Sáo (nhạc cụ)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm


Tập tin:Shinobue and other flutes.jpg
Hình ảnh của một số loại Sáo

Sáo là nhạc cụ thổi hơi có từ thời kỳ cổ đại, rất nhiều nước trên thế giới sử dụng sáo với nhiều hình dáng và cấu tạo có thể khác nhau. Ở Việt Nam sáo ngang rất thông dụng và có nhiều loại. Sáo ngang lúc đầu có 6 lỗ bấm cách đều nhau nhưng về sau không còn được sử dụng. Loại sáo ngang ngày nay có các lỗ bấm theo hệ thống thất cung (Do Re Mi Fa Sol La Si) với tên gọi khác nhau căn cứ vào âm trầm nhất mà sáo có thể phát ra.

Mỗi loại sáo có tông riêng nên người diễn thường chọn loại sáo làm sao để phù hợp với bài bản. Một số sáo cải tiến được khoét thêm một số lỗ bấm phụ trên thân sáo, giúp việc diễn tấu các nốt thăng/giáng dễ dàng.

Nhìn chung sáo ngang thường làm bằng ống trúc, ống nứa hoặc ống rùng, thỉnh thoảng người ta tạo ra loại sáo bằng kim loại hoặc bằng gỗ đều sử dụng tốt. Về cơ bản, sáo ngang có 1 lỗ thổi nằm cùng hàng với 6 lỗ bấm. Ngoài ra còn 1 lỗ dán màng (sáo Trung Quốc), lỗ âm cơ bản và những lỗ để buộc dây treo hay tua trang trí.

Lỗ âm cơ bản là lỗ khoét cuối ống, quyết định âm trầm nhất khi ta bịt kín tất cả những lỗ bấm. Âm trầm này dùng để xác định tên gọi của loại sáo. Tuy nhiên, có những cây sáo không có lỗ âm cơ bản nếu chúng bị cắt cụt ngay chỗ đó. Để xác định tên gọi người ta căn cứ vào đầu lỗ của ống sáo và cho đó là lỗ âm cơ bản. Tuỳ vào từng loại sáo, lỗ âm này có thể có hoặc không.

Thông thường sáo ngang có âm vực rộng 2 quãng tám. Dù sáo âm thấp hay cao đều có âm sắc trong sáng, tươi tắn, gợi nhớ khung cảnh đồng quê. Tuy nhiên người ta có thể sử dụng chúng để diễn tả những giai điệu buồn man mác.

Về cách thổi nghệ sĩ thường sử dụng kỹ thuật rung, đánh lưỡi (đơn, kép và tam) hoặc phi (một cách rung lưỡi cổ truyền). Ngoài ra còn cách nhấn hơi, luyến hơi, vuốt hơi, âm bội và ngón vỗ...

Các loại sáo[sửa]

Tập tin:Piccolo.jpg
Piccolo, một loại sáo có xuất xứ từ Ý
Tập tin:Western concert flute 2.JPG
Sáo flute dùng trong hoà tấu của phương Tây, được ghép nối từ 3 đoạn.
Tập tin:Vietnamese flute.JPG
Cây sáo 6 lỗ truyền thống ở Việt Nam
Tập tin:Diffenent sizes of Dizi.jpg
Các loại dizi khác nhau
Tập tin:Bawuphoto.jpg
Một cây bawu tone F (sáo Mèo Trung Quốc)
Tập tin:Eight Flute1.JPG
Bansuri - cây sáo 8 lỗ truyền thống của Ấn Độ
Tập tin:TumpongPhilippines.jpg
Sáo trúc 3 lỗ của Philippines (tumpong)
Tập tin:Panflute1.jpg
Sáo quạt dạng cong
Tập tin:Sikukuna.png
Sáo quạt siku với 3 loại kích cỡ khác nhau
Tập tin:Ocarina shops.jpg
Ocarina Trung Quốc với hình bầu đặc trưng.

Dựa theo cách thổi, sáo có thể phân thành 2 loại: sáo ngang hoặc sáo dọc. Mỗi loại đều rất phong phú về thể loại tuỳ theo quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, phổ biến và đa dạng hơn vẫn là các loại sáo ngang.

Hiện nay, trên thế giới có một số loại sáo được thổi theo tư thế ngang với tên gọi như sau:

Piccolo: sáo nhỏ, có âm thanh rất cao.
Pipeau: sáo 6 lỗ đơn giản.
Syrinx: còn gọi là Sáo thần Păng (pan flute), hình thức sáo ghép như khèn của Việt Nam.
Double flute: sáo đôi hay còn gọi là sáo kép, thổi hai cái một lúc.
Mirliton: sáo sậy trẻ con, đầu bịt vỏ mỏng của củ hành.
Galoubet: sáo 3 lỗ.

Sáo ngang dùng trong dàn nhạc hiện nay có 3 loại: sáo ngang tông Do (loại tiêu chuẩn), sáo ngang tông Re giáng (âm thanh cao hơn nốt viết ½ cung) và sáo ngang tông Mi giáng (âm thanh cao hơn nốt viết 1 cung ½). Sáo ngang tông Do được dùng trong dàn nhạc giao hưởng, hai loại sau thường dùng trong dàn kèn quân nhạc.

Về mặt kỹ thuật, sáo ngang là một thứ nhạc khí rất linh hoạt, chạy được tốc độ nhanh, đáp ứng nhiều lối viết nhạc khác nhau. Dùng sáo ngang rất tốn hơi, nên câu nhạc thường không viết quá dài và phải chú ý dành chỗ lấy hơi.

Nhóm nhạc cụ này còn có piccolo flute, alto flute.

Sáo ngang và dọc (Việt Nam)[sửa]

Tại Việt Nam, phổ biến loại sáo 6 lỗ bấm, 1 lỗ thổi, 1 lỗ âm cơ bản và 2 lỗ treo dây/định âm, âm vực rộng 2 quãng 8, được làm bằng trúc hoặc nứa theo hệ thất cung. Một số sáo cải tiến có nhiều lỗ bấm hơn để thổi các nốt thăng/giáng. Ngoài ra còn có loại sáo dọc, với đầu thổi được thiết kế ở phần đầu thay vì ở phần thân của sáo, các lỗ và thế bấm cũng tương tự như sáo ngang. Loại sáo dọc này sử dụng đầu ngậm để thổi nên dễ điều khiển luồng hơi vào thân sáo để phát ra tiếng hơn sáo ngang. Tuy nhiên, loại sáo này ít được sử dụng phổ biến và đôi khi bị nhầm với tiêu vì cùng thổi dọc. Điểm khác biệt cơ bản giữa sáo dọc và tiêu là ở kích thước, chiều dài, lỗ thổi và vị trí các lỗ bấm.

Recorder[sửa]

Recorder là loại sáo dọc thuộc bộ nhạc cụ gỗ, thịnh hành ở châu Âu. Đặc điểm là dễ thổi và không tốn nhiều hơi, dễ điều khiển luồng hơi hơn sáo ngang. Recorder có 4 loại là Sopranino, Soprano, Tenor và Bass.

Dizi[sửa]

Dizi (笛子, bính âm: dízǐ, Hán-Việt: địch tử, có nghĩa là cây sáo) hay còn gọi là sáo Tàu, là một loại sáo đặc trưng của Trung Quốc với cấu tạo cơ bản gồm 6 lỗ bấm (các cây cải tiến có nhiều lỗ bấm hơn), 1 lỗ thoát âm và 2 lỗ buộc dây trang trí, cũng có tác dụng định âm. Các lỗ bấm này thiết kế theo hệ thống Ngũ cung của âm nhạc Trung Quốc. Ngoài ra một đặc trưng khác của sáo Dizi là có lỗ dán màng nằm giữa lỗ thổi và những lỗ bấm để tạo âm rung. Lỗ này dán 1 màng mỏng bằng ruột cây tre hoặc bằng giấy bóng mỏng hoặc giấy chuyên dụng. Dizi thường có nhiều dây màu quấn quanh thân sáo, ngoài vai trò trang trí, các dây này còn giúp cố định thân sáo chắc chắn, hạn chế các tác động và bị nứt. Dizi thường được ghép lại từ 2 đoạn thông qua khớp nối, có chạm khắc rồng hoặc hoa văn.

