Số trời

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

©Trời 1, đất 2, trời 3, đất 4, trời 5, đất 6, trời 7, đất 8, trời 9, đất 10. Số trời 5, số đất 5, năm số lẻ của trời tương hợp với năm số chẵn của đất. Số trời 25, số đất 30. Gộp chung số trời đất là 55. Số 55 bao quát mọi sự biến đổi của trời đất, nó biến hóa như quỷ thần vậy.

Số lớn ngày xưa là 50, kỳ thực dùng có 49 số  1.

Biến hóa như quỷ thần[sửa]

Trời có 5 số lẻ là 1,3,5,7,9, tổng số của số trời là 1+3+5+7+9=25; đất có 5 số chẵn là 2,4,6,8,10, tổng số của số đất là 2+4+6+8+10=30. Số của trời và đất sẽ là 25+30=55.

Tại sao nói 55 số biến hóa như quỷ thần mà không nói biến hóa như âm dương (Thử sở dĩ thành biến hóa, nhi hành "âm dương" dã). Vì nói biến hóa như âm dương thì chưa chạm tới tận cùng của biến hóa. Nói đến quỷ là nói đến tận cùng của âm, lão âm; nói đến thần là nói đến tận cùng của dương, lão dương. Người xưa nói lão âm thành quỷ, lão dương thành thần. Sự kết hợp của lão âm và lão dương thành ra cái gọi là đạo  2 , đạo sinh ra trưởng dương, trưởng âm, thứ dương, thứ âm, thiếu dương, thiếu âm, bao quát đủ hết thảy mọi biến hóa của âm dương. Vì vậy, nói biến hóa như âm dương thì chưa báo quát đủ mọi biến hóa.

Kỳ thực dùng có 49 số[sửa]

Số trời là 1,3,5,7,9; số đất là 2,4,6,8,10. Trong 64 quẻ của Kinh dịch, duy nhất hai quẻ Càn, Khôn có thêm dụng cửu và dụng lục. Sự xuất hiện của dụng cửu và dụng lục trong hai quẻ Càn, Khôn không nhằm thêm đôi dòng triết lí, vì ngay cả khi không có dụng cửu và dụng lục thì bản thân triết lý Kinh dịch cũng đã rất hoàn chỉnh. Sự xuất hiện của dụng cửu và dụng lục kéo theo sự xuất hiện hào từ của dụng cửu và dụng lục. Sự xuất hiện của dụng cửu và dụng lục giúp giải thích vì sao số trời đất có 55 số nhưng trên thực tế chỉ dùng có 49 số. Số Càn là 1 thêm dụng cửu nên số Càn là 1 và 9; số Ly là 3; số Tốn là 5, số Cấn là 7. Số của bốn quái trời (tạm gọi Thiên Quái) Càn-Ly-Tốn-Cấn là 9+1+3+5+7=25. Số Khôn là 8 và 10, khôn dụng lục nên thực tế dùng số Khôn là 6 và 6; số Đoài là 2, số Chấn là 4; số Khảm là 6. Số của bốn quái đất (tạm gọi địa quái) là Khôn-Đoài-Chấn-Khảm là 6+6+2+4+6=24. Số Thiên quái Càn-Ly-Tốn-Cấn hợp với số Địa quái Khôn-Đoài-Chấn-Khảm là 25+24=49 tạo thành Bát quái Càn-Ly-Tốn-Cấn-Khôn-Đoài-Chấn-Khảm nên trên thực tế chỉ dùng 49 số của bát quái mà gồm thâu đủ mọi biến hóa như quỷ thần của trời đất.

Dịch cân kinh[sửa]

Dịch cân kinh gồm 12 tư thế co duỗi gân toàn thân, tương truyền do Đạt Ma tổ sư sáng tác. Tác giả bài viết ủng hộ thuyết Đạt Ma tổ sư sáng tạo ra Dịch cân kinh. Mỗi tư thế trong dịch cân kinh đều là phép co duỗi gân toàn thân, không phải co duỗi gân của mỗi một bộ phận, vì vậy chuyên luyện tập một tư thế cũng đem lại hiệu ứng tốt đối với sức khỏe. Tất nhiên, mỗi thế có một tác dụng chính khác nhau đối với sức khỏe. Có một số cách luyện dịch cân kinh, có thể là tập đủ cả 12 tư thế, hoặc giả là tập duy nhất một tư thế... Lời khuyên là nên hoặc tập đủ cả 12 thế, hoặc tập duy nhất một thế vào mỗi buổi luyện tập. Điều này liên quan tới thiên địa chi số, tới thuyết chân nhân quảng đại ngày xưa thuận theo sự thay đổi của bốn mùa  3 , mà trời đất lấy sự thay đổi của bốn mùa làm nguyên tắc vận hành thiên địa chi số  4 . Tập cả 12 thế thì mỗi thế luyện 4 lần, tổng là 48 lần. Dự bị thế và thu công trên thực tế chỉ là một thế nên tổng cộng có 49 lần. Dự bị thế và thu công nói sơ sài là đứng yên cho khí trầm đan điền. Còn tập mỗi một thế thì tập thế đó 49 lần. Bốn mươi chín lần tập đã đủ cho khí huyết vận hành thông suốt, co duỗi gân toàn thân, con người thuận theo tự nhiên. Trong bài viết, tác giả chỉ giải thích về số lần tập 12 thế dịch cân kinh, điều mà chưa thấy ai giải thích. Việc tập luyện phải có một bản hướng dẫn chi tiết.

Vạn vật nhất thể[sửa]

Vạn vật nhất thể là cảnh giới một người và toàn thể vũ trụ hợp làm một. Đạt tới cảnh giới này, Phật gia gọi là đắc được chân như (tathagata). Trong triết học Trung Quốc, Nho gia phái Mạnh Tử và Đạo gia phái Trang Tử Đều xem cảnh giới thần bí là cảnh giới tối cao, đều xem kinh nghiệm thần bí là thành tựu tối cao của tu dưỡng cá nhân, nhưng phương pháp để đạt tới cảnh giới đó của hai phái thì khác nhau. Phái Mạnh Tử lấy sự nghiệp yêu thương để khử tư dục, phái Trang Tử lấy kinh nghiệm thuần túy để vong ngã  5 . Hệ Từ thượng truyện đã có những đóng góp lớn lao do mở ra một hướng đi đơn giản theo đúng tinh thần giản dị của Kinh Dịch để đạt tới cảnh giới vạn vật nhất thể.

Hệ từ thượng truyện viết: 50 sách (thẻ tre), bỏ đi 1 sách, còn 49 sách. Phân ngẫu nhiên 49 sách vào hai tay trái phải. Thẻ tre ở tay trái gọi là Thiên sách, thẻ tre ở tay phải gọi là Địa sàch. Tay phải rút ra một thẻ, gọi là Nhân sách, biểu thị tam tài Thiên-Địa-Nhân. Kinh Dịch có 64 quẻ, mỗi quẻ 6 hào, tổng cộng có 384 hào, số hào âm là 192, số hào dương là 192. Ban đầu, Dương sách bằng 36, âm sách bằng 24. Do đó, 36 x 192 = 6912; 24 x 192 =4608; 6912 + 4608= 11520, 11520 đại thể là con số của vạn vật. Loại lý số này biểu thị đạo trời, làm cho đức hạnh của người nhất trí với công năng của thần. Hiểu đạo này, có thể đối ứng với tất cả biến đổi, cùng hành động với thần linh  6 .

Thở thì sống (breathing is life). Công năng tự nhiên của mũi là thở, thở bằng mũi. Ngồi ngay thẳng, toàn thân thả lỏng, ban đầu thở những hơi thở ngắn, sau đó kéo dài hơi thở. Bình thường, con người thở 15 lần 1 phút. Kéo dài hơi thở đến 8 lần một phút thì cá nhân hợp nhất với toàn thể vũ trụ. Một ngày đêm có 24 giờ, một giờ 60 phút. Trong một ngày đêm, mỗi phút thở (bao gồm hít vào và thở ra), 11520 : (24 x 60) = 8 lần thì con người hợp nhất với trời đất theo lý số của Dịch.

Chú thích[sửa]

 1 Hệ từ thượng truyện: Thiên nhất, địa nhị, thiên tam, địa tứ, thiên ngũ, địa lục, thiên thất, địa bát, thiên cửu, địa thập. Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhị các hữu các, thiên số nhị thập hữu ngũ, địa số tam thập. Phàm thiên địa chi số, ngũ thập hữu ngũ. Thử sở dĩ thành biến hóa, nhi hành quỷ thần dã. Đại điển chi số ngũ thập, kỳ dụng tứ thập hữu cửu.

 2 Nhất âm nhất dương chi vị đạo.

 3 Trang Tử, Lịch sử triết học Trung Quốc, Phùng Hữu Lan

 4 Kinh dịch.

 5 Chú thích của Phùng Hữu Lan, trang 182-183.

 6 " Phân nhi vị nhị dĩ tượng lưỡng, giải nhất dĩ tượng tam, điệp chi dĩ tứ, dĩ tượng tứ thời, quy kỳ tự lặc dĩ tượng nhuận, ngũ tuế tái nhận, cố tái lặc nhi hậu quải. Càn chi sách, nhi bách nhất thập hữu lục. Khôn chi sách, bách tứ thập hữu tứ, phàm tam bách hữu lục thập, đương kỳ chi nhật. Như thiên chi sách, vạn hữu nhất thiên ngũ bách nhị thập, đương vạn vật chi số dã...Hiển đạo, thần đức hành, thị cố, khã dữ thù tạc, khả dử hựu thần hỹ. Tử viết, tri biến hóa tri đạo giả, kỳ thần chi sở vi hồ." Hệ từ thượng truyện, Kinh Dịch tân giải, Tôn Đức Hậu, Học Uyển Xã, Bắc Kinh, 1990.