Franz Schubert

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tập tin:Franz Schubert by Wilhelm August Rieder 1875.jpg
Franz Schubert, tranh sơn dầu của Wilhelm August Rieder (1875), làm trực tiếp từ bức tranh chân dung màu nước vẽ năm 1825.

Franz Peter Schubert (31 tháng 1 năm 1797 - 19 tháng 11 năm 1828) là một nhà soạn nhạc người Áo. Ông đã sáng tác 600 Lieder, 9 bản giao hưởng trong đó có bản giao hưởng nổi tiếng "Unfinished Symphony" cùng các thể loại nhạc nghi lễ, nhạc thính phòng và solo piano. Ông được biết đến với các tác phẩm có giai điệu nhẹ nhàng và du dương.

Dù Schubert có khá nhiều người bạn ngưỡng mộ các nhạc phẩm của ông (như thầy giáo của ông Antonio Salieri, và ca sĩ nổi tiếng Johann Michael Vogl), tuy nhiên âm nhạc của Schubert thời đó không được thừa nhận rộng rãi nếu không muốn nói là rất hạn chế. Schubert chưa bao giờ đảm bảo được một công việc ổn định và thường xuyên phải nhờ đến sự ủng hộ của bạn bè và gia đình trong phần lớn sự nghiệp.

Schubert mất sớm, năm 31 tuổi, do hậu quả của bệnh thương hàn là thứ bệnh không chữa được thời đó. Vài thập kỷ sau khi Schubert qua đời, các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của mình, một phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt, Robert Schumann, Felix Mendelssohn.

Ngày nay, Schubert được xếp hạng là một trong số những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của những năm cuối thời kỳ cổ điển, đầu thời kỳ lãng mạn, và các tác phẩm của ông thường xuyên được trình diễn nhiều trong những năm đầu thế kỷ 19.

Tiểu sử[sửa]

Franz Peter Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 tại Himmelpfortgrund (nay là một phần của Alsergrund), Viên, nước Áo. Bố ông, Franz Theodor Schubert - con của một nông dân vùng Monravia- là thầy giáo nổi tiếng trong giáo khu. Mẹ ông là con của một người sửa khóa vùng Silesia, là người hầu của một gia đình giàu có trước khi lấy bố ông. Ông là một trong số 14 người con của Franz Schubert,[1] chín trong số đó đều chết yểu.

Bố Schubert là một thày giáo nổi tiếng trong khu vực, và trường của ông tại Lichtental (huyện 9 của Vienna) đã có nhiều học trò theo học.[2] Mặc dù ông đã không được công nhận hoặc thậm chí không được đào tạo như một nhạc sĩ, ông là người thầy đầu tiên truyền dạy cho Schubert những hiểu biết cơ bản về âm nhạc.[3]

Tập tin:Wien Geburtshaus Franz Schubert.jpg
Ngôi nhà nơi Schubert được sinh ra, ngày nay là Nussdorfer Strasse 54

Schubert bắt đầu được cha dạy nhạc khi lên 6, một năm sau ông theo học trường của bố ông và bắt đầu chính thức theo học âm nhạc. Bố ông đã dạy ông các kỹ thuật violin cơ bản,[3] và anh trai Ignaz đã dạy ông những bài học piano.[4] Khi bảy tuổi, ông được Michael Holzer, người chơi organ đồng thời cũng là trường dàn đồng ca của nhà thờ giáo xứ địa phương tại Lichtental dạy dỗ.[5] Cậu bé Schubert dường như đã được giúp đỡ nhiều hơn từ một người quen với một thợ mộc học việc thân thiện. Họ đã đưa cậu bé đến một kho đàn piano gần đó để Franz có thể thực hành trên nhạc cụ tốt hơn.[6] Franz cũng chơi viola trong tứ tấu đàn dây của gia đình, với các anh Ferdinand và Ignaz là violin chính và thứ hai, còn người cha chơi violoncello. Franz đã viết tứ tấu đàn dây đầu tiên của mình cho một buổi hòa tấu của tứ tấu gia đình này.[7] Schubert đầu tiên được Antonio Salieri, nhà quản lý âm nhạc hàng đầu của Vienna, để ý đến vào năm 1804, về tài năng thanh nhạc của cậu.[7] Năm 1808 ông vào trường Stadtkonvikt với suất học bổng trong dàn đồng ca. Tại đây ông bắt đầu làm quen với các bản overture và giao hưởng của Mozart, các bản symphony của Haydn và của người em Michael của ông.[8] Với việc học hỏi các tác phẩm trên, làm quen với các tác phẩm của các nhạc sĩ khác, và thỉnh thoảng đến xem các vở opera đã tạo ra một vốn kiến thức âm nhạc rộng rãi và vững chắc cho Schubert.[9] Một ảnh hưởng âm nhạc quan trọng cho Schubert là các bài hát của Johann Rudolf Zumsteeg, một nhà soạn nhạc Lieder quan trọng lúc đó. Sinh viên trẻ Schubert đã "muốn hiện đại hóa" các bài hát trên, Joseph von Spaun, người bạn của Schubert kể lại.[10] Tình bạn của Schubert với Spaun bắt đầu tại Stadtkonvikt và kéo dài trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của ông. Trong những ngày đầu, Spaun với tài chính khá giả đã mua nhiều giấy viết nhạc cho một Schubert nghèo khó.[9]

Tài năng của Schubert bắt đầu thể hiện qua các sáng tác. Thỉnh thoảng Schubert được giao chỉ huy dàn nhạc, và Antonio Salieri bắt đầu đào tạo Schubert về lý thuyết âm nhạc và kĩ năng sáng tác.[11] Đây là dàn nhạc đầu tiên Schubert viết nhạc, và anh đã dành phần lớn thời gian còn lại của mình tại Stadtkonvikt để sáng tác nhạc thính phòng, một số bài hát, các đoạn ngắn cho piano, và bản hợp xướng phụng vụ với các hợp xướng "Salve Regina" (D27), "Kyrie" (D31), và "Octet cho Winds" chưa hoàn thành (D72, để kỷ niệm cái chết của mẹ Schubert năm 1812),[12] bản cantata Wer ist groß? cho giọng nam và dàn nhạc (D110, kỷ niệm ngày sinh nhật của cha Schubert vào năm 1813), và bản giao hưởng đầu tiên của anh (D 82).[13]

Làm thày giáo tại trường của cha mình[sửa]

Vào cuối năm 1813, ông rời Stadtkonvikt và trở về nhà để học khoa giáo viên tại Normalhauptschule. Năm 1814, ông trở thành giáo viên của các em học sinh nhỏ tuổi nhất tại trường của cha mình. Trong hơn hai năm Schubert chịu đựng khó khăn với sự lãnh đạm hiếm thấy.[14] Tuy nhiên, cũng có các lợi ích bù lại. Ông tiếp tục học hỏi Salieri, người đã đào tạo Schubert các kỹ thuật thực tế hơn bất kỳ các giáo viên khác của ông, trước khi họ chia tay năm 1817.[11]

Năm 1814, ông làm quen với Therese Grob, con gái của một nhà sản xuất lụa trong vùng đồng thời là một ca sĩ soprano đã trình tấu một số tác phẩm của ông như Salve Regina, Tantum Ergo, và cô cũng là ca sĩ hát chính trong buổi ra mắt của tác phẩm Mass in F của ông vào tháng 9[15] năm 1814.[14] Mối quan hệ tình cảm cũng phát triển phức tạp và có nhiều khả năng Schubert muốn kết hôn với Grob nhưng không thành.[16] Năm 1815 Luật kết hôn quá hà khắc với yêu cầu chú rể phải chứng minh được khả năng có thể nuôi sống gia đình.[17] Tháng 11 năm 1816, sau khi không được nhận công việc ở Laibach (bây giờ là Ljubljana, Slovenia) ông gửi cho Heinrich - anh của Grob - một tập tác phẩm mà gia đình bà còn giữ đến đầu thế kỉ 20.[18]

Năm 1815 là năm Schubert tập trung vào sáng tác, ông viết đến 9 tác phẩm cho nhà thờ, 140 ca khúc nghệ thuật (lieder), một bản giao hưởng.

Phong cách sáng tác[sửa]

Giai đoạn Âm nhạc Cổ điển - Trường phái cổ điển Vienna (1730 -1820) khép lại với những tên tuổi lừng lẫy như Haydn, Mozart, Beethoven để mở ra một giai đoạn mới - giai đoạn Âm nhạc Lãng mạn (1800 - 1910) Những nhà soạn nhạc thời kì Lãng mạn thường lấy cảm hứng từ văn học, hội họa hay từ những nguồn ngoài thế giới âm nhạc. Vì vậy, âm nhạc chương trình được phát triển rất mạnh mẽ và dẫn đến sự ra đời của thể loại thơ giao hưởng.Các bài thơ trong thế kỉ 18 và 19 là cơ sở đề hình thành nên các bài hát nghệ thuật mà trong đó các nhà soạn nhạc dùng âm nhạc để khắc họa hình ảnh và tâm trạng của lời ca. Sự huy hoàng của âm nhạc lãng mạn lan toả suốt thế kỷ XIX với rất nhiều nhà soạn nhạc ưu tú như Mendelssohn, Schumann, Chopin, Liszt hay Tchaikovsky nhưng trong đó người khai phá và là "nhân vật vĩ đại" đầu tiên chính là Franz Schubert. Schubert sáng tác đủ các thể loại âm nhạc: giao hưởng, Sonat, nhạc thính phòng, bài hát. Schubert là người đầu tiên đưa bài hát đến tầm khái quát cao, đồng thời giữ được vẻ tự nhiên ban đầu của nó. Schubert trở nên bất tử qua 600 bài hát mà ông sáng tác (nên giao hưởng và opera của ông bị khuất lấp, bị rơi vào lãng quên lúc sinh thời). Sau khi Schubert qua đời, các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của mình, một phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt, Robert Schumann, Felix Mendelssohn. Schubert được coi là ánh bình minh của chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc Ông được xếp vào hàng các nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của nhân loại.

Tham khảo[sửa]

  1. Rita Steblin, "Franz Schubert – das dreizehnte Kind", Wiener Geschichtsblätter, 3/2001, 245–265.
  2. Wilberforce (1866), p. 2: "the school was much frequented"
  3. 3,0 3,1 Duncan (1905), p. 3
  4. Gibbs (2000), p. 25
  5. Maurice J. E. Brown, The New Grove Schubert, ISBN 0-393-30087-0, pp. 2–3
  6. Wilberforce (1866), p. 3
  7. 7,0 7,1 Gibbs (2000), p. 26
  8. Duncan (1905), pp. 5–7
  9. 9,0 9,1 Duncan (1905), p. 7
  10. Gibbs (2000), p. 29
  11. 11,0 11,1 Duncan (1905), p. 9
  12. Frost, p. 9
  13. Duncan (1905), p. 10
  14. 14,0 14,1 Duncan (1905), pp. 13–14
  15. Erich Benedikt, "Notizen zu Schuberts Messen. Mit neuem Uraufführungsdatum der Messe in F-Dur", Österreichische Musikzeitschrift 52, 1–2/1997, p. 64
  16. Steblin
  17. Gibbs (2000), p. 39
  18. Newbould (1999), p. 64

Liên kết ngoài[sửa]

Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây