Châu Đại Dương
Châu Đại Dương
Diện tích |
8,525,989 km2
(3,291,903 sq mi) |
---|---|
Dân số | 32.000.000 (hạng 6) |
Quốc gia | Bản mẫu:Collapsible list |
Lãnh thổ phụ thuộc | Bản mẫu:Collapsible list |
Ngôn ngữ | Bản mẫu:Collapsible list |
Múi giờ | UTC+8 tới UTC-6 |
Châu Đại Dương là một khu vực địa lý, thường là địa chính trị, bao gồm một loạt các vùng đất chủ yếu là đảo nằm trong Thái Bình Dương và khu vực cận kề. Châu Đại Dương là một trong số các châu lục[1][2][3] được ghi nhận và nó cũng là một trong số 8 khu vực sinh thái đất liền.
Thuật ngữ châu Đại Dương là phiên âm từ cụm từ tiếng Trung 大洋洲 để chỉ "Oceania" trong tiếng Anh hay "Océanie" trong tiếng Pháp. Từ tiếng Pháp Océanie được nhà địa lý học người Pháp Conrad Malte-Brun tạo ra vào khoảng năm 1812.[4]. Từ này xuất phát từ oceanus trong tiếng Latinh, có nguồn gốc từ ὠκεανός (ōkeanós) trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là đại dương.
Về mặt dân tộc học, các đảo được gộp trong châu Đại Dương được chia ra thành các khu vực nhỏ hơn, bao gồm Australasia, Melanesia, Micronesia, Polynesia[5]. Các phần nhỏ của Melanesia và toàn bộ Micronesia cùng Polynesia không tạo thành phần đại lục của châu Đại Dương.
Ranh giới của châu Đại Dương được xác định theo nhiều cách khác nhau. Phần lớn các định nghĩa coi các phần thuộc Australasia như Australia, New Zealand, New Guinea, một phần nhất định của quần đảo Mã Lai là thuộc châu Đại Dương[6][7][8]
Phạm vi[sửa]
Theo truyền thống, châu Đại Dương được hiểu như là bao gồm các khu vực: Australasia, Micronesia, Melanesia và Polynesia. Tuy nhiên, diễn giải các khu vực này cũng không cố định; các nhà khoa học và địa lý ngày càng có xu hướng chia châu này thành hai khu vực gọi là châu Đại Dương gần và châu Đại Dương xa[9]
Phần lớn châu Đại Dương bao gồm các đảo quốc, mỗi đảo quốc bao gồm hàng nghìn đảo san hô vòng và đảo núi lửa, với dân số ít. Australia là quốc gia đại lục duy nhất còn Papua New Guinea là quốc gia duy nhất có biên giới bộ với Indonesia (khi coi toàn bộ Indonesia thuộc về châu Á) hay Indonesia là quốc gia duy nhất có biên giới bộ với Malaysia, Đông Timor, Papua New Guinea (khi coi các đảo thuộc phía đông nước này thuộc về Melanesia của châu Đại Dương). Trong trường hợp Melanesia mở rộng tới các đảo phía đông Indonesia thì điểm cao nhất châu Đại Dương thuộc về đỉnh Puncak Jaya ở tỉnh Papua với độ cao tới 4.884 m (16.024 ft) còn điểm thấp nhất thuộc về hồ Eyre, Australia với độ cao -16 m (-52 ft) so với mực nước biển.
Các khu vực[sửa]
Định nghĩa các khu vực của châu Đại Dương phụ thuộc vào từng nguồn. Bảng dưới đây chỉ ra các phân khu và quốc gia của châu Đại Dương theo biểu đồ phân chia khu vực địa lý của Liên hiệp quốc[8].
Đọc thêm[sửa]
- Danh sách các quốc gia châu Đại Dương theo GDP danh nghĩa 2009
- Danh sách các quốc gia châu Đại Dương theo GDP danh nghĩa 2012
- Danh sách các quốc gia châu Đại Dương theo GDP trên người 2012
- Danh sách các quốc gia châu Đại Dương theo GDP trên người 2009
Ghi chú[sửa]
- ↑ The Atlas of Canada - The World - Continents
- ↑ Danh sách các thành viên IOC (122) theo châu lục. Ủy ban Olympic quốc tế: kỳ họp 112, Moskva, 2001
- ↑ Encarta Mexico "Oceanía"
- ↑ Bản mẫu:OED
- ↑ "Oceania". 2005. The Columbia Encyclopedia, ấn bản lần 6. Nhà in Đại học Columbia.
- ↑ Merriam Webster's Online Dictionary (dựa trên quyển Collegiate, ấn bản lần thứ 11.) 2006. Springfield MA: Merriam-Webster, Inc.
- ↑ Xem The Atlas of Canada - The World - Continents
- ↑ 8,0 8,1 United Nations Statistics Division - Countries of Oceania
- ↑ Ben Finney, The Other One-Third of the Globe, Journal of World History, quyển 5, số 2, mùa thu, 1994
- ↑ Theo bản đồ/phân loại của Liên hợp quốc ngoại trừ một vài điểm có ghi chú. Phụ thuộc vào từng định nghĩa, các lãnh thổ khác nhau có thể coi là thuộc châu Đại Dương hay châu Á hoặc Bắc Mỹ.
- ↑ Phạm vi sử dụng của thuật ngữ này không cố định. Liên hiệp quốc gọi khu vực này là "Australia và New Zealand."
- ↑ New Zealand cũng hay được coi là thuộc Polynesia thay vì Australasia.
- ↑ 13,0 13,1 Đảo Christmas và quần đảo Cocos (Keeling) là các lãnh thổ ngoài của Australia trong Ấn Độ Dương, phía tây nam Indonesia.
-
↑
Ngoại
trừ
các
phần
thuộc
Indonesia,
các
vùng
lãnh
thổ
đảo
tại
Đông
Nam
Á
(theo
Liên
hiệp
quốc)
nói
chung
được
tính
vào
khu
vực
này.
- ↑ Indonesia nói chung được coi là thuộc Đông Nam Á (LHQ); nhưng một phần các đảo phía đông đôi khi đượp gộp trong Australasia hay Melanesia. Số liệu bao gồm phần của đảo New Guinea thuộc Indonesia (tỉnh (Irian Jaya) và quần đảo Maluku.
- ↑ Papua New Guinea thường được coi là một phần của Australasia cũng như của Melanesia.
- ↑ Ngày 7-10-2006, chính quyền Palau đã chuyển van phòng từ Koror tới Melekeok, cách Koror khoảng 20 km về phía đông bắc trên đảo Babelthuap.
-
↑
Ngoại
trừ
bang
Hawaii
của
Hoa
Kỳ,
nằm
xa
Bắc
Mỹ
lục
địa
trong
Thái
Bình
Dương
và
đảo
Phục
Sinh,
lãnh
thổ
của
Chile
ở
Nam
Mỹ.
-
↑
Fagatogo
là
nơi
có
trụ
sở
của
chính
quyền
Samoa
thuộc
Mỹ.
-
↑
Tokelau,
không
có
trung
tâm
hành
chính.
Mỗi
đảo
san
hô
vòng
đều
có
trung
tâm
hành
chính
riêng
của
chính
nó.
* Những quốc gia độc lập là thành viên Liên hiệp quốc.
Liên kết ngoài[sửa]
- Jane's Oceania Home Page
- Oceania photos and information
- Open-Site Oceania - Information about the different countries of Oceania
- Oceania Paper Money - Japanese occupation currency
- Anglican history in Oceania - primary texts
- Early Societies of Oceania, 3500 TCN- 500 TCN - historical map.
Bản mẫu:Châu lục Bản mẫu:Quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Đại Dương Bản mẫu:Khu vực
Liên kết đến đây
- Ấn Độ Dương
- Bảng chữ cái Latinh
- Bóng đá
- Châu Á
- Chi Lúa miến
- Cừu nhà
- Gà
- Giáo hội Công giáo Rôma
- Indonesia
- Kênh đào Suez
- Xem thêm liên kết đến trang này.