Johann Wolfgang von Goethe

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

(28 tháng 8 năm 174922 tháng 3 năm 1832) được coi là một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới,[1][2][3] ông là một nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn nhà khoa học, họa sĩ của Đức. Do đó ông là một trong số ít những người được xem là nhà thông thái. Hầu hết các tác phẩm của ông trường tồn với thời gian, một trong những số đó là kịch thơ Faust gồm 2 phần, tác phẩm này là một trong những đỉnh cao của nền văn chương thế giới.[3] Những tác phẩm văn chương nổi tiếng của ông là Wilhelm Meister's Apprenticeship tiểu thuyết dưới dạng thư Nỗi đau của chàng Werther...

Goethe là một trong những gương mặt điển hình của văn chương Đức đã thoát khỏi (đoạn tuyệt) trường phái cổ điển Weimar ở Đức trong cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, sự đoạn tuyệt này cũng trùng với thời kỳ khai sáng, và chủ nghĩa lãng mạn. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn chương thế giới đặc biệt là ở châu Âu, nhiều tác phẩm của ông là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học.

Đời sống[sửa]

Tập tin:Johann Wolfgang von Goethe (Josef Stieler).jpg
Chân dung Goethe được vẽ bở Josef Stieler năm 1828

Thời niên thiếu (1749–1765)[sửa]

Cha của Goethe, Johann Caspar Goethe (1710–1782), sống cùng với gia đình ông trong một ngôi nhà lớn ở Frankfurt am Main, lúc bấy giờ là một phần của Đế quốc La Mã Thần thánh. Mặc dù là một luật gia, nhưng ông không kiếm tiền với nghề này mà sống nhờ vào tiền lời từ của cải mà cha ông đã để lại. Mẹ của Goethe, Catharina Elisabeth Textor (1731–1808), con gái của Thị trưởng của thành phố, cũng là một luật gia có tiếng tăm và xuất thân từ một gia đình giàu có, đã thành hôn với Johann Caspar 38 tuổi khi bà chỉ vừa 17. Nhờ vậy mà cả gia đình không bao giờ phải lo lắng về vấn đề tài chánh. Nhưng không may, tất cả các người con sau này của họ, ngoại trừ Goethe và em kế của ông, Cornelia Friderike Christiana, sinh vào năm 1750, đều chết trẻ.

Johann Caspar và các thầy gia sư đã dạy cho Goethe các bài học của tất cả các môn học phổ thông, đặc biệt là các ngôn ngữ (Latin, Hy Lạp, Pháp Anh). Goethe cũng được học khiêu vũ, cưỡi ngựa đấu kiếm. Ông không thích Giáo hội Công giáo La Mã, và cho rằng lịch sử của Giáo hội là "một mớ lỗi lầm và bạo lực" (Mischmasch von Irrtum und Gewalt). Ông thích hội họa. Goethe nhanh chóng thích văn học; Friedrich Gottlieb Klopstock Homer là những tác giả đầu tiên được ông yêu thích. Ông cũng thích đi xem kịch, và rất thích các vở múa rối được tổ chức hằng năm trong nhà của ông –- một bối cảnh thông thường trong Wilhelm Meister.

Thời bấy giờ, vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763), từ đó danh tiếng của ông vang xa. Sau này, Goethe cho hay, khi còn trẻ ông là một "Fritzisch" - tức người vô cùng ngưỡng mộ vị vua này. Là một người Frankfurt am Main, ông cũng nói tiếp:[4]

Nước Phổ có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Chính Đức Vua vĩ đại mới truyền cảm đến tất cả chúng ta.

Sau khi cuộc Chiến tranh Bảy năm chấm dứt, người ta chuẩn bị làm lễ tôn Joseph II lên làm Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức. Khi nhà vua nước Phổ tới, Goethe cùng toàn dân Frankfurt đứng bên lề đường để chào đón ông:[4]

Tất cả mọi người đều nhìn về phía Người. Đức Vua đứng sừng sững... giữa sự hân hoan của toàn thể nhân dân - không chỉ mỗi nhân dân Frankfurt mà còn có nhân dân ở vùng đất Đức khác.

Thực chất Goethe không phải là nhân vật đương thời duy nhất thán phục vua Friedrich II Đại Đế đến thế. Ông có nhận xét về ảnh hưởng của vị vua này với nền văn học Đức như sau:[4]

Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,... nền thi ca Đức... thiếu niềm tự tôn, niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó... Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi... Toàn dân Phổ, và cả vùng đất Đức Kháng Cách nữa, đã mang lại cho họ một kho báu mà không hề có ai phản đối, và thậm chí không thể bị thay thế bởi những nỗ lực sau này. Họ đã dần dần tiếp thu một quan niệm lớn lao - chính là quan niệm của giới văn sĩ nước Phổ đối với Đức Vua...

Ở Leipzig (1765-1768)[sửa]

Goethe học luật Leipzig từ 1765 đến 1768. Học thuộc lòng các bộ luật cổ xưa là điều ông hết sức ghét. Ông thích đến nghe các bài giảng về thơ ca của Christian Fürchtegott Gellert. Ở Leipzig, Goethe đem lòng yêu Käthchen Schönkopf và viết những bài thơ về nàng theo thể loại rococo. Vào năm 1770, ông ẩn danh xuất bản Annette, tập thơ đầu tiên của ông. Sự kính trọng của ông đối với nhiều nhà thơ đương thời đã biến mất khi ông bắt đầu nghiên cứu về Lessing Wieland. Vào thời điểm đó, Goethe đã viết rất nhiều, nhưng ông gần như vứt đi tất cả những tác phẩm đó, ngoại trừ vở hài kịch Die Mitschuldigen. Nhà hàng Auerbachs Keller và truyền thuyết về chuyến đi năm 1525 của Faust đã gây ấn tượng mạnh đến nỗi Auerbachs Keller là nơi có thật duy nhất trong vở kịch Faust Phần I của ông. Bởi vì bị bệnh nặng, Goethe buộc phải quay về nhà tại Frankfurt vào cuối tháng 8 năm 1768.

Ở Frankfurt am Main/Strasbourg (1768-1770)[sửa]

Ở Frankfurt, vào cuối năm cơn bệnh của Goethe lại càng nặng thêm tưởng chết. Trong một năm rưỡi theo sau đó, bởi vì nhiều lần bệnh tình tái phát, mối quan hệ với cha ông xấu dần đi. Trong quá trình dưỡng bệnh, Goethe được chăm sóc bởi mẹ và em gái ông. Buồn chán trên giường bệnh, ông viết một vở hài kịch hỗn xược về đề tài tội phạm. Vào tháng 4 năm 1770, cha ông mất hết kiên nhẫn; Goethe rời Frankfurt để học cho xong ở Strasbourg. Khi sinh sống ở đây để mở mang kiến thức, ông đã phát biểu cảm nghĩ của mình:[4]

Chúng tôi chẳng muốn nhiều lời ca tụng tình hình Đế chế ta; chúng tôi thừa nhận rằng nó chỉ toàn những điểm lạm dụng pháp luật, nhưng do đó mà nước Đức vượt trên cái thể trạng đương thời của nước Pháp - cái thể trạng mà song hành với nó là một mê cung của những điều phi pháp, chính phủ của nó đã năng nổ chẳng đúng chỗ mà vì thế, chuyện đảo trời thay đất ai ai cũng có thể tiên đoán được. Khi chúng ta nhìn lên phía Bắc thì ngược lại, ở nơi ấy đang rực sáng một ngôi sao Bắc Đẩu mang tên Friedrich, - đấng Quân vương mà cả dân tộc Đức, cả châu Âu, thậm chí cả thế giới đang hướng về…

Tại Alsace, tài năng của Goethe bộc lộ. Không có một nơi nào mà ông miêu tả một cách đầy trìu mến như là khu vực Rhine ấm áp bao la. Ở Strasbourg, Goethe đã gặp Johann Gottfried Herder, người tình cờ ghé thành phố đó vì phải mổ mắt. Cả hai trở thành bạn thân, và rất quan trọng trong sự phát triển tài năng của Goethe, chính Herder là người đã khơi dậy lòng yêu thích Shakespeare, Ossian, và hình thức Volkspoesie (thơ ca dân gian). Trong một chuyến đi về làng Sesenheim, Goethe đem lòng yêu mến Friederike Brion. Nhưng chỉ sau một vài tuần, ông kết thúc mối quan hệ đó. Một vài bài thơ của ông, như là Willkommen und Abschied, Sesenheimer Lieder Heideröslein, xuất phát từ thời gian này.

Mặc dù chỉ dựa vào ý tưởng riêng của ông, luận án về luật của ông được xuất bản mà không bị chỉnh sửa gì cả. Chỉ không lâu sau, ông được mời làm việc trong nhà nước Pháp. Goethe đã từ chối – ông đã không muốn vướng bận, nhưng muốn vẫn là một "thiên tài với ý tưởng riêng biệt".

Giáo sư và những năm cuối đời (1772-1832)[sửa]

Ông là bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh.[5]

Năm 1832, Goethe ra đi ở thành phố Weimar và được chôn cất tại Nghĩa trang Lịch sử Weimar.

Các tác phẩm[sửa]

Tác phẩm văn học[sửa]

Tập tin:Printing4 Walk of Ideas Berlin.JPG
Walk of Ideas (Đức) - được xây dựng vào năm 2006

Tác phẩm khoa học[sửa]

Một vài bài thơ được dịch sang tiếng Việt[sửa]

An Mignon
Über Tal und Fluß getragen,
Ziehet rein der Sonne Wagen.
Ach, sie regt in ihrem Lauf,
So wie deine, meine Schmerzen,
Tief im Herzen,
Immer morgens wieder auf.
 
Kaum will mir die Nacht noch frommen,
Denn die Träume selber kommen
Nun in trauriger Gestalt,
Und ich fühle dieser Schmerzen,
Still im Herzen
Heimlich bildende Gewalt.
 
Schon seit manchen schönen Jahren
Seh ich unten Schiffe fahren,
Jedes kommt an seinen Ort;
Aber ach, die steten Schmerzen,
Fest im Herzen,
Schwimmen nicht im Strome fort.
 
Schön in Kleidern muß ich kommen,
Aus dem Schrank sind sie genommen,
Weil es heute Festtag ist;
Niemand ahnet, daß von Schmerzen
Herz im Herzen
Grimmig mir zerrissen ist.
 
Heimlich muß ich immer weinen,
Aber freundlich kann ich scheinen
Und sogar gesund und rot;
Wären tödlich diese Schmerzen
Meinem Herzen,
Ach, schon lange wär ich tot.
 
Mayfest
Wie herrlich leuchtet
Mir die Natur!
Wie glänzt die Sonne!
Wie lacht die Flur!
 
Es dringen Blüten
Aus iedem Zweig,
Und tausend Stimmen
Aus dem Gesträuch,
 
Und Freud und Wonne
Aus ieder Brust.
O Erd o Sonne
O Glück o Lust!
 
O Lieb’ o Liebe,
So golden schön,
Wie Morgenwolken
Auf ienen Höhn;
 
Du segnest herrlich
Das frische Feld,
Im Blütendampfe
Die volle Welt.
 
O Mädchen Mädchen,
Wie lieb’ ich dich!
Wie blinkt dein Auge!
Wie liebst du mich!
 
So liebt die Lerche
Gesang und Luft,
Und Morgenblumen
Den Himmels Duft,
 
Wie ich dich liebe
Mit warmen Blut,
Die du mir Jugend
Und Freud und Muth
 
Zu neuen Liedern,
Und Tänzen giebst!
Sey ewig glücklich
Wie du mich liebst!
 
Willkommen und Abschied
Es schlug mein Herz, geschwind zu Pferde!
Es war getan fast eh gedacht;
Der Abend wiegte schon die Erde
Und an den Bergen hing die Nacht
Schon stand im Nebelkleid die Eiche
Ein aufgetürmter Riese, da,
Wo Finsternis aus dem Gesträuche
Mit hundert schwarzen Augen sah.
 
Der Mond von einem Wolkenhügel
Sah kläglich aus dem Duft hervor;
Die winde schwangen leise Flügel
Umsausten schauerlich mein Ohr
Die Nacht schuf tausend Ungeheuer
Doch frisch und fröhlich war mein Mut
In meinen Adern welches Feuer!
In meinen Herzen welche Glut!
 
Dich sah ich, und die milde Freude
Floß von dem süßen Blick auf mich;
Ganz war mein Herz an deiner Seite
Und jeder Atemzug für dich.
Ein rosafarbenes Frühlingswetter
Umgab das liebliche Gesicht,
Und Zärtlichkeit für mich - ihr Götter!
Ich hofft es, ich verdient es nicht!
 
Doch, ach schon mit der Morgensonne
Verengt der Abschied mir das Herz
In deinen Küssen welche Wonne!
In deinem Auge welcher Schmerz!
Ich ging und du standst und sahst zu Erden
Und sahst mir nach mit nassen Blick:
Und doch welch Glück geliebt zu werden!
Und lieben, Götter, welch ein Glück!
 
Neue Liebe, neues Leben
Herz, mein Herz, was soll das geben?
Was bedranget dich so sehr?
Welch ein fremdes, neues Leben!
Ich erkenne dich nicht mehr.
Weg ist alles, was du liebtest,
Weg, warum du dich betrubtest,
Weg dein Fleiss und deine Ruh –
Ach, wie kamst du nur dazu!
 
Fesselt dich die Jugendblute,
Diese liebliche Gestalt,
Dieser Blick voll Treu und Gute
Mit unendlicher Gewalt?
Will ich rasch mich ihr entziehen,
Mich ermannen, ihr entfliehen,
Fuhret mich im Augenblick,
Ach, mein Weg zu ihr zuruck.
 
Und an diesem Zauberfadchen,
Das sich nicht zerreissen lasst,
Halt das liebe, lose Madchen
Mich so wider Willen fest;
Muss in ihrem Zauberkreise
Leben nun auf ihre Weise.
Die Verandrung, ach, wie gross!
Liebe! Liebe! lass mich los!
Gửi Mignon
Bay trên trời chiếu sáng
Xe mặt trời màu vàng
Tỏa sáng tận xa xăm
Nhưng than ôi, gần sáng
Trong con tim sâu thẳm
Thức dậy nỗi đau buồn.
 
Đêm nghiệt ngã cùng ta
Vỗ về những giấc mơ
Giờ khắc trôi chầm chậm
Nhưng than ôi, gần sáng
Trong con tim sâu thẳm
Đan kết nỗi buồn xưa.
 
Tưởng nhớ tháng ngày qua
Dưới bầu trời mờ xa
Những con tàu cập bến
Nhưng ở trong lòng ta
Một nỗi buồn cay đắng
Không đi khỏi bao giờ.
 
Ta ngỡ là khỏe mạnh
Mặc áo quần sang trọng
Chỉ dành cho ngày vui
Nhưng những ai chào đón
Có ai người cảm nhận
Trong tim ta ngậm ngùi.
 
Mặc lòng khóc cay đắng
Nhưng nước mắt ta chùi
Giá như đau khổ này
Đưa ta về ngôi mộ
Thì từ lâu ta đã
Ngủ yên trong đất rồi.
 
Khúc hát tháng năm
Kỳ diệu thiên nhiên
Hồn ta rạng rỡ
Đồng vui hớn hở
Mặt trời đang lên.
 
Ta thấy trên cành
Bừng lên vẻ đẹp
Cả ngàn giọng hát
Cất tự bờ xanh.
 
Vui vẻ, hân hoan
Chất trong lồng ngực
Niềm vui, hạnh phúc
Đất với trời xanh.
 
Ô tình! Ô tình!
Như vàng tươi sáng
Đám mây buổi sáng
Đằng kia dâng lên.
 
Và em trao anh
Nụ cười, ánh mắt
Dường như khoe sắc
Cả cõi trần gian.
 
Này em, này em
Ta yêu em quá
Mắt em rạng rỡ
Xin hãy chung tình.
 
Ngọt ngào tiếng chim
Hót trong buổi sáng
Và hoa hồng thắm
Đang tỏa mùi hương.
 
Và ta yêu em
Bằng dòng máu nóng
Em là cuộc sống
Là tháng ngày xanh.
 
Lời hát cất lên
Và thêm điệu múa
Đấy là tất cả
Tình yêu chúng mình.
 
Gặp gỡ và chia ly
Tim như lửa cháy, chỉ muốn cho nhanh
Thắng yên cương, phi ngựa ra bãi rộng
Khói lam chiều âu yếm trên đồng ruộng
Quanh ngọn đồi lơ lửng bóng đêm đen.
Cây sồi to bao phủ bởi màn sương
Như một gã khổng lồ cao chót vót
Có vẻ như từ bóng đêm dày đặc
Trăm đôi mắt đen nghiêng ngó đang nhìn.
 
Từ ngọn đồi mây lấp ló ánh trăng
Trong lòng tôi một nỗi buồn dịu ngọt
Vươn đôi cánh, nhẹ nhàng cơn gió hát
Bên tai này tiếng thầm thĩ cất lên.
Cả một nghìn quái vật của bóng đêm
Nhưng con tim hát lên sau vó ngựa
Lòng can đảm tươi rói và vui vẻ
Trong tim này một ngọn lửa cháy lên.
 
Mắt em nhìn tôi đắm đuối, mê hồn
Tôi nhìn em, trong lòng tôi hoan hỉ
Con tim này đập mạnh vì em đó
Cả linh hồn chỉ hướng tới em thôi.
Mùa xuân hồng đang dâng tỏa ngất ngây
Dường như chỉ vì em mà tôi sống
Em bên tôi ngọt ngào, ôi thần thánh
Dường như tôi không xứng hạnh phúc này.
 
Nhưng than ôi, đến lúc phải chia tay
Một nỗi đau chất đầy trong lồng ngực
Nụ hôi chia ly biết bao hạnh phúc
Dù trong mắt em đau đớn dâng đầy.
Tôi bước đi, em đứng đó ngây người
Em nhìn tôi, đôi mắt buồn đẫm lệ
Nhưng tình yêu, thánh thần ơi, là thế!
Được yêu người, sung sướng biết bao nhiêu!
 
Tình yêu mới, cuộc đời mới
Con tim của ta ơi, có điều gì
Đã xảy ra làm mi buồn đến thế?
Cuộc đời mới lại hồi sinh mạnh mẽ
Làm cho ta không thể nhận ra.
Những gì xưa yêu giờ đã trôi qua
Xưa khát khao để giờ mi rầu rĩ
Đâu rồi tĩnh lặng, đâu vẻ vô tư
Con tim ơi, sao mi buồn đến thế?
 
Vẻ đẹp trẻ trung biến mi thành nô lệ
Vẻ dịu dàng, thùy mị, nét thơ ngây
Ánh mắt rực lửa, khao khát, gọi mời
Quyến rũ mi cho đến ngày xuống mộ
Liệu mi có muốn quay về lần nữa
Hay mong thoát ra khỏi cảnh tù đày
Nhưng vẻ đam mê, ánh mắt gọi mời
Chao ôi, muốn được quay về lần nữa!
 
Ta bất lực, bị bùa mê quyến rũ
Vây quanh ta dù sợi chỉ mong manh
Nhưng làm cho ta không nhận ra mình
Và ta vui với cuộc đời nô lệ.
Không mong muốn, không còn sức lực nữa
Ta thèm yêu, ta khao khát nỗi buồn
Muốn sống trong câu truyện cổ thần tiên
Tình yêu ơi, thôi ta đành vậy nhé.
Bản dịch của Phan Cẩm Thịnh

Xem thêm[sửa]

Chú giải[sửa]

  1. Britannica, 2002 ed. CD-ROM
  2. Eric Weisstein’s World of Scientific Biography
  3. 3,0 3,1 Columbia Encyclopedia, 6th Ed. (2001-2005)
  4. 4,0 4,1 4,2 4,3 H. W. Koch, History of Prussia, Dorset Press, 1987, các trang 132-139. ISBN 0-88029-158-3.
  5. Hannsjoachim Wolfgang Koch, A history of Prussia, trang 149

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.