Viên
Bản mẫu:Dẫn chứng trong bài Bản mẫu:Thông tin khu dân cư Bản mẫu:Infobox World Heritage Site
Viên (tiếng Đức: Wien, tiếng Anh: Vienna, tiếng Pháp: Vienne) là thủ đô và đồng thời cũng là một tiểu bang của nước Áo. Với dân số trên 1,7 triệu, Viên là thành phố lớn nhất Áo và là trung tâm văn hóa, kinh tế, và chính trị của nước này. Tính vào số dân thì Viên là thành phố lớn thứ bảy trong Liên minh châu Âu.
Nằm trên hai bờ sông Danube và chỉ cách ranh giới phía đông của Áo 60 km, Viên nằm ở hướng đông nam của Trung Âu và gần Cộng hòa Séc, Slovakia, và Hungary. Viên là trụ sở của một số cơ quan của Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có UNIDO, OPEC, IAEA, và OSCE.
Mục lục
Lịch sử[sửa]
- Xem chi tiết: Lịch sử Viên
Viên được nhắc đến lần đầu tiên trong các văn kiện vào năm 881 trong biên niên sử của thành phố Salzburg (Áo), khi tại apud Weniam có trận đánh chống lại người Hung, nhưng không rõ đấy là thành phố Viên hay là sông Viên.
Năm 976 dưới thời của dòng họ Babenberg, lãnh địa Ostarrichi được thành lập gần biên giới nước Hung mà trong đó cũng có Viên. Ngay từ thế kỷ 11 Viên đã là một địa điểm thương mại quan trọng. Trong Hiệp định trao đổi Mautern giữa giám mục của Passau (Đức) và hầu tước Leopold IV xứ Viên được gọi lần đầu tiên là Civitas. Năm 1155 hầu tước Heinrich Jasomirgott thuộc dòng họ Babenberg chọn thành Viên làm nơi ngự trị trong lãnh địa của ông. Trong năm 1156 Ostarrichi (Áo) trở thành công quốc và Viên là nơi ngự trị của công tước.
Năm 1278 Rudolf I, vua của Đế quốc La Mã Thần thánh từ năm 1273, sau khi chiến thắng vua Böhmen là Ottokar II, đã mang các phần đất thuộc về nước Áo ngày nay về dưới sự quản trị của ông, bắt đầu thời kỳ thống trị của dòng họ Habsburg.
Sau hai đợt bệnh dịch hạch lớn vào năm 1679 và 1713 dân cư thành phố tăng không ngừng. Trong năm 1724 dân số Viên được ước lượng là vào khoảng 150.000 người, vào khoảng năm 1790 đã là 200.000. Năm 1850 thành phố được mở rộng ra và chia lại thành nhiều quận (Bezirk). Trong những năm của thập kỷ 1860 dân số Viên tăng nhanh mà chủ yếu là do người du nhập từ ngoài thành phố vào. Các cuộc điều tra dân số bắt đầu được tiến hành đều đặn từ năm 1869 cho thấy vào năm 1910 thành phố có dân số cao nhất trong lịch sử là 2.031.000 người.
Vào khoảng 1900 thủ đô Viên trở thành trung tâm của phong trào Tân Nghệ thuật với kiến trúc sư Otto Wagner và hội các nhà nghệ thuật của Trường phái Ly khai Viên.
Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt đồng thời cũng chấm dứt đế quốc Áo-Hung. Ngày 12 tháng 11 năm 1918 "Cộng hòa Đức-Áo" (từ 1919 là Cộng hòa Áo) được tuyên bố thành lập trước quốc hội ở Viên. Năm 1921 Viên được tách ra khỏi Niederösterreich (Hạ Áo), trở thành một tiểu bang riêng.
Năm 1938 Áo bị sáp nhập vào Đức Quốc xã. Các trận dội bom trong những năm 1944 và 1945 cũng như Chiến dịch Viên của Liên Xô và Bulgaria vào tháng 4 năm 1945 đã mang lại nhiều thiệt hại lớn cho thành phố. Thế nhưng nhiều công trình xây dựng có tính chất lịch sử vẫn còn tồn tại được qua các trận bom. Phần lớn các tòa nhà bị phá hủy được xây dựng lại sau chiến tranh. Tháng 4 năm 1945 một ủy ban hành chánh tạm thời được thành lập, các đảng phái chính trị cũng được tái tổ chức hay thành lập lại. Ngày 15 tháng 5 năm 1955 với Hiệp định Quốc gia Áo, nước Áo đạt lại tự do và Viên trở thành thủ đô của Cộng hòa Áo.
Nhân khẩu học[sửa]
Dân số trong lịch sử[sửa]
Năm | 1754 | 1800 | 1850 | 1900 | 1910 | 1923 | 1939 |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Dân
sô tổng cộng |
175,460 | 271,800 | 551,300 | 1,769,137 | 2,083,630 | 1,918,720 | 1,770,938 |
Năm | 1951 | 1961 | 1971 | 1981 | 1991 | 2001 | 2008 |
Dân
số tổng cộng |
1,616,125 | 1,627,566 | 1,619,885 | 1,531,346 | 1,539,848 | 1,550,123 | 1,678,435 |
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu thì Viên có khoảng 2,1 triệu dân. Giữa năm 1910 và 1918 viên là thành phố lớn thứ tư thế giới, trước khi Viên bị Berlin vượt qua mặt. Sau Đệ Nhất thế chiến thì Viên mất đi khoảng 200 ngàn dân; nhiều người công chức và nhân viên văn phòng không thuộc gốc nói tiếng Đức trở về quê hương của họ. Sau hàng chục năm dân số cứ giảm đều, cho đến thập niên 90 của thế kỷ 20 thì Wien lại trở thành thành phố với nhiều dân di cư đến. Theo dự đoán thì đến đầu thập niên 30 của thế kỷ thứ 21 dân số Viên sẽ lại vượt lên trên con số 2 triệu người.[1] Trong số dân sống vào năm 2012 thì có đến 22,3% là không có quốc tịch Áo, 31,1% không sinh ra ở Áo. Trong số 386.000 người không có quốc tịch Áo thì 9% là người Đức, 27,2% từ các nước khác trong khối Liên hiệp châu Âu, hay Thụy Sĩ, 31% từ các nước mà trước đây thuộc nước Nam Tư, và 11% là người Thổ. Đặc biệt là số dân trong khối các nước EU và EWR gia tăng, trong khi số dân từ nước Nam Tư cũ không thay đổi.[2]
Tôn giáo[sửa]
Theo thống kê dân số năm 2001 thành phần tôn giáo của dân cư tại Viên bao gồm:
Công giáo Rôma: | 49,2 % |
Không có tôn giáo: | 25,6 % |
Hồi giáo: | 7,8 % |
Kitô giáo Đông phương: | 6,0 % |
Tin Lành: | 4,7 % |
Đạo Do Thái: | 0,5 % |
Giáo hội Công giáo Cổ: | 0,5 % |
Các tôn giáo khác hay không khai: | 5,7 % |
Địa lý và khí hậu[sửa]
Văn hóa[sửa]
Nhà hát và opera[sửa]
Lĩnh vực nhà hát, opera và mỹ thuật tại Viên có một truyền thống rất lâu đời. Ngoài Burgtheater (Nhà hát Hoàng cung) với sân khấu thứ nhì là Akademietheater (Nhà hát học viện), là một trong những nhà hát quan trọng nhất trong khu vực nói tiếng Đức, thành phố Viên còn có Volkstheater (Nhà hát Nhân dân) và Theater in der Josefstadt (Nhà hát Josefstadt) đều là những nơi để thưởng thức nghệ thuật. Bên cạnh đó còn có rất nhiều sân khấu nhỏ mà về chất lượng đều không thua kém các sân khấu lớn, thường biểu diễn các vở thử nghiệm, hiện đại hoặc chuyên về cabaret và các biểu diễn nghệ thuật khác như múa rối, kịch câm, ảo thuật, v.v... Những người yêu thích opera cũng được thỏa mãn ở Viên: Wiener Staatsoper (Nhà hát opera Quốc gia Viên) và Volksoper Wien (Nhà hát opera Nhân dân Viên) đều đáp ứng tất cả mỗi ý thích một ít mà trong đó Volksoper Wien đặc biệt là thường cảm thấy có trách nhiệm cho những opera đặc trưng cho Viên. Ngoài những nơi khác, các buổi hòa tấu nhạc cổ điển thường được trình diễn trong Đại sảnh của Hội Âm nhạc Viên và trong Wiener Konzerthaus (Nhà Hòa tấu Viên). Theater an der Wien (Nhà hát sông Viên) đã nổi bật trong những năm gần đây với các buổi trình diễn đầu tiên của thể loại musical (nhạc kịch?). Thành công nhiều nhất là vở "Elisabeth" mà sau đó được trình diễn trên toàn thế giới bằng nhiều thứ tiếng. Với "Haus der Musik" (Ngôi nhà Âm nhạc) Viên cũng đã tạo nên một Viện bảo tàng Âm thanh cho thiếu nhi và người lớn.
Viện bảo tàng[sửa]
Trong Hofburg (Hoàng cung) là Viện bảo tàng Sisi, phòng ở của Hoàng đế, đối diện với Hoàng cung là Viện bảo tàng Lịch sử nghệ thuật Viên (Kunsthistorisches Museum) có rất nhiều tranh của các danh họa cổ điển và Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên Viên (Naturhistorisches Museum).
Bên cạnh đó là Khu bảo tàng Viên (Museumsquartier) gồm nhiều viện bảo tàng: Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Stiftung Ludwig, Viện bảo tàng Leopold với chủ yếu là các tác phẩm của Trường phái ly khai Viên, Thời kỳ Hiện đại Viên, Trường phái biểu hiện Áo và nhiều tòa nhà triển lãm luân phiên thay đổi chủ đề. Viện bảo tàng Liechtenstein trưng bày một trong những bộ sưu tập nghệ thuật lớn nhất thế giới thuộc về cá nhân. Ngoài ra còn nhiều viện bảo tàng khác từ Viện bảo tàng Lịch sử quân đội qua Viện bảo tàng Kỹ thuật cho đến Viện bảo tàng Đồng hồ Viên và cuối cùng cũng không được quên các Viện bảo tàng của những quận trong thành phố Viên, trình bày lịch sử của từng quận một.
Kiến trúc[sửa]
Ở Viên có công trình xây dựng của tất cả các thời kỳ trong kiến trúc, từ Nhà thờ Ruprecht của Thời kỳ Lãng mạn, Nhà thờ Stephansdom theo kiểu Gô tích qua đến Nhà thờ Karl của kiểu Ba rốc và các công trình của Thời kỳ Cổ điển cho đến Thời kỳ Hiện đại. Thời kỳ Tân Nghệ thuật cũng để lại dấu vết ở Viên: nhà triển lãm của trường phái ly khai Viên (Wiener Secessionsgebäude), Nhà thờ Steinhof (Kirche am Steinhof) của kiến trúc sư Otto Wagner hay trạm tàu điện Quảng trường Karl (Karlsplatz) đều thuộc về những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất trên thế giới của thời kỳ này.
Một trong những điểm thu hút được khách du lịch ưa thích nhất là Nhà Hundertwasser của người theo trường phái siêu thực Friedensreich Hundertwasser, được xem như là kiểu mẫu đối nghịch lại với lối kiến trúc hiện đại khô khan. Một thí dụ khác cho lối kiến trúc khác thường là Nhà thờ Wotruba của nhà điêu khắc Fritz Wotruba.
Các khu vực mới xây dựng của thành phố ở phía bắc sông Donau chung quanh "UNO-City" và gần Wienerberg thuộc về kiểu kiến trúc hiện đại. Từ năm 1999 ngôi nhà cao 202 m "Millenium Tower" ở Handelskai là ngôi nhà cao nhất cho tới nay ở thủ đô Viên và là dấu hiệu của một bước ngoặt trong kiến trúc ở Viên, đi đến tự tin và tiện nghi nhiều hơn.
Các sự kiện văn hóa[sửa]
- Tuần lễ hội Viên: Liên hoan ca kịch, ca nhạc và các thể loại văn hóa khác ở tại nhiều nơi trong cả thành phố, kéo dài 5 tuần trong tháng 5 và tháng 6 hằng năm.
- Viennale (Vienna International Film Festival) Liên hoan phim quốc tế tại Viên được tổ chức hằng năm tại Viên vào tháng 10 từ năm 1960.
- Lễ hội đảo Donau: Liên hoan ca nhạc được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1983. Hằng năm vào mùa hè khoảng 3 triệu người thăm viếng các buổi hòa nhạc được tổ chức tại nhiều sân khấu khác nhau, là liên hoan ngoài trời ("Open-Air-Festival") lớn nhất châu Âu không phải trả tiền vào cửa.
- Dạ vũ trong nhà hát ca kịch Viên (Wienr Opernball): một trong những "đỉnh cao" của lễ hội hóa trang ở Viên trong Nhà hát Viên.
- Life-Ball: Buổi tổ chức từ thiện vì bệnh AIDS lớn nhất ở châu Âu, được tổ chức hằng năm trong tòa đô chính.
- Diễu hành cầu vồng (Regenbogenparade): Cuộc diễu hành của những người đồng tính luyến ái, bắt đầu từ năm 1996, hằng năm vào cuối tháng 6. Qua nhiều năm cuộc diễu hành này đã trở thành một yếu tố kinh tế của thành phố và gần đây đã được quảng cáo trên thế giới.
- Quảng trường tòa đô chính: Trên Quảng trường tòa đô chính, giữa Tòa đô chính và Nhà hát Hoàng cung (Burgtheater), trong những tháng mùa hè đều có chiếu phim về hòa tấu nhạc hay ca kịch opera trên màn hình lớn, vào cửa tự do và nhiều món ẩm thực đặc sắc từ nhiều nước trên thế giới được chào mời ở nhiều quầy khác nhau. Quảng trường tòa đô chính biến thành nơi gặp gỡ của những người yêu văn hóa, các nhà nghiên cứu về ẩm thực và những người đi chơi đêm thưởng thức bầu không khí có một không hai này.
Thể thao[sửa]
- Bóng đá: Câu lạc bộ Thể thao Viên (Wiener Sportclub) thành lập năm 1883 tại Dornbach, Rapid Viên thành lập năm 1899, với 31 lần đoạt giải là đội bóng đá đang giữ kỷ lục của Áo, Austria Viên, First Vienna FC 1894 là đội câu lạc bộ bóng đá lâu đời nhất của Áo.
- Đấu kiếm: Câu lạc bộ thể thao Viên với bộ môn đấu kiếm thành lập năm 1886 là câu lạc bộ đấu kiếm lâu đời nhất vẫn còn hoạt động của Viên.
- Khúc côn cầu trên băng: Vienna Capitals, Vienna Flyers, EHV Sabres.
- Bóng bầu dục (American football): Danube Dragons, Chysler Vikikings
Giải trí[sửa]
Giải trí về đêm[sửa]
Trong những năm 1980 các quán bắt đầu phát triển ở chỗ gọi là "Tam giác Bermuda" gần Quảng trường Thụy điển (Schwedenplatz) nằm cạnh bờ kênh Donau, chung quanh Nhà thờ Ruprecht (Ruprechtskirche). Trong những mùa hè vừa rồi các quán bắt đầu mở rộng ra ở bên này bờ kênh và cả ở bờ bên kia kênh Donau, trở thành một nơi phải đến cho những người thích đi chơi đêm ở Viên.
Một "trọng điểm" khác của thành phố về đêm trong mùa hè là Copa Cagrana trên đảo sông Donau gần Cầu Đế chế (Reichsbrücke) với nhiều quán ở ngoài trời.
Quán cà phê ở Viên[sửa]
- Xem chi tiết: Quán cà phê ở Viên
Các quán cà phê ở Viên là một đặc điểm về văn hóa của Viên. Tại các quán này, ngoài rất nhiều loại thức uống cà phê khác nhau cũng có những món ăn nhỏ. Người khách có thể đọc hằng giờ các loại báo chí có rất nhiều trong quán. Bên cạnh các quán hiện đại cũng còn tồn tại một số quán cà phê Viên thật sự vẫn còn giữ được vẻ cổ truyền, thí dụ như trong trung tâm thành phố là quán cà phê đã trở thành huyền thoại Café Hawelka ở Dorotheergasse, Griensteindl ở Michaelerplatz hay Tirolerhof.
Công Viên và vườn hoa[sửa]
Viên có rất nhiều công Viên và là một trong những thành phố "xanh" nhất thế giới. Những công Viên và vườn hoa nổi tiếng nhất của Viên là Công viên thành phố (Stadtpark), hai công Viên thuộc về Hoàng cung (Hofburg) là Công viên Hoàng cung (Burggarten) và Công viên Nhân dân (Volkspark), công Viên thuộc về lâu đài Belvedere với vườn bách thảo, Công viên Donau, các công Viên Dehne, Ressel, Votiv, Auer-Welsbach, Türkenschanz, Vườn bách thú Lainz, v.v...
Du lịch và thắng cảnh[sửa]
- Xem chi tiết: Danh sách các thắng cảnh của Viên
Viên là một điểm du lịch ngày càng được ưa thích hơn. Khoảng 30% trong số tất cả các lao động ở Viên làm việc trực tiếp hay gián tiếp cho ngành du lịch. Phần lớn khách du lịch đến vào tháng 12 khi Viên có thể phục vụ với các chợ Giáng sinh. Đa phần khách du lịch đến từ Đức, sau đó là Ý, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Tỷ lệ khách du lịch đến từ Đông Âu và Hoa Kỳ đã tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong năm 2004 Viên có tổng cộng 8,4 triệu lượt người ngủ qua đêm.
Một số thắng cảnh quan trọng nhất:
- Stephansdom
- Karlskirche
- Tòa đô chính Viên
- Burgtheater
- Viện bảo tàng Lịch sử nghệ thuật Viên và Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên
- Lâu đài Schönbrunn
- Lâu đài Belvedere
- Nhà hát opera Quốc gia Viên
Toàn thành Viên có khoảng 300 nhà hát kịch và phòng hòa nhạc được phân bố khắp nơi. Trong đó nổi tiếng nhất là Nhà hát kịch quốc gia Viên, được tôn làm Trung tâm ca kịch của thế giới. Đây là kiến trúc hùng vĩ mang phong cách La Mã. Phòng trước và phòng bên đều được xây bằng đá hoa cương, bên trong có ảnh hoặc treo ảnh của các nhạc sĩ lớn và nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà hát gồm 6 tầng với 1.600 chỗ ngồi, tầng 6 có thể chứa hơn 560 khán giả đứng, mỗi năm ở đây diễn tới 300 buổi. Mỗi buổi diễn đều thay đổi tiết mục, với giá vé đắt cắt cổ. Đêm giao thừa, nhà hát còn tổ chức vũ hội. Đúng 12 giờ đêm, tổng thống và các vị quan chức nổi tiếng đều tới nhà hát đón giao thừa, và quang cảnh này được phát sóng trực tiếp trên nhiều kênh thế giới.
Phòng hòa nhạc Viên là phòng hòa nhạc cổ nhất, hiện đại nhất trong thành phố. Nó được khởi công xây dựng năm 1867, là kiến trúc mang phong cách văn nghệ phục hưng Italy, cổ kính mà trang nhã. Tường ngoài hai màu hồng xen kẽ vàng, trên mái dựng rất nhiều tượng Nữ thần âm nhạc. Bên trong có phòng biểu diễn màu vàng kim, mỗi năm đều có 6 ban nhạc nổi tiếng thế giới đến biểu diễn.
Khu rừng ngoại ô phía tây Viên nhờ bản nhạc Câu chuyện khu rừng Viên của Strauss mà nổi tiếng khắp nơi. Khu rừng trải dài tới 10 km cạnh dòng nước trong xanh, cảnh đẹp như tranh vẽ với hình ảnh nhiều ngôi làng nhỏ xinh xắn yên tĩnh, mang tới cảm hứng cho nhiều họa sĩ, nhạc sĩ sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ. Tại ngôi làng nhỏ trên Hailigenstaite, nhạc sĩ thiên tài Beethoven với một bên tai điếc đã viết nên tác phẩm danh tiếng Hailigenstaite làm di chúc, thể hiện sự bất bình của ông đối với nhân thế và vận mệnh. Bản nhạc Sông Danube xanh và Câu chuyện khu rừng Viên của nhạc sĩ Johann Strauss II cũng được sáng tác trong khung cảnh yên tĩnh này.
Viên không chỉ là thành phố âm nhạc mà còn là thành phố lịch sử. Thế kỷ 1, Viên từng là cứ điểm biên phòng quan trọng của đế quốc La Mã. Năm 1137, nó trở thành thủ đô nước Áo. Từ thế kỷ 15, Viên là thủ đô của đế quốc La Mã Thần thánh và là trung tâm kinh tế châu Âu. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, Viên là một trong những khu trung tâm chính trị của châu Âu với cái tên "Đô hội văn hóa lớn". Trong thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh của các thời kỳ khác nhau, nhưng hấp dẫn nhất là Hoàng cung của đế quốc Áo - Hung. Đây là cung điện đặc biệt: thiếu sườn bên trái. Cung điện chính hiện nay là viện bảo tàng quốc gia, bên trong vẻ đẹp bị lệch đó được giữ gìn một cách trân trọng. Sườn bên phải là cung điện phụ, diện tích lớn hơn cung điện chính, giờ là phủ tổng thống và phủ thủ tướng. Trước đây, người ta dự định xây cung điện ở sườn bên trái, nhưng vì đại chiến thế giới nổ ra, hai đế quốc tan rã và dạt về phía Đông. Hoàng cung không cân đối bỗng chốc trở thành di tích để lại suy ngẫm cho người đời.
Giáo đường Phenstejan nằm không xa phía tây bắc Hoàng cung là một kiến trúc mang phong cách Gotich đẹp nhất nước Áo. Giáo đường gồm một ngôi tháp chính cao 138 m, đứng trên đỉnh tháp có thể nhìn được toàn bộ thành phố. Chuông tháp cứ đúng giờ lại kêu vang vọng không gian. Bên trong có 1.400 căn phòng gọi là "cung bích vạn", với những phòng được viềm khảm gỗ tứ đàn, hắc đàn và voi theo kiểu Trung Quốc. Có những phòng được trang trí theo kiểu Nhật Bản.
Viên cũng có nhiều kiến trúc rất hiện đại. Năm 1964, tháp Danube được xây dựng với chiều cao 252 m, du khách có thể đi thang máy lên thẳng quán cà phê trên đỉnh tháp. Quán cà phê được tạo với ba trục tháp vàng với các góc độ khác nhau, cứ 30 phút lại quay một vòng. Du khách tới đây vừa nghe nhạc, vừa uống cà phê và ngắm cảnh thành phố. Tòa nhà Liên Hợp Quốc, công trình kiến trúc lớn nhất thành phố được khánh thành năm 1979, nằm trên bờ bên trái sông Danube, với diện tích 180.000 m2.
Ẩm thực tại Viên[sửa]
- Xem chi tiết: Ẩm thực tại Viên
Ẩm thực ở Viên có nhiều nguồn gốc, là một sự pha trộn theo lối cà phê melange của Viên, ra đời từ một quốc gia có nhiều dân tộc. Trong các món ăn đặc trưng của Viên phải kể đến:
- Tafelspitz (món xúp đuôi bò thường được nấu với tỏi tây, cà rốt và hành tây),
- Wiener Schnitzel (thịt bê rán kiểu Viên),
- Wiener Würstchen (xúc xích kiểu Viên),
- Kaiserschmarrn (thức ăn ngọt, dùng bột mì, sữa, trứng và muối nhào thành bột rồi chiên trên chảo) và
- Sacher-Torte (bánh ngọt Sacher)
Giao thông[sửa]
Bắc qua hai sông Donau và sông Viên là 12 chiếc cầu, nối liền các khu vực của thành phố.
Viên có một mạng lưới giao thông công cộng lớn bao gồm các tuyến đường tàu nhanh, tàu điện, tàu điện ngầm và xe buýt. Ngoài ra còn có các công ty xe buýt tư nhân hoạt động chính ở các vùng ngoại thành cùng bảng giá tiền. CityBike cho mướn xe đạp cũng là một giải pháp lựa chọn khác. Sau khi đăng ký trong Internet hay trực tiếp tại quầy có thể mướn một chiếc xe đạp. Dùng xe đạp trong vòng 1 tiếng đồng hồ không phải trả tiền.
Do lịch sử để lại Viên có nhiều nhà ga chính. Nhằm để thu gọn giao thông đi xa, một đường hầm đang được xây dựng chạy từ đường tàu hỏa nam đến đường tàu hỏa bắc (gọi là Đường hầm heo rừng vì chạy phía dưới Thảo cầm Viên Lainz). Nhà ga Nam hiện nay theo kế hoạch sẽ trở thành nhà ga trung tâm và như thế lần đầu tiên Viên sẽ có một ga trung tâm.
Cũng giống như các đường tàu hỏa, các đường liên bang (liên tỉnh lộ) và xa lộ cũng tỏa ra ngoài thành phố giống như hình ngôi sao. Xa lộ A23 tạo thành một đường nối hình vòng cung phía nam, nối các xa lộ A2, A4 và A22. Đường S1 vòng phía Nam hiện đang được xây dựng để giải tỏa áp lực cho xa lộ A23 nhưng việc cần thiết phải băng qua Vườn Quốc gia Donau-Auen hiện đang được tranh cãi vì những lý do về sinh thái. Các xa lộ phía tây và nam được nối liền bằng xa lộ A21 nằm ngoài thành phố, thuộc về xa lộ vành đai của Viên.
Nằm về phía đông nam của Viên là phi trường quốc tế Viên – Schwechat, trong năm 2004 đã có 225.000 chuyến bay và 14,8 triệu hành khác. Trong thời gian gần đây các hãng hàng không giá rẻ đã dời về phi trường của Bratislava (Slovakia) nằm gần đấy.
Thông qua kênh đào Rhein-Main-Donau Viên được nối liền bằng đường thủy với cảng Rotterdam (Hà Lan) và các khu vực công nghiệp của Đức cũng như với các nước ở Đông Âu cho đến tận Biển Đen.
Vận chuyển hành khách trên sông Donau gần như chỉ còn quan trọng trong du lịch với giao thông đến Bratislava và Budapest (Hungary) bằng tàu cánh ngầm. Có tầm quan trọng hơn nhiều là cảng vận tải ở Freudenau. Năm 2003, ở tại cảng Viên đã chuyển tải 9 triệu tấn hàng hóa (chủ yếu là các sản phẩm dầu hỏa, nông nghiệp và vật liệu xây dựng) từ 1.550 chiếc tàu.
Quan hệ quốc tế[sửa]
Viên là thành phố kết nghĩa với các thành phố sau:
Hình thức hợp tác và giao hữu khác tương tự với kết nghĩa:
Ngoài ra, các quận của Viên cũng kết nghĩa với các huyện/thành phố Nhật Bản:
|
Quận Leopoldstadt của Viên và khu Brooklyn của New York City đã bắt đầu mối giao hữu với nhau từ năm 2007.[8]
Chú thích[sửa]
- ↑ “Ergebnisse der Bevölkerungsprognose 2012”. STATISTIK AUSTRIA (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.).
- ↑ “Bevölkerung am 1.1.2012 nach detailliertem Geburtsland und Bundesland”. STATISTIK AUSTRIA (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.).
- ↑ “Bratislava City - Twin Towns”. © 2003-2008 Bratislava-City.sk. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Brno - Partnerská města” (bằng Czech). © 2006-2009 City of Brno. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Agreement between Vienna and Tabriz Municipality in Farsi
- ↑ Bản mẫu:Pl icon “Miasta partnerskie Warszawy”. um.warszawa.pl. Biuro Promocji Miasta (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Intercity and International Cooperation of the City of Zagreb”. © 2006-2009 City of Zagreb. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Brooklyn und Leopoldstadt sind nun Partner «”. Diepresse.com. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
Liên kết ngoài[sửa]
Bản mẫu:Các bang của Cộng hòa Áo Bản mẫu:Thủ đô châu Âu
Liên kết đến đây
- Afghanistan
- Albrecht Dürer
- Antonio Vivaldi
- Áo
- Bia (đồ uống)
- Cà phê
- Cách mạng Pháp
- Châu Âu
- Đế quốc La Mã Thần thánh
- Đế quốc Mông Cổ
- Xem thêm liên kết đến trang này.