Bawu[sửa]

Bawu (, Hán-Việt: ba ô) hay còn được gọi là sáo Mèo Trung Quốc, có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam, là một loại sáo dân tộc nhưng đã dần trở thành nhạc cụ tiêu chuẩn và phổ biến ở Trung Quốc, dùng trong những bản nhạc Hoa hiện đại hay truyền thống. Loại sáo này cũng được một số nhà soạn nhạc và biểu diễn phương Tây sử dụng.

Bawu có cấu trúc đầu lỗ thổi gắn lưỡi gà bằng đồng, 7 hoặc 8 lỗ bấm. Lỗ để xác định âm của cây sáo không tính bằng lỗ cuối mà bằng lỗ bấm thứ 4 tính từ lỗ thổi xa nhất. Bawu thường được làm từ trúc hoặc bằng gỗ.

Nếu kết hợp 2 thanh sáo có tông khác nhau sẽ tạo thành bawu kép (còn gọi là sáo Mèo kép), có thể thổi được nhiều quãng âm hơn.

Ngoài ra còn có bawu dọc (còn gọi là sáo Mèo dọc) dựa theo nguyên lý của bawu thổi ngang, sáo Mèo và sáo bầu. Thay vì cái bầu ốp lên, người ta thường dùng ống to hơn một chút, cấu tạo vẫn giống sáo bawu, sáo Mèo và sáo bầu. Đầu thân bawu có gắn lam (lưỡi gà)đồng. Bawu dọc có 2 tone chính là C & D. Đầu thổi của bawu dọc giống đầu thổi sao dọc Oboe dùng trong nhạc giao hưởng phương Tây.

Sáo Mèo[sửa]

Sáo Mèo là loại nhạc cụ của người H'Mông miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Đặc trưng của sáo Mèo là ở đầu lỗ thổi có gắn thêm lưỡi gà (còn gọi là lam) bằng đồng, và bên dưới cây sáo, gần lỗ thổi có thêm 1 lỗ bấm. Cách thổi của sáo Mèo khác với sáo thông thường. Sáo Mèo Việt Nam phân biệt thành 2 loại riêng là sáo Mèo nam/sáo Mèo nữ (sáo Mèo nam có đường kính ống sáo lớn hơn hẳn sáo Mèo nữ). Lam sáo Mèo cũng có nhiều dạng khác nhau, mỗi loại có ưu nhược điểm riêng.

Sáo Mèo có âm sắc dân tộc vùng núi. Tuy nhiên, đây là loại sáo khó chế tạo và tuổi thọ không cao vì lưỡi gà dễ hư, khó sửa chữa hoặc thay thế.

Sáo bầu[sửa]

Sáo bầu (, Hán-Việt: hồ lô ti, nghĩa là tơ hồ lô, ý chỉ âm thanh mượt mà như sợi tơ) hay còn được gọi là sáo bầu tơ, là một loại sáo của dân tộc thiểu số Trung Quốc với nguồn gốc lâu đời từ trước công nguyên, có hình dạng một quả bầu hồ lô với phần đầu dùng để thổi, phần đáy cắm liền với 3 cây sáo ngắn: một cây thổi chính và 2 cây dùng để bè, kèm theo đó 3 miếng lưỡi gà. Thân quả bầu đóng vai trò như hộp âm của cây sáo, bên ngoài có thể được vẽ, khắc trang trí hoa văn hoặc không.

Ống sáo chính của sáo bầu có khoét 7 lỗ dùng để bấm. Hai ống phụ chỉ để tạo hoà âm.

Sáo bầu có âm lượng tương đối nhỏ nhưng êm dịu.

Pí nài[sửa]

Pí pặp hoặc pí nài (tiếng Thái:ปี่ใน) là nhạc cụ hơi phổ biến ở cộng đồng người Thái ở Việt Nam và Thái Lan. Nó là một ống nứa dài từ 30 đến 40 cm, đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1 cm. Pí pặp có một đầu bịt mấu kín, sát mấu là một lỗ hình chữ nhật với cạnh ngắn 0,4 cm và cạnh dài 1,5 cm. Lỗ này được bịt kín bằng một miếng đồng hoặc bạc dát mỏng chứa bên trong lưỡi gà tam giác.

Trên thân ống, có sáu lỗ bấm nằm từ đoạn giữa ống đến phần cuối ống (một lỗ nằm ở phía mặt sau, năm lỗ còn lại nằm cùng hàng với lưỡi gà). Tuy 6 lỗ bấm nhưng người ta chỉ dùng năm lỗ để tạo ra sáu âm, nếu tính tờ khóa sol pí pặc bắt đầu từ âm thấp nhất là si giáng rồi đến rê, fa, sol, la và đô.

Người ta ngậm phân ống có lưỡi vào miệng, giữ thân ống nằm ngang hơi chếch xuống để thổi. Âm thanh phát ra âm nhưng rè, riêng những âm bồi thì trong và vang.Pí nài có 6 lỗ, thông qua đó nó có thể tạo ra âm thanh khác nhau và 22 nốt nhạc. Pí nài có hình dáng giống với kèn Ô-boa, được xếp vào nhạc cụ hơi. Lưỡi gà của Pí nài được làm bằng Bai – tan, giống như lá cọ.

Pí nài là nhạc cụ do nam giới sử dụng. Họ thường đệm cho bài hát cho con gái. Khi thổi một mình họ chơi lại phần đệm ấy với ít nhiều biến tấu.

Khlui[sửa]

Khlui (tiếng Thái: ขลุ่ย) là một loại sáo dọc từ Thái Lan. Xuất xứ trước hoặc trong thời kỳ Sukhothai (1238-1583AD) cùng với nhiều nhạc cụ Thái. Tuy nhiên, nó đã chính thức được ghi nhận như một công cụ Thái bởi vua Trailokkanat (1431-1488), người đã thiết lập mô hình chính thức của các cụ. Nó là một công cụ reedless, thường làm bằng tre, mặc dù công cụ này cũng được làm từ gỗ cứng hoặc nhựa. Sau nhiều thế hệ thay đổi, nó tồn tại cho đến ngày nay như aw khlui phiang. Có 3 loại Khlui, đó là vẫn còn phổ biến cho tới ngày nay là khlui phiang aw,khlui phiang lib và khlui u.

Sáo Flute[sửa]

Flute thường dùng trong hoà tấu dàn nhạc phương Tây, có thân và nút bấm nổi bằng kim loại, ráp nối từ nhiều đoạn với nhau. FLute có 2 loại thông thương là tone C or B! âm thanh khá sắc nét và tính cảm

Sáo quạt (panflute/panpipes)[sửa]

Sáo quạt là một trong những nhạc cụ cổ xưa nhất của nhạc cụ bộ hơi, bắt nguồn từ châu Âu cổ đại. Sáo quạt có hình dạng như cái quạt, gồm nhiều ống ghép lại với nhau. Có thể ghép cong hoặc thẳng. Sáo quạt dạng thẳng còn có tên gọi là siku.

Ocarina[sửa]

Ocarina là dạng sáo thường được làm từ gốm sứ, tuy nhiên ngày này cũng có thể làm từ những nguyên liệu khác như nhựa, gỗ, thuỷ tinh, kim loại hoặc xương động vật. Ocarina có rất nhiều biến thể, nhưng thường là một không gian kín có từ 4 đến 12 lỗ bấm và 1 lỗ thổi, có thể trang trí nhiều hình vẽ, màu sắc, hoa văn trên bề mặt hoặc không.

Bansuri[sửa]

Bansuri là loại sáo ngang của người vùng Nam Á được làm từ một trục rỗng duy nhất của tre với sáu hoặc bảy lỗ ngón tay. Nó được gắn liền với những câu chuyện tình yêu của Krishna và Radha và cũng được mô tả trong tranh Phật giáo va đạo Hindu từ khoảng 100 CE. Bansuri được tôn kính như là công cụ của Thiên Chúa Chúa Krishna và thường được kết hợp với Krishna Rasa lila ; tài khoản trong thần thoại nói về các giai điệu của tiếng sáo của Krishna có một hiệu ứng đầy mê và khuất phục không chỉ về những người phụ nữ của Braj , nhưng ngay cả trên các động vật của khu vực. Các bansuri Bắc Ấn Độ, thường khoảng 14 inch chiều dài, được sử dụng như một công cụ chủ yếu cho soprano đệm trong tác phẩm nhẹ hơn bao gồm cả nhạc phim . Sự đa dạng bass (khoảng 30 ", E3 tăng lực với A440Hz), đi tiên phong bởi Pannalal Ghosh bây giờ đã là không thể thiếu trong Hindustani âm nhạc cổ điển trong hơn nửa thế kỷ. Bansuri có kích thước từ nhỏ hơn 12" đến gần 40 ".

Nguyên liệu làm sáo[sửa]

Sáo thường được làm từ trúc, nứa hoặc gỗ, ngoài ra còn có thể làm từ nhựa, kim loại (nhôm, inox), xương,... hoặc thâm chí bằng vàng. Mỗi loại vật liệu cho ra một âm sắc đặc trưng khác nhau. Chất lượng vật liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh mà cây sáo phát ra. Riêng với sáo trúc, nứa thì vật liệu dùng để làm sáo thường là cây trưởng thành hoặc tốt hơn là loại đã già, nhiều năm tuổi (nhưng không quá già), âm chắc, đanh, không sâu bệnh hay mối mọt.

Sáo làm từ nhựa hoặc kim loại thường chế biến công nghiệp nên độ chuẩn xác của nốt cao, ít bị sai lệch. Sáo trúc, nứa hoặc gỗ thường chế tạo thủ công nên độ chuẩn xác đòi hỏi rất nhiều ở vật liệu và tay nghề của người chế tạo. Tuy nhiên, các loại sáo này lại cho ra âm sắc hay hơn.

Các tông của sáo[sửa]

Sáo được chế tạo với nhiều tông (tone) khác nhau. Các tông của sáo được liệt kê theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:

  • Tần âm cao
Sol cao(G5)
Fa cao (F5)
Mi cao (E5)
  • Tần âm trung
Re cao (D5)
Do thăng cao/ Re giáng cao (C#5/Db5)
Do trung (C5)
Si (B4)
Si giáng/La thăng (Bb4 hoặc A#4)
  • Tần âm trầm
La trầm (A4)
La giáng trầm/Sol thăng trầm (Ab4 hoặc G#4)
Sol trầm (G4)
Sol giáng trầm/Fa thăng trầm (Gb4 hoặc F#4)
Fa trầm (F4)
Mi trầm (E4)
Mi giáng trầm (Eb4)
Re trầm (D4)
Re giáng trầm/Do thăng trầm (Db4 hoặc C#4)
Do trầm (C4)
  • Tần âm siêu trầm
Si trầm (B3
Si giáng trầm/La thăng trầm (Bb3 hoặc A#3)
La trầm (A3)
Sol trầm (G3)

Các tông cao hơn hoặc thấp hơn vẫn có thể chế tạo nhưng rất hiếm được sử dụng.

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây