Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
  1. đổi
Tập tin:Congảtong.jpg
Một con gà trống
Tập tin:Vinhhoa.png
Hình ảnh gà trong một poster tranh dân gian ở Việt Nam

hay gà nhà, (danh pháp hai phần: Gallus gallus, Gallus gallus domesticus) là một loài chim đã được con người thuần hoá cách đây hàng nghìn năm. Một số ý kiến cho rằng loài này có thuỷ tổ từ loài chim hoang dã Ấn Độ và loài gà rừng lông đỏ nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á. Trong thế giới loài chim, gà là loài vật có số lượng áp đảo nhất với 24 tỉ cá thể (thống kê đến năm 2003).[1]

Con người thường sử dụng thịt gà, trứng gà và lông gà. Ngoài ra, ngày nay, người ta còn dùng gà để làm các thí nghiệm nghiên cứu khoa học trong các ngành sinh học, vật lý, hoá học.

Đặc điểm và môi trường sống[sửa]

Gà là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, chúng thường bới đất tìm hạt cây, côn trùng, thằn lằn hoặc chuột nhắt con.

Tuổi thọ của gà có thể từ năm đến mười năm tùy theo giống.[2] Con gà mái già nhất thế giới sống được 16 năm và được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness.[3] Gà trống thường trông khác biệt với gà mái bởi bộ lông sặc sỡ, chiếc đuôi dài và bóng, lông nhọn trên cổ và lưng thường sáng và đậm màu hơn. Tuy vậy, ở một số giống gà như giống Sebright thì gà trống có màu giống gà mái, chỉ khác chút ít ở phần lông cổ hơi nhọn. Có thể phân biệt trống - mái dựa trên mào gà hoặc sự phát triển của cựa ở chân gà trống. Gà trưởng thành còn có những yếm thịt trên cổ phía dưới mỏ. Cả gà trống và mái đều có mào và yếm thịt, tuy nhiên ở đa số giống gà thì những đặc điểm này chỉ nổi bật ở gà trống. Ở một số giống, xảy ra đột biến khiến dưới đầu gà có một phần lông trông tựa như râu ở người.

Mặc dù nhìn chung những cá thể gà nhẹ cân có thể bay quãng ngắn, chẳng hạn bay qua hàng rào hoặc bay lên cây, nhưng gà nhà không có khả năng bay xa. Gà thỉnh thoảng bay từng chập khi chúng khám phá khu vực xung quanh nhưng thường chỉ viện đến khả năng bay khi muốn tháo thân khỏi nguy hiểm.

Tập tính[sửa]

Tập tính xã hội[sửa]

Gà là loài chim sống thành đàn. Chúng có cách tiếp cận mang tính cộng đồng đối với việc ấp trứng và nuôi gà con. Các cá thể gà trong đàn sẽ giành giật nhau chiếm ưu thế, thiết lập ra cái gọi là "tôn ti xã hội", trong đó những cá thể ưu thế có đặc quyền tiếp cận thức ăn và địa điểm làm tổ. Việc gà trống hoặc gà mái mất khỏi đàn sẽ phá vỡ trật tự này một thời gian ngắn cho đến khi một tôn ti mới được thiết lập. Việc bổ sung gà mái - đặc biệt là gà trẻ - và đàn có sẵn có thể dẫn đến đánh nhau và thương tích. Khi gà trống tìm ra mồi, nó sẽ cục tác, nhặt thức ăn và thả xuống, gọi các gà khác đến ăn trước. Tương tự, có thể quan sát thấy hành vi này ở gà mẹ khi chúng gọi gà con đến ăn.

Gà trống thường gáy to vào buổi sáng. Tiếng gáy của gà trống (thường có âm lượng lớn, thỉnh thoảng gây chói tai) còn là tín hiệu thông báo cho các gà trống khác về lãnh thổ. Tuy nhiên, gà có thể gáy khi bất ngờ bị phá rối. Gà mái cục tác ầm ĩ sau khi đẻ trứng và khi gọi gà con. Gà cũng có "tiếng kêu cảnh báo" âm lượng thấp khi chúng cho rằng có sự xuất hiện của loài ăn thịt.

Gà mái[sửa]

Để bắt đầu màn tỏ tình, một số gà trống nhảy vòng tròn xung quanh hoặc gần gà mái, hạ thấp chiếc cánh gần nhất với gà mái (gọi là gù mái).[4] Sau khi được gà mái đáp lại, cuộc giao phối có thể bắt đầu (gọi là đạp mái).

Nhảy ổ[sửa]

Gà mái thường đẻ trứng trong những chiếc tổ đã có sẵn trứng từ trước; ngoài ra, người ta còn quan sát thấy chúng chuyển trứng từ tổ của những con khác sang tổ của mình. Do tập tính này mà một đàn gà chỉ có một số địa điểm đẻ trứng yêu thích thay vì mỗi con có một tổ khác nhau. Gà mái thường tỏ ra thích đẻ trứng có một nơi nhất định. Hai hoặc nhiều gà có thể cố gắng chia sẻ ổ với nhau cùng một lúc. Trong trường hợp ổ quá nhỏ hoặc một con gà quá cương quyết không chịu rời đi thì các gà mái sẽ cố nằm đè lên nhau. Có bằng chứng cho thấy các cá thể gà mái hoặc thích làm tổ một mình hoặc làm tổ tập thể.[5] Có những người nuôi gà dùng trứng giả làm bằng nhựa hoặc đá để khuyến khích gà đẻ trứng mà ở mà họ muốn.

Đòi ấp và úm gà[sửa]

Tập tin:Embryo.ogv
Các giai đoạn thai nghén ban đầu và tuần hoàn máu trong phôi gà

Trong tự nhiên, đa số gà chỉ đẻ đầy một ổ trứng rồi ngưng và bắt đầu ấp. Hành vi này được gọi là đòi ấp. Gà đòi ấp sẽ ngưng đẻ để chỉ tập trung vào việc ấp trứng (một ổ khoảng 12 quả). Trong thời gian này, gà ít ra khỏi tổ để ăn hay tắm, đồng thời sẽ mổ nếu bị làm phiền hoặc bị đẩy khỏi ổ. Gà mái duy trì nhiệt độ và độ ẩm trong tổ, đồng thời lật trứng trong giai đoạn đầu.

Hết thời gian ấp (khoảng 21 ngày),[4] trứng gà sẽ nở. Do trứng chỉ phát triển khi được gà ấp nên tất cả số trứng sẽ nở chỉ trong một hoặc hai ngày, dù cho thời gian gà đẻ trứng có thể trải dài trong hai tuần. Gà mái có khả năng nghe thấy gà con kêu trong vỏ trước khi trứng nở; nó sẽ nhẹ nhàng cục tác để kích thích gà con mổ vỏ chui ra. Gà con mổ một lỗ thở trên vỏ trứng, thường là ở phần trên của quả trứng. Gà con sau đó sẽ nghỉ ngơi trong vài giờ và hấp thu phần lòng đỏ trứng còn lại trước khi tiếp tục mổ cho đến khi lớp vỏ vỡ ra thành một cái nắp. Chúng chui ra khỏi vỏ và bộ lông được làm khô dưới sức ấm của tổ.

Tập tin:Gamevagacon.JPG
Một bầy gà gồm gà mẹ và các gà con

Gà mái nằm trong tổ khoảng hai ngày sau khi quả trứng đầu tiên nở. Trong thời gian này, gà mới nở sống nhờ vào dinh dưỡng thu được từ phần lòng đỏ trứng chúng hấp thu khi sắp nở. Gà mái rời ổ, bỏ lại những quả trứng không nở được. Gà con mới nở được gà mẹ ra sức bảo vệ và được ấp để giữ ấm khi cần thiết. Gà mẹ dẫn các con tìm thức ăn và nước uống; nó sẽ gọi con khi tìm thấy thứ gì ăn được nhưng hiếm khi mớm trực tiếp cho gà con. Gà mẹ tiếp tục chăm sóc gà con cho đến khi chúng được vài tuần tuổi, sau đó nó sẽ mất dần hứng thú và lại bắt đầu đẻ trứng mới.

Các giống gà lấy trứng hiện đại hiếm khi đòi ấp trứng. Những con nào còn đòi ấp thì thường bỏ ngang giữa chừng. Tuy vậy, một số giống như gà Tam hoàng, gà Cornwall gà ác thường xuyên đòi ấp và là những bà mẹ tuyệt vời, không chỉ ấp trứng gà giỏi mà còn ấp cả các loại trứng nhỏ hơn như trứng chim cút, gà lôi, gà tây hoặc ngỗng. Có khi vịt cũng ấp trứng gà.

Phôi học[sửa]

Năm 2006, các nhà khoa học nghiên cứu tổ tiên của chim đã "bật" một gien lặn talpid2 trên gà và khám phá ra sự hình thành hàm răng ở giai đoạn phôi gà, tương tự những gì đã tìm thấy trên các hóa thạch chim cổ. John Fallon - giám sát dự án - cho hay gà có "...giữ lại khả năng tạo răng, dưới các điều kiện nhất định...."[6]

Giống gà[sửa]

Nguồn gốc[sửa]

Gà nhà có nguồn gốc là gà rừng lông đỏ (Gallus gallus) và được phân loại khoa học vào cùng loài này.[7] Phân tích gien gần đây hé lộ rằng ít nhất gien da vàng ở gà là do lai giống với gà rừng lông xám (G. sonneratii).[8] Quan niệm chăn nuôi gia cầm truyền thống được từ điển bách khoa Encyclopædia Britannica (2007) viết như sau: "Con người lần đầu tiên thuần hóa gà tại tiểu lục địa Ấn Độ với mục đích để làm gà chọi ở châu Á, châu Phi và châu Âu. Có rất ít sự chú ý chính thức dành cho việc nuôi lấy trứng hay lấy thịt..."[9] Vào thập niên trước, đã có nhiều nghiên cứu về gien. Dựa theo nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học người Nhật, một vụ thuần hóa đơn lẻ ở nơi mà ngày nay thuộc Thái Lan đã tạo nên loài gà có khác biệt rất ít so với các giống gà hiện đại.[10] Tuy nhiên, nghiên cứu đó về sau bị phát hiện là dựa trên các số liệu không đầy đủ. Các nghiên cứu về sau chỉ ra nhiều nguồn gốc của gà với nhánh ở châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Phi, đều bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ - nơi có nhiều haplotype độc đáo.[11][12] Người ta công nhận rằng gà rừng, tức "gà tre" trong nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á, là một loại gà lôi đặc biệt đã thích nghi nhằm tận dụng lượng trái cây dồi dào sinh ra trong giai đoạn cuối của vòng sinh trưởng dài 50 năm của cây tre nhằm tăng sinh sản.[13] Theo Daniel H. Janzen từ Đại học Pennsylvania, trong quá trình thuần hóa gà, con người đã lợi dụng sự mắn đẻ mà gà có được khi chúng có nhiều thức ăn.[14]

Dựa theo các giả định cổ khí hậu học, có nghiên cứu vào năm 1988 cho rằng gà được thuần hóa ở vùng Hoa Nam vào năm 6000 trước Công nguyên.[15] Tuy vậy, một nghiên cứu vào năm 2007[16] cho rằng "chưa biết liệu những con chim này có đóng góp nhiều cho sự hình thành gà nhà hiện đại hay là không. Gà xuất xứ từ Văn minh lưu vực sông Ấn (2500-2100 trước Công nguyên), nơi mà ngày nay thuộc Pakistan, có thể là nguồn chính cho sự lan truyền của gà trên toàn thế giới." Một con đường dẫn về phương bắc đã đưa gà đến lòng chảo Tarim Trung Á. Gà đến châu Âu (România, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ukcraina) vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên.[17] Tây Âu tiếp xúc với gà muộn hơn, khoảng vào thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên. Người Phoenicia đã mang gà dọc theo bờ biển Địa Trung Hải đến bán đảo Iberia. Việc nuôi gà phát triển dưới thời Đế quốc La Mã nhưng suy giảm trong thời Trung Cổ.[17] Dấu tích của gà ở Trung Đông có từ trên 2000 năm trước Công nguyên tại Syria. Thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên chỉ ghi nhận quá trình nam tiến của gà. Chúng đến Ai Cập để phục vụ trò đá gà của con người vào khoảng năm 1400 TCN và sau đó được nuôi rộng rãi dưới thời Ai Cập Ptolemy (khoảng năm 300 TCN).[17] Có ít thông tin về việc gà đến châu Phi. Có ba khả năng về việc gà đến châu Phi vào thiên niên kỷ 1 TCN: (1) qua thung lũng sông Nin của Ai Cập, (2) qua giao thương giữa Đông Phi với Hy Lạp-Lã Mã hoặc với Ấn Độ và (3) từ Carthage và người Berber qua sa mạc Sahara. Dấu vết sớm nhất là từ Mali, Nubia, Bờ biển Đông và Nam Phi với niên đại là giữa thiên niên kỷ 1 TCN.[17] Câu hỏi rằng liệu gà nhà đã có tại châu Mỹ từ trước khi người châu Âu xâm chiếm châu lục này hay không vẫn đang trong vòng tranh luận, tuy nhiên loại gà đẻ ra trứng màu xanh chỉ có tại châu Mỹ và châu Á; điều này gợi ý rằng châu Á là nguồn gốc của những con gà đầu tiên ở châu Mỹ.[17]

Sự thiếu thốn số liệu từ Thái Lan, Nga, tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á và Hạ Sahara thuộc châu Phi đã gây khó khăn cho việc vạch ra một tấm bản đồ thể hiện sự lan rộng của gà ở những vùng này; các mô tả và nghiên cứu tốt hơn về gien đối với các giống gà bị đe dọa tuyệt chủng có thể sẽ giúp nghiên cứu về các khu vực này.[17]

Nam Mỹ[sửa]

Một biến thể gà khác thường có nguồn gốc Nam Mỹ được gọi là araucana, được người Mapuche ở miền nam Chile nuôi. Araucana đẻ ra những quả trứng có màu xanh dương pha xanh lá cây. Từ lâu người ta đã cho rằng araucana có mặt ở Nam Mỹ từ trước khi người Tây Ban Nha mang theo gà châu Âu đến châu lục này, đồng thời cho rằng araucana là bằng chứng về mối liên hệ tiền Colombo xuyên Thái Bình Dương giữa người châu Á và các dân tộc sống ở Thái Bình Dương, đặc biệt là người Polynesia và Nam Mỹ. Năm 2007, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế ra báo cáo về các kết quả phân tích xương gà tìm thấy ở bán đảo Arauco (Nam Trung Bộ Chile). Xác định cacbon phóng xạ cho thấy đây là xương của những con gà có từ thời tiền Colombo, và phân tích ADN chỉ ra rằng chúng có liên hệ với gà tiền sử ở Polynesia.[18] Các kết quả này có vẻ đã xác nhận rằng gà đến từ Polynesia và tồn tại mối liên hệ xuyên đại dương giữa Polynesia và Nam Mỹ từ trước khi Cristoforo Colombo đến châu Mỹ.[19] Tuy nhiên, một báo cáo về sau cũng dùng mẫu vật đó để phân tích và đi đến kết luận phủ nhận tuyên bố của nghiên cứu trước.[20]

Bệnh trên gà[sửa]

Gà dễ mắc các loại ký sinh, gồm phthiraptera, bét, ve, bọ chét giun đũa cũng như dễ mắc các bệnh tật khác.

Một số bệnh thường gặp trên gà là:

Tên Tên khác Nguyên nhân
Aspergillosis nấm
Cúm gia cầm cúm gà virus
Histomoniasis[21] Blackhead hoặc Enterohepatitis ký sinh protozoa
Botulism ngộ độc
Cage Layer Fatigue thiếu chất khoáng, thiếu vận động
Campylobacteriosis tổn thương mô ruột
Coccidiosis ký sinh trùng
cúm virus
Chướng diều dinh dưỡng không thích hợp
Dermanyssus gallinae ký sinh trùng (bét đỏ)
Chướng trứng trứng quá cỡ
Erysipelas vi khuẩn
Hội chứng xuất huyết gan nhiễm mỡ thức ăn giàu năng lượng
Bệnh tả ở gà vi khuẩn
Đậu mùa ở gà virus
Thương hàn ở gà vi khuẩn
Gallid herpesvirus 1 Viêm thanh khí quản truyền nhiễm virus
Giun nĩa Syngamus trachea giun
Viên phế quản truyền nhiễm virus
Bệnh Gumboro ở gà Gumboro virus
Sổ mũi truyền nhiễm vi khuẩn
Bệnh Lơ-cô Bệnh máu trắng; Lymphoid leukosis Virus máu trắng ở chim
Bệnh Marek virus
Monilia Bệnh nấm men nấm
Mycoplasmas sinh vật tương tự vi khuẩn
Bệnh Newcastle Bệnh dịch tả gà; bệnh gà rù[22] virus
Necrotic Enteritis Viêm hoại tử đường tiêu hóa vi khuẩn
Omphalitis Viêm rốn vi khuẩn, đặc biệt là E.coli[23]
Peritonitis Nhiễm trùng bụng từ lòng trắng trứng
Prolapse
Psittacosis vi khuẩn
Salmonella Salmonella vi khuẩn
Bệnh sùng chân ký sinh trùng
Ung thư biểu mô gai ung thư
Bệnh suy sụn xương ống
Toxoplasmosis ký sinh protozoa
Ulcerative Enteritis vi khuẩn
Ulcerative pododermatitis Bumblefoot vi khuẩn

Trong tôn giáo và thần thoại[sửa]

Xem chi tiết: Gà trong biểu tượng văn hóa

Từ thời cổ đại, gà đã là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa[24] và gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng tôn giáo. Người Hy Lạp sau khi tiếp xúc với văn hóa Ba Tư đã dùng thuật ngữ "chim Ba Tư" để chỉ gà trống "do tầm quan trọng to lớn và công năng tôn giáo của gà trống trong xã hội Ba Tư".[25]

Tại Indonesia, gà mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo Hindu. Gà ở đây được xem là đường nối cho linh hồn xấu xa. Trong buổi lễ, gà bị thắt chân để bảo đảm rằng mọi linh hồn xấu xuất hiện trong buổi lễ sẽ nhập vào gà thay vì nhập vào các thành viên trong gia đình tại đó. Sau lễ, người ta mang gà về nhà và nó lại tiếp tục cuộc sống bình thường.

Người Hy Lạp cổ đại thường không dùng gà để hiến tế, có lẽ là do nó vẫn được xem là loài vật ngoại lai. Nhờ sở hữu tính dũng cảm mà gà trống được cho là tượng trưng của thần Ares, Heracles Athena. Plato thuật lại những lời được cho là cuối cùng từ miệng Socrates trước khi ông chết, đó là "Crito, tôi nợ Asclepius một con gà trống; ông sẽ trả món nợ này hộ tôi chứ?"

Người Hy Lạp tin rằng ngay đến sư tử cũng còn sợ gà trống. Một số truyện ngụ ngôn Aesop có đề cập đến tín ngưỡng này.

Tập tin:Persian Cock.jpg
Gà trống Ba Tư Vatican - bản in vải năm 1919 thể hiện một mẫu vẽ gà trống Ba Tư thuộc Tòa Thánh, niên đại là năm 600. Để ý rằng vầng hào quang thể hiện sự linh thiêng.

Trong kinh Tân Ước, Giê-su đã tiên đoán sự phản bội của Thánh Phêrô: "Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." (Lc 22:34) Lời tiên tri đó đã thật sự trở thành sự thật (Lc 22:61). Điều này khiến gà trống trở thành biểu tượng của sự cảnh giác và sự phản bội. Trong Phúc Âm Mát-thêu, Phúc âm Máccô và Phúc âm Luca của Tân Ước đều đề cập chuyện gà trống đóng vai trò là hiện thân của Giê-su.[26] Vào thế kỷ 6, Giáo hoàng Grêgôriô I tuyên bố gà trống là biểu tượng của Kitô giáo.[27] Vào thế kỷ 9, Giáo hoàng Nicôla I[24] ra lệnh đặt hình gà trống lên tất cả các gác chuông nhà thờ.[28]

Chúa Giê-su so sánh ông với gà mái mẹ khi nói về Jerusalem: "Hỡi Jerusalem, Jerusalem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng hứng." (Mt 23:37; Lc 13:34).

Trong nhiều truyện cổ tích Trung Âu, người ta tin quỷ dữ sẽ chạy trốn khi nghe tiếng gáy đầu tiên của gà trống.

Theo lệ thường, người Do Thái giáo chính thống sẽ đu đưa một động vật ăn kiêng (kosher) quanh đầu mình và xả thịt nó vào buổi chiều trước ngày Yom Kippur - ngày sám hối linh thiêng của người Do Thái - trong một nghi thức gọi là kapparos. Động vật thường dùng là gà hoặc cá do chúng có sẵn (và có kích cỡ vừa tay cầm). Nghi lễ hiến tế này mang ý nghĩa rằng động vật đó sẽ mang đi mọi tội lỗi của người làm lễ. Thịt của con vật sau đó sẽ được bố thí cho người nghèo. Phụ nữ mang gà mái đến dự lễ trong khi đàn ông mang gà trống. Mặc dù nghi lễ này không thực sự mang ý nghĩa hiến tế như trong kinh thánh nhưng cái chết của vật hiến tế nhắc nhở những kẻ sám hối rằng sinh mạng của họ nằm cả trong tay Thượng đế.

Sách Talmud có nói đến việc học hỏi "tính lịch thiệp đối với bạn đời" từ gà trống (Eruvin 100b). Như đã nói ở trên, khi gà trống tìm thấy thứ gì ăn được, nó sẽ gọi các gà mái đến ăn trước. Sách Talmud viết "Giả sử nếu chúng ta không có kinh Torah thì chúng ta sẽ họ sự nhu mì từ mèo, sự cần cù lao động lương thiện từ kiến, sự trinh bạch từ bồ câu và sự lịch thiệp từ gà trống"[29] - (Jonathan ben Nappaha. Talmud: Erubin 100b)

Gà cũng là một trong 12 con giáp. Theo tôn giáo dân gian của Trung Quốc thì gà là món dành riêng để kính dâng lên tổ tiên và thờ cúng thành hoàng, trừ những thần thánh ăn chay như Thích-ca-mâu-ni. Theo một số quan sát thì việc cúng gà thường đi kèm với màn cầu khấn "nghiêm túc", trong khi tại các lễ hội vui vẻ thì người ta dùng thịt lợn nướng thay vì thịt gà. Trong các đám cưới Khổng giáo, gà được dùng làm vật thế thân cho người nào bị bệnh hay vắng mặt (chẳng hạn bị chết bất ngờ) không dự được hôn lễ. Người ta đặt khăn quàng bằng lụa đỏ lên đầu gà, và một người họ hàng gần của cô dâu/chú rể vắng mặt sẽ ôm con gà để tiến hành lễ cưới. Tuy nhiên, ngày nay hiếm có ai còn theo tục này.

Rắn thần được xem là nở ra từ trứng gà trống và sẽ chết khi nghe tiếng kêu của gà trống.

Trong lịch sử[sửa]

Tập tin:Roosters' fight.jpg
Tranh vẽ hai con gà đang đá nhau

Gà chắn hẳn đã sớm được thuần hóa ở Đông Nam Á do từ ngữ để chỉ gà nhà (*manuk) là một phần của ngôn ngữ Nam Đảo nguyên thủy. Gà, chó và lợn là những vật nuôi trong nền văn hóa Lapita[30] - nền văn hóa thời đồ đá mới đầu tiên của châu Đại Dương.[31] Tranh vẽ đầu tiên về gà ở châu Âu được tìm thấy trên món đồ gốm Korinthos niên đại thế kỷ 7 trước Công nguyên.[32][33] Nhà thơ Cratinus gọi gà là "cái chuông cảnh báo của Ba Tư". Vở hài kịch Những Con Chim của Aristophanes (414 trước Công nguyên) gọi gà là "chim Media", ý chỉ nguồn gốc của gà là từ phương Đông. Hình ảnh về gà có trên đồ gốm đỏ và đen của Hy Lạp. Ở Hy Lạp cổ đại, gà còn hiếm và là loại thực phẩm khá danh giá trong các tiệc rượu đêm Hy Lạp. Đảo Delos dường như từng có một trung tâm gây giống gà.

Người La Mã cổ đại dùng gà trong thuật bói chim để nhận lời tiên tri. Một người (gọi là pullarius) sẽ chăm sóc gà, khi nào cần bói thì ông ta sẽ mở lồng và cho nó hạt đậu hoặc một loại bánh ngọt mềm đặc biệt. Nếu con gà ở nguyên trong lồng và gây ra tiếng động ("occinerent"), đập cánh hoặc bay đi thì đó là điềm xấu; nếu con gà ăn ngấu nghiến thì là điềm tốt.[34] Năm 249 trước Công nguyên, trước trận chiến Drepana, vị tướng La Mã là Publius Claudius Pulcher đã sai người vứt "những con gà thiêng"[35] xuống biển do chúng từ chối ăn. Ông còn nói "Nếu chúng nó không ăn thì có lẽ chúng muốn uống nước". Ngay lập tức ông bại trận dưới tay người Carthago và 93 thuyền của La Mã bị đắm. Khi trở về Roma, ông này bị xử tội bất kính và chịu hình phạt nặng nề.

Năm 162 trước Công nguyên, La Mã ra luật Lex Faunia cấm vỗ béo gà mái nhằm để đảm bảo lượng ngũ cốc tích trữ. Do vậy dân La Mã chuyển sang thiến gà trống, kết quả là kích cỡ gà tăng gấp đôi,[36] mặc cho luật của La Mã quy định không được phép ăn gà đã vỗ béo. Luật này được sửa đổi nhiều lần, tuy nhiên dường như không thu được thành công. Sách Apicius viết về ẩm thực của La Mã đã liệt kê 17 món ăn làm từ gà, phần nhiều là các món luộc ăn kèm nước sốt. Người chế biến tận dụng mọi phần của con vật: dạ dày, gan, tinh hoàn và thậm chí cả phần xương bánh lái béo ngậy của con gà (nơi lông đuôi mọc).

Tác giả người La Mã là Columella có nêu lời khuyên về lai giống gà trong quyển thứ tám của bộ chuyên luận về nông nghiệp của ông. Ông xác định có các giống gà gồm Tanagra, Rhodes, Chalcidice và Media (thường bị nhầm thành Melia) - những giống có bộ dạng ấn tượng, bản tính hung hăng và được dùng trong trò chơi đá gà của người Hy Lạp. Tuy nhiên, trong chăn nuôi thì gà bản địa La Mã hoặc gà lai giữa gà mái bản địa và gà trống Hy Lạp lại được ưa chuộng hơn. Cũng theo Columella, một đàn gà lý tưởng nên có khoảng 200 con, có thể do một người trông coi. Nên tránh nuôi gà trắng do chúng không mắn đẻ và dễ bị đại bằng hay chim ó bắt mất. Tỷ lệ gà trống:gà mái nên là 1:5. Riêng gà trống giống Rhodes và Media do có cơ thể to lớn nên không ham muốn giao phối nhiều, vì thế tỷ lệ trống:mái chỉ là 1:3. Gà mái càng to lớn thì càng ít ấp trứng, do vậy tốt hơn hết là để gà mái bình thường ấp số trứng đó. Một gà mái có thể ấp không quá 15-23 quả trứng - phụ thuộc vào thời điểm trong năm - và chăm lo không quá 30 gà con mới nở. Trứng dài và nhọn thì thường nở ra gà trống trong khi đa số trứng tròn thì nở ra gà mái. Columella cũng cho rằng chuồng gà nên quay mặt về hướng đông nam và đặt gần nhà bếp do khói bếp có lợi cho chúng; ông viết "gia cầm sống khỏe nhất trong hơi ấm và khói".[37] Chuồng gà nên có ba gian và có lò sưởi. Nên cho gà tắm trong bụi khô hoặc tro. Columella khuyên cho gà ăn lúa mạch, đậu xanh, hạt kê và cám làm từ lúa mì nếu chúng rẻ tiền. Không nên cho gà ăn thẳng lúa mì do loại lương thực này có hại cho chúng. Ngoài ra có thể cho ăn rơm rạ đã nấu (Lolium sp.), lá và hạt của cỏ linh lăng Medicago sativa L.. Có thể cho gà ăn bã nho, tuy nhiên chỉ nên làm điều này khi gà mái đã ngừng đẻ (tức vào thời điểm giữa tháng 11), bằng không gà sẽ đẻ ít trứng và trứng nhỏ. Khi cho gà ăn bã nho, cần chú ý bổ sung cám. Gà mái bắt đầu đẻ trứng sau Đông chí, khoảng đầu tháng 1 ở những vùng ấm áp và khoảng giữa tháng 2 ở những vùng lạnh hơn. Lúa mạch nấu sơ có tác dụng làm tăng khả năng sinh sản ở gà; nên trộn thứ này với lá và hạt cỏ linh lăng hoặc trộn kèm với đậu tằm hay hạt kê nếu không có cỏ linh lăng. Đối với gà thả vườn, mỗi ngày nên cho chúng ăn hai tách lúa mạch. Columella khuyên nhà nông nên giết thịt gà mái trên 3 tuổi do chúng không còn khả năng đẻ nhiều trứng.

Các nhà đi biển người Polynesia đã mang gà phát tán ra nhiều nơi. Gà đến đảo Phục Sinh vào thế kỷ 12. Ở đây gần như chúng được xem là loài vật nuôi duy nhất. Dân bản địa nuôi gà trong những cái chuồng xây vững chắc bằng đá.[38]

Chăn nuôi gà[sửa]

Xem chi tiết: Chăn nuôi gia cầm
Tập tin:Rooster04 adjusted.jpg
Một con gà trống thả đồng ở một nông trại

Ngành công nghiệp gia cầm toàn cầu hiện đang tiêu thụ khoảng 50 tỷ con gà hàng năm để làm thực phẩm - trứng và thịt.[39][40][41]

Tập tin:Industrial-Chicken-Coop.JPG
Chuồng nuôi gà công nghiệp

Đa số gia cầm được nuôi bằng kỹ thuật thâm canh. Theo Viện Worldwatch thì 74% số thịt gia cầm và 68% số trứng được sản xuất theo lối này. Ngoài ra còn có cách nuôi gà thả vườn.

Sự đối lập giữa hai phương pháp nuôi gà nêu trên đã dẫn đến các vấn đề lâu dài của chủ nghĩa tiêu dùng đạo đức. Phe ủng hộ thâm canh cho rằng phương pháp này giúp tiết kiệm đất đai và thức ăn nhờ tăng năng suất; động vật được chăm sóc với hệ thống thiết bị hiện đại được kiểm soát. Phe phản đối cho rằng nuôi thâm canh gây hại cho môi trường, gây nên các nguy cơ đối với sức khỏe con người và là việc làm vô nhân tính.

Nuôi lấy thịt[sửa]

Xem chi tiết: Gà thịt

Gà sống khoảng sáu năm hay hơn, tuy nhiên gà nuôi lấy thịt thông thường chỉ mất sáu tuần là đạt được kích cỡ giết thịt.[42] Gà nuôi thả vườn hay gà nuôi bằng thực phẩm hữu cơ thường bị giết mổ khi đạt 14 tuần tuổi.

Nuôi lấy trứng[sửa]

Một số giống gà có thể đẻ 300 trứng/năm; sách Kỷ lục Guinness 2011 dẫn ra kỷ lục gà đẻ 371 trứng trong 364 ngày.[43] Khả năng đẻ trứng của gà lấy trứng bắt đầu giảm sau 12 tháng. Gà mái - đặc biệt là những con được nuôi trong hệ thống lồng nối tiếp nhau - rụng đáng kể lông và tuổi thọ sụt giảm từ bảy năm xuống dưới hai năm.[44] Tại Anh và châu Âu, gà lấy trứng khi đó sẽ bị giết thịt và dùng trong thực phẩm chế biến sẵn hoặc bán dưới dạng "gà để nấu súp".[44] Ở một số quốc gia khác, thay vì bị giết thịt thì gà thỉnh thoảng bị ép rụng lông để bắt chúng đẻ trứng tiếp. Người ta thực hiện việc này bằng cách không cho gà ăn (có khi không cho uống) trong khoảng 7 đến 14 ngày[45] hoặc một thời gian đủ dài để làm gà sụt mất 25-35% cân nặng,[46] hoặc tối đa là 28 ngày trong điều kiện thí nghiệm.[47] Việc làm này kích thích gà rụng lông và cũng là kích thích gà đẻ trứng tiếp. Năm 2003, có trên 75% số đàn gà ở Mỹ bị ép phải rụng lông.[48]

Ấp trứng nhân tạo[sửa]

Tập tin:Egg incubator.jpg
Một lò ấp nhân tạo

Việc ấp trứng có thể diễn ra thành công dưới bàn tay con người thông qua máy móc cung cấp môi trường ấp chuẩn xác và có kiểm soát.[49][50][51][52] Thời gian ấp trung bình là 21 ngày nhưng có thể phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm trong lò ấp. Việc điều hòa nhiệt độ là yếu tố tối quan trọng để đảm bảo ấp trứng thành công. Chênh lệch quá 1 °C so với nhiệt độ tối ưu 37,5 °C sẽ làm giảm tỷ lệ trứng nở. Độ ẩm cũng có vai trò quan trọng bởi tốc độ bay hơi nước của trứng phụ thuộc độ ẩm tương đối của môi trường xung quanh. Độ ẩm tương đối nên được tăng lên mức khoảng 70% trong vòng ba ngày cuối của kỳ ấp để giữ cho màng trứng không bị khô sau khi gà con mổ nứt vỏ. Độ ẩm thấp cần được duy trì trong 18 ngày đầu tiên nhằm đảm bảo mức bay hơi nước vừa đủ. Vị trí đặt trứng trong lò cũng có thể ảnh hưởng lên tỷ lệ trứng nở. Nhằm đạt kết quả tốt nhất, nên đặt trứng nằm ngược (đầu hướng xuống) và thường xuyên đảo trứng (ít nhất ba lần/ngày) cho đến trước khi trứng nở từ một đến ba ngày. Nếu không lật trứng thì phôi bên trong có thể sẽ bị dính vào vỏ, khiến gà nở ra bị khuyết tật. Ngoài ra, cũng cần thông gió đầy đủ cho trứng để cung cấp đủ khí ôxy cho phôi. Trứng càng nhiều tuổi thì càng cần thông gió nhiều hơn.

Các lò ấp thương mại là những kệ ấp kích cỡ công nghiệp có khả năng chứa đến 10.000 quả trứng cùng một lúc và đảo trứng một cách hoàn toàn tự động. Lò ấp trong gia đình là những cái hộp chứa được từ 6 đến 75 quả. Lò thường chạy bằng điện. Trong quá khứ lò ấp từng dùng dầu hoặc đèn dầu để giữ ấm.

Gà làm thực phẩm[sửa]

Tập tin:Chicken dish cooking tomatoes mushrooms spices.jpg
Thịt gà nấu nấm, cà chua và gia vị

Thịt gà[sửa]

Xem chi tiết: Thịt gà

Từ lâu, thịt gà là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới. Nếu so sánh với thịt heo và thịt bò thì lượng đạm của thịt gà cao hơn rất nhiều lần, trong khi đó lượng mỡ lại thấp hơn. Ngoài ra, thịt gà được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như cơm gà, gà rán, gà nướng, gà hấp, canh gà, gà luộc xé phay,... Thịt gà là một loại thức ăn nhanh chủ yếu ở các cửa hiệu như McDonald's KFC.

Trứng gà[sửa]

Xem chi tiết: Trứng (thức ăn)

Năm 2009, ước có khoảng 62,1 triệu tấn trứng được sản xuất trên toàn cầu với tổng đàn gà đẻ đạt xấp xỉ 6,4 triệu con. Trứng gà được dùng rộng rãi cho nhiều món ăn khác nhau, trong đó có nhiều loại bánh. Lòng trắng trứng chứa đạm nhưng ít hoặc không có chất béo và có thể dùng để chế biến riêng biệt với lòng đỏ. Vỏ trứng có khi được dùng làm phụ gia thực phẩm để bổ sung canxi. Gà mái có thể đẻ trứng mà không cần gà trống (gà trống chỉ để thụ tinh cho trứng nếu muốn trứng nở ra gà con).

Một số giống[sửa]

Xem chi tiết: Giống gà

Có nhiều loại gà trong nước lẫn ngoài nước:

Trò chơi[sửa]

Xem chi tiết: Đá gà

Ở một số nền văn hóa có trò chơi chọi gà (đá gà).

Tham khảo[sửa]

  1. Theo Firefly Encyclopedia of Birds, Ed. Perrins, Christopher. Buffalo, N.Y.: Firefly Books, Ltd., 2003.
  2. “The Poultry Guide - A to Z and FAQs”. Ruleworks.co.uk. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  3. Smith, Jamon. Tuscaloosanews.com "World’s oldest chicken starred in magic shows, was on 'Tonight Show’", Tuscaloosa News. 6 tháng 8 năm 2006.
  4. 4,0 4,1 Grandin, Temple; Johnson, Catherine (2005). Animals in Translation. New York, New York: Scribner. 69–71. ISBN 0-7432-4769-8.
  5. Sherwin, C.M. and Nicol, C.J., (1993). "Factors influencing floor-laying by hens in modified cages". Applied Animal Behaviour Science, 36: 211-222
  6. Scientists Find Chickens Retain Ancient Ability to Grow Teeth Ammu Kannampilly, ABC News, 2006-02-27. Truy cập 2007-10-01.
  7. A genetic variation map for chicken with 2.8 million single-nucleotide polymorphisms. International Chicken Polymorphism Map Consortium (GK Wong & nnk) 2004. Nature 432, 717-722| DOI PMID 15592405
  8. Eriksson J, Larson G, Gunnarsson U, Bed'hom B, Tixier-Boichard M, et al. (2008) Identification of the Yellow Skin Gene Reveals a Hybrid Origin of the Domestic Chicken. PLoS Genet ngày 23 tháng 1 năm 2008 Genetics.plosjournals.org
  9. Garrigus, W. P. (2007), "Poultry Farming", Encyclopædia Britannica.
  10. Fumihito, A; Miyake, T; Sumi, S; Takada, M; Ohno, S; Kondo, N (ngày 20 tháng 12 năm 1994), “One subspecies of the red junglefowl (Gallus gallus gallus) suffices as the matriarchic ancestor of all domestic breeds”, PNAS 91 (26): 12505–12509 
  11. Liu, Yi-Ping; Wu, Gui-Sheng; Yao, Yong-Gang; Miao, Yong-Wang; Luikart, Gordon; Baig, Mumtaz; Beja-Pereira, Albano; Ding, Zhao-Li; et al. (2006), “Multiple maternal origins of chickens: Out of the Asian jungles”, Molecular Phylogenetics and Evolution 38 (1): 12–19 
  12. Zeder, et al. (2006). "Documenting domestication: the intersection of genetics and archaeology". Trends in Genetics 22 (3): 139–155. doi:10.1016/j.tig.2006.01.007.
  13. King, Rick (ngày 24 tháng 2 năm 2009), “Rat Attack”, NOVA and National Geographic Television, http://www.pbs.org/wgbh/nova/nature/rat-attack.html 
  14. King, Rick (ngày 1 tháng 2 năm 2009), “Plant vs. Predator”, NOVA, http://www.pbs.org/wgbh/nova/nature/plant-vs-predator.html 
  15. West, B.; Zhou, B.X. (1988). "Did chickens go north? New evidence for domestication". J. Archaeol. Sci. 14: 515–533.
  16. Al-Nasser, A. et al. (2007). "Overview of chicken taxonomy and domestication". World's Poultry Science Journal 63: 285–300. doi:10.1017/S004393390700147X.
  17. 17,0 17,1 17,2 17,3 17,4 17,5 CHOF: The Cambridge History of Food, 2000, Cambridge University Press, tập 1, tr. 496-499
  18. DNA reveals how the chicken crossed the sea Brendan Borrell, Nature, 5 tháng 6 năm 2007.
  19. A. A. Storey & nnk, "Radiocarbon and DNA evidence for a pre-Columbian introduction of Polynesian chickens to Chile", Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America, www.pnas.org/cgi/doi/10.1073/pnas.0703993104; John Noble Wilford, "First Chickens in Americas were Brought from Polynesia, The New York Times, 5 tháng 6 năm 2007.
  20. Indo-European and Asian origins for Chilean and Pacific chickens revealed by mtDNA. Jaime Gongora, Nicolas J. Rawlence, Victor A. Mobegi, Han Jianlin, Jose A. Alcalde, Jose T. Matus, Olivier Hanotte, Chris Moran, J. Austin, Sean Ulm, Atholl J. Anderson, Greger Larson and Alan Cooper, "Indo-European and Asian origins for Chilean and Pacific chickens revealed by mtDNA" PNAS ngày 29 tháng 7 năm 2008 vol. 105 no 30 Pnas.org
  21. Bệnh HISTOMONIAD ở gà?, Trang Thông tin hỏi đáp khoa học kỹ thuật, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc
  22. Trương Tấn Liêm – Chi cục Thú y tỉnh Bến Tre, Bệnh Niu-cát-xơn trên gà (bệnh gà rù), Website Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre
  23. Bệnh viêm rốn (Omphalitis) ở gà?, Trang Thông tin hỏi đáp khoa học kỹ thuật, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc
  24. 24,0 24,1 How the Chicken Conquered the World - By Jerry Adler and Andrew Lawler - Smithsonian magazine, June 2012 [1]
  25. John P. Peters (1913), "The Cock", Journal of the American Oriental Society, American Oriental Society, tập 33, tr. 381 (xem)
  26. Tân Ước | Mát-thêu 26:34 | Máccô 14:30 | Luca 22:34 | Mát-thêu 26:74-75 | Máccô 14:71-72 | Luca 22:60-61
  27. The Antiquary: a magazine devoted to the study of the past, tập 17, biên tập bởi Edward Walford, John Charles Cox, George Latimer Apperson, tr. 202
  28. Pennsylvania Museum of Art, The Philadelphia Museum Bulletin (1906), các tập 1 đến 5, Pennsylvania Museum of Art, tr. 14
  29. A Treasury of Jewish Quotations By Joseph L. Baron - 1985
  30. Donald Denoon; Malama Meleisea (2006), The Cambridge History of the Pacific Islanders, Cambridge University Press, tr. 56 ([2] xem])
  31. Michael H. Crawford (2004), Anthropological Genetics: Theory, Methods and Applications, Cambridge University Press, tr. 411 (xem)
  32. Dean Karayanis; Catherine Karayanis (2008), Regional Greek Cooking, Hippocrene Books, tr. 176 ([3] xem])
  33. Anthony F. Chiffolo; Rayner W. Hesse (2006), Cooking With the Bible: Biblical Food, Feasts, And Lore, Greenwood Publishing Group, tr. 207 ([4] xem])
  34. W. and R. Chambers, Chambers's information for the people, Chambers W. and R., tr. 458 ([5] xem])
  35. J. C. McKeown, A Cabinet of Roman Curiosities: Strange Tales and Surprising Facts from the World's Greatest Empire, Oxford University Press, tr. 131 (xem)
  36. Maguelonne Toussaint-Samat, A History of Food, John Wiley & Sons, tr. 305 (xem)
  37. Thomas Greene Fessenden (1828), The New England Farmer, Thomas W. Shepard, tập 6, tr. 69 (xem)
  38. Paul Bahn, John Flenley, The Enigmas of Easter Island, Oxford University Press, tr. 96 (xem)
  39. “Compassion in World Farming - Poultry”. Ciwf.org.uk. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  40. Mackenzie Yang, Next, the Turducken: Scientists Say a Duck Has Fathered a Chicken, TIME ngày 20 tháng 3 năm 2013
  41. Animal Death của Jay Johnston, Fiona Probyn-Rapsey, Sydney University Press, 2013, ISBN 9781743320235, trang 152]
  42. “Broiler Chickens Fact Sheet // Animals Australia”. Animalsaustralia.org. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  43. Craig Glenday (2011), Guinness World Records 2011 (Guinness Book of Records (Mass Market)), Bantam, , tr. 286
  44. 44,0 44,1 Browne, Anthony. “Ten weeks to live”, The Guardian, ngày 10 tháng 3 năm 2002. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2010.
  45. Patwardhan, D. and King, A., (2011). "Review: feed withdrawal and non feed withdrawal moult", World's Poultry Science Journal, 67: 253-268
  46. Webster, A.B., (2003). Physiology and behavior of the hen during induced moult. Poultry Science, 82: 992-1002
  47. Molino, A.B., Garcia, E.A., Berto, D.A., Pelícia, K., Silva, A.P. and Vercese F., (2009), "The Effects of Alternative Forced-Molting Methods on The Performance and Egg Quality of Commercial Layers", Brazilian Journal of Poultry Science, 11: 109-113
  48. Yousaf, M. and Chaudhry, A.S., (2008). "History, changing scenarios and future strategies to induce moulting in laying hens". World's Poultry Science Journal, 64: 65-75
  49. Joe G. Berry. “Artificial Incubation”. Oklahoma Cooperative Extension Service, Oklahoma State University. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  50. Phillip J. Clauer. “Incubating Eggs”. Virginia Cooperative Extension Service, Virginia State University. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  51. “Incubation Handbook”. Brinsea Products Ltd. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  52. “How To Hatch Chicken Eggs”. www.backyardchickens.com. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  53. http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/89245/ga---tro-c-da-u--trung-quoc-tran-ngap-cho.html
  54. http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/89480/ga-thai-han-quoc-thanh-mon-ngon-.html

Sách[sửa]

  • P. Smith (2000), The Chicken Book, Nhà in Đại học Georgia.

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây