Thịt
Thịt thực phẩm là mô cơ của một số loài động vật như bò, lợn, gà,... được dùng làm thực phẩm cho con người.[1] Thịt thực phẩm có nhiều dạng chế biến đưa ra tiêu thụ như ướp lạnh, hun khói, đóng hộp,... nhưng phổ biến nhất là thịt tươi.
Nếu thịt được ướp lạnh ở nhiệt độ từ 0 tới 4 độ C trong vài ngày vẫn được coi là thịt tươi. Thịt làm đông được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn, từ –15 đến –20 độ C, có thể giữ trong nhiều tháng. Mặc dù vậy, loại thịt đông này khi làm nóng sẽ có những biến đổi lý hóa. Ngoài ra còn có loại thịt siêu đông bằng cách làm lạnh thật nhanh xuống tới nhiệt độ - 18 độ C. Cách bảo quản này tốt hơn loại thịt đông thông thường.
Các loại thịt[sửa]
- Thịt heo: Là loại thịt thông dụng nhất, phổ biến nhất và chiếm số lượng nhiều nhất trên thế giới
- Thịt gà: Là loạt thịt phổ biến thứ hai sau thịt heo
- Thịt bò: Là thực phẩm bổ dưỡng và thông dụng
- Thịt bê: Là thịt của những con bê (bò con)
- Thịt cừu: Loại thịt phổ biến ở các nước du mục và phương Tây
- Thịt dê: Phổ biến ở một số nước châu Á
- Thịt chó: Đặc sản ở một số nước
- Thịt vịt
- Thịt mèo
- Thịt ngựa
- Thịt trâu
- Thịt thỏ
- Thịt gà tây
- Thịt chuột
- Thịt đà điểu
- Thịt chim cút
- Thịt ngựa
- Thịt rừng
- Thịt nai
- Thịt rắn: Đặc sản ở một số nước châu Á.
- Thịt bồ câu
Trong cơ cấu tiêu thụ thịt của người Việt, thịt heo chiếm tới 73,3%, thịt gia cầm là 17,5% và chỉ 9,2% còn lại là thịt đỏ (bò, trâu, dê, cừu…)[2].
Tham khảo[sửa]
- ↑ Lawrie, R. A. (2006). Lawrie’s meat science, 7th, Cambridge: Woodhead Publishing Limited. ISBN 978-1-84569-159-2.
- ↑ “Thịt heo vừa ngon và sạch”. Người Lao động (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
Liên kết ngoài[sửa]
|
Bài
này
còn
sơ
khai. Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài. |