Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế
Bản mẫu:Thông tin tổ chức phi lợi nhuận Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là tổ chức theo nhân đạo chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới, thường được gọi là Hội Chữ thập đỏ hay Hội Hồng thập tự, theo biểu trưng đầu tiên của họ. Nó gồm có Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) ở Genève, Hiệp hội Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), và 189 hội Chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia riêng mà hiện nay được là thành viên chính thức của IFRC và được ICRC công nhận. Tất cả những tổ chức này không phụ thuộc nhau theo pháp lý, nhưng có liên quan với nhau do những căn bản, mục đích, biểu trưng, quy chế, và cơ quan giống nhau. Phong trào này tự giác và phi chính phủ. Mục đích đã được tuyên bố là để bảo vệ sự sống và sức khỏe con người, để bảo đảm là con người được tôn trọng, và để tránh và giảm bớt khổ sở, họ không phân biệt theo quốc tịch, dân tộc, tôn giáo hay tín ngưỡng, giai cấp, hoặc quan điểm chính trị.
Lịch sử[sửa]
Ngày 22 tháng 08, 1864, 12 nước kết thúc hội nghị ở Genève và thành lập hội Chữ thập đỏ quốc tế với Hiệp định Genève thứ nhất. Tổ chức này có hơn 97 triệu tình nguyện viên.[1] Các nguyên tắc gốc của phong trào là nhân đạo, vô tư, trung lập, độc lập, tự nguyện, thống nhất, và toàn cầu.
Ý tưởng thành lập Phong trào Chữ thập đỏ là do Henry Dunant (1828-1910), một nhà kinh doanh và nhà hoạt động xã hội người Thụy Sĩ khởi xướng. Hiện nay, Ngày Chữ thập đỏ Thế giới được kỷ niệm hàng năm vào ngày sinh (8 tháng 5) của ông.
Biểu trưng[sửa]
Lá cờ của phong trào này là Chữ thập đỏ trên nền trắng. Do biểu tượng này không thích hợp với niềm tin tôn giáo ở một số nước, nên biểu tượng Trăng lưỡi liềm đỏ được dùng thay ở các nước Hồi giáo phần nhiều. Ngày 8 tháng 12 năm 2005, một hội nghị ngoại giao bổ sung Hiệp định Genève thứ nhất, để những hội quốc gia của phong trào sử dụng lá Tinh thể Đỏ (cũng được gọi là "Pha lê Đỏ"), biểu trưng thứ ba của Phong trào, với biểu trưng đặc biệt của hội ghép vào giữa. Hành động này để hội Magen David Adom của Israel gia nhập, tại vì trước đây họ sử dụng và đặt tên theo biểu trưng Ngôi sao David đỏ. Trước đây, Iran còn dùng biểu tượng sư tử đỏ. Ngoài ra, các hội chữ thập đỏ quốc gia còn có thể dùng biểu trưng riêng bên cạnh chữ thập đỏ truyền thống.
-
Flag of the Red Crystal.svg
Lá cờ hình thoi đỏ
-
Flag of the Red Cross.svg
Chữ thập đỏ (Các nước có truyền thống Cơ đốc giáo và tôn giáo khác)
-
Flag of the Red Crescent.svg
Trăng lưỡi liềm đỏ (Thế giới Hồi giáo)
-
Emblem of the IFRC.svg
Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ (Một nỗ lực dung hòa)
-
Red Star of David.svg
Ngôi sao David đỏ (Israel)
-
Red Lion with Sun.svg
Sư tử đỏ (Iran)
Xem thêm[sửa]
Chú thích[sửa]
Tham khảo[sửa]
Liên kết ngoài[sửa]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế |
- Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế
- Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế
- Hiệp Hội Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
|
Bài
này
còn
sơ
khai. Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài. |