzburg một thời gian ngắn và lần nữa du lịch tới Ý. Viết opera Ascanio in Alba.
1772 16 Hieronymus von Colloredo làm Tổng Giám mục Salzburg. Viết opera Lucio Silla. Cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất
1773 17 Không thành công khi nhận sự chỉ định nhiệm vụ ở giáo đường Maria Theresia. Tiếp tục viết tứ tấu đàn dây và divertimenti. Tác phẩm Faust của đại thi hào Goethe xuất bản.
1774 18 Hầu hết năm ở tại Salzburg. Vào tháng 12, du lịch tới München. Soạn bộ lễ cung Fa, K.192.
1775 19 Trọn năm ở tại Salzburg. Viết năm concerto cho vĩ cầm.
1776 20 Ở tại Salzburg. Mối quan hệ với Đức Tổng Giám mục Colloredo xấu đi. Viết serenade Haffner, K.250 và concerto cho ba dương cầm, K.242. Hoa Kỳ tuyên bố độc lập.
1777 21 Cùng mẹ chuyển đến Paris. Dừng chân tại Mannheim, gặp và yêu Aloysia Weber. Viết concerto cho dương cầm cung Eb, K.271.
1778 22 Chia tay Aloysia ở Mannheim và lên đến Paris. Mẹ của Mozart ngã bệnh và qua đời. Quay về Salzburg, đến thăm Aloysia tại München, nhưng nàng khước từ chàng. Viết giao hưởng Paris, số 31 cung D, K.297. Các nhà hiền triết Voltaire Jean-Jacques Rousseau qua đời.
Cuộc Chiến tranh Kế vị Bayern bùng nổ
1779 23 Trở thành nhạc sĩ đại phong cầm cho Tổng Giám mục Colloredo tại Salzburg. Viết Sinfonia Concertante for Violin and Viola, K.364. Cuộc Chiến tranh Kế vị Bayern chấm dứt.
1780 24 Ở Salzburg cho đến hết năm khi du lịch tới München. Aloysia Weber kết hôn với Joseph Lange. Viết opera Idomeneo và bộ lễ cung C, K.317. Nữ hoàng Maria Theresia mất, Hoàng đế Joseph II lên kế vị.
1781 25 Ngưng phục vụ Tổng Giám mục Colloredo và chuyển đến thành Viên. Hứa hôn với em gái của Aloysia, tiểu thư Constanze. Gặp Joseph Haydn. Bắt đầu viết vở opera Die Entfuehrung aus dem Serail. Quyển Phê phán lý tính thuần tuý của Emmanuel Kant xuất bản.
1782 26 Viết cho những buổi hòa nhạc của thành Viên. Kết hôn với Constanze. Viết giao hưởng Haffner, K.385; và các concerto cho dương cầm, K. 413, K.415; tứ tấu đàn dây số 14, K.387, Tuyển tập dành cho Haydn đầu tiên. Johann Christian Bach qua đời.
1783 27 Cái chết của đứa con trai đầu lòng. Đưa Constanze về Salzburg để cho nàng làm quen với cha và chị gái, nhưng Leopold không cảm thông. Viết dang dở bộ lễ cung Cm, K.427; hoàn thành giao hưởng Linz, số 36, K.425, và tứ tấu đàn dây khác dành cho Haydn, K.428.
1784 28 Sinh con trai, Karl Thomas. Được kết nạp vào hội Tam Điểm Biên soạn một loạt concerto cho dương cầm, K.440, K.450, K.451, K.453, K.459.
1785 29 Bắt đầu hợp tác với da Ponte viết vở opera Đám cưới Figaro. Hoàn thành bộ tứ tấu đàn dây và concerto cho dương cầm cho Haydn, K.466, K.467, K.482. Vua Phổ Friedrich II Đại Đế thiết lập "Liên minh các Vương hầu" chống Áo.
1786 30 Con trai thứ ba sinh và chết. Viết concerto cho dương cầm cung C, K.503. Vua Friedrich II Đại đế qua đời.
1787 31 Trong chuyến viếng thăm Praha được mời viết một vở opera. Được Beethoven 17 tuổi viếng thăm khi đến thành Viên. Ông Leopold qua đời. Sinh con gái nhưng chết lúc sáu tháng tuổi. Viết opera Don Giovanni Eine kleine Nachtmusik. Cuộc Chiến tranh Áo-Thổ Nhĩ Kỳ (1787–1791) bùng nổ
1788 32 Vở Campus thành công vang dội ở chốn kinh kì Viên Ba giao hưởng cuối cùng: số 39 cung Eb, K.543; số 40 Cung Gm, K.550; Jupiter, số 41 cung C, K.551.
1789 33 Du lịch tới thành Berlin. Chơi các tác phẩm organ của Bach. Đứa con gái khác được sinh ra và chết. Bắt đầu viết vở opera Cosi fan tutte. Cách mạng Pháp bùng nổ với việc phá ngục Bastille.
1790 34 Nợ nần lút đầu, chuyển đi Mainz, Mannheim, München và Frankfurt am Main, nhưng chuyến đi bất lợi. Sức khỏe suy sụp.
1791 35 Người lạ mặt ủy nhiệm viết Requiem (Cầu hồn). Praha mời viết một opera cho lễ đăng quang của Hoàng đế Leopold II. Người bạn, Schikaneder, hỏi về hoàn thành của tác phẩm "Die Zauberfloete". Qua đời ngày 5 tháng 12. Những vở opera được hoàn thành và trình diễn: La clemenza di Tito (6 tháng 9) và Die Zauberfloete (30 tháng 9). Bộ lễ Requiem không hoàn thành. Cuộc Chiến tranh Áo-Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt

Tác phẩm[sửa]

Xem chi tiết: Danh sách sáng tác của Wolfgang Amadeus Mozart

Dưới đây là một số tác phẩm của Mozart theo một vài thể loại. "K." hoặc "KV" là viết tắt của "Köchel Verzeichnis", nghĩa là niên đại (theo ngày sáng tác) các tác phẩm của Mozart theo Ludwig von Köchel. Chú ý rằng danh mục này được cải thiện nhiều lần, dẫn đến một vài sự nhập nhằng ở một vài số KV.

Hành khúc[sửa]

Sonata dành cho dương cầm[sửa]

Concerto dành cho dương cầm[sửa]

  • Piano Concerto số 1 Fa trưởng, K. 37
  • Piano Concerto số 2 Si giáng trưởng, K. 39
  • Piano Concerto số 3 Rê trưởng, K. 40
  • Piano Concerto số 4 Sol trưởng, K. 41
  • Piano Concerto số 5 Rê trưởng, K. 175
  • Piano Concerto số 6 Si giáng trưởng, K. 238
  • Piano Concerto số 7 Fa trưởng, K. 242
  • Piano Concerto số 8 Đô trưởng, K. 246
  • Piano Concerto số 9 Mi giáng trưởng, K. 271
  • Piano Concerto số 10 Mi giáng trưởng, K. 365
  • Piano Concerto số 11 Fa trưởng, K. 413
  • Piano Concerto số 12 La trưởng, K. 414
  • Piano Concerto số 13 Đô trưởng, K. 415
  • Piano Concerto số 14 Mi giáng trưởng, K. 449
  • Piano Concerto số 15 Si giáng trưởng, K. 450
  • Piano Concerto số 16 Rê trưởng, K. 451
  • Piano Concerto số 17 Sol trưởng, K. 453
  • Piano Concerto số 18 Si giáng trưởng, K. 456
  • Piano Concerto số 19 Fa trưởng, K. 459
  • Piano Concerto số 20 Rê thứ, K. 466
  • Piano Concerto số 21 Đô trưởng, K. 467
  • Piano Concerto số 22 Mi giáng trưởng, K. 482
  • Piano Concerto số 23 La trưởng, K.488
  • Piano Concerto số 24 Đô thứ, K. 491
  • Piano Concerto số 25 Đô trưởng, K. 503
  • Piano Concerto số 26 Rê trưởng, K. 537
  • Piano Concerto số 27 Si giáng trưởng, K. 595

Khiêu vũ[sửa]

Xônat nhà thờ[sửa]

Organ[sửa]

Opera[sửa]

Âm thanh[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. Tên chính xác của Mozart liên quan đến nhiều điều phức tạp; xem chi tiết trong bài Tên của Mozart.
  2. Landon, Howard Chandler Robbins. Haydn: Chronicle and Works, Volume 2. Indiana University Press. tr. 118. ISBN 9780253370037.
  3. Source: Wilson (1999, 2). The many changes of European political borders since Mozart's time make it difficult to assign him an unambiguous nationality; for discussion see Mozart's nationality.
  4. Solomon 1995, tr. 21
  5. Eisen
  6. Solomon (1995, 32)
  7. "Maria Anna Pertl", Genealogical database by Daniel de Rauglaudre. (retrieved 14 June 2012)
  8. Deutsch 1965, tr. 9
  9. Deutsch 1965, tr. 455
  10. “Andante in C major, K.1a (Mozart, Wolfgang Amadeus)”. IMSLP. imslp.org (21 April 2014). Truy cập 20 December 2014.
  11. “Allegro in C major, K.1b (Mozart, Wolfgang Amadeus)”. IMSLP. imslp.org (23 May 2012). Truy cập 20 December 2014.
  12. “Allegro in F major, K.1c (Mozart, Wolfgang Amadeus)”. IMSLP. imslp.org (15 January 2014). Truy cập 20 December 2014.
  13. 13,0 13,1 Solomon 1995, tr. 39–40
  14. Deutsch 1965, tr. 453
  15. Solomon 1995, tr. 33
  16. “MOZART, Wolfgang Amadeus (1756-1791)”. english-heritage.org.uk. Truy cập 23 October 2016.
  17. Solomon 1995, tr. 44
  18. Meerdter, Joe (2009). “Mozart Biography”. midiworld.com. Truy cập 20 December 2014.
  19. Halliwell 1998, tr. 51, 53
  20. Halliwell 1998, tr. 82–83
  21. Halliwell 1998, tr. 99–102
  22. Gutman (2000:271). For details of the story, see Miserere (Allegri) and Mozart's compositional method.
  23. For new information on this episode, see Ilias Chrissochoidis, "London Mozartiana: Wolfgang's disputed age & early performances of Allegri's Miserere", The Musical Times, vol. 151, no. 1911 (Summer 2010), 83–89.
  24. Halliwell 1998, tr. 172, 183–185

Sách[sửa]

Đọc thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.