Thảo luận:Số trời

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

© chữ này có nghĩa là bản quyền, thật tiện lợi.

Số trời hình như chưa tối ưu :). Số tự nhiên chỉ cần có 4 là A, T, G. C mà có thể mã hóa được hết thảy sự sống. Trong khi máy tính lại chỉ cần 2 số là 1 vào 0 mà cũng mã hóa hết thông tin rồi. Cao Xuân Hiếu 08:31, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (CST)

Ngẫm hay muôn sự tại trời, sau khi suy nghĩ, em xin trả lời đúng là số trời không tối ưu. Người bắt chước đất, đất bắt chước trời...(LaoTzu, Đạo đức kinh)===> người bắt chước trời + nhân vô thập toàn ===> số trời không tối ưu. Hiển.

Thở 8 lần 1 phút thì hợp nhất với trời đất do đó không phải chỉ người mới đắc đạo, vì vậy trong kinh Phật của phái Thiên Thai Tông nói cây cỏ cũng có thể đắc đạo. A,T, G, C chỉ diễn tả được thế giới sống, không diễn tả được thế giới vô cơ. 0, 1 chỉ diễn tả được thế giới ảo, không phải thế giới thực. Hiển

Tiến hóa đồng quy là một trong những chiều hướng phổ biến trong tự nhiên như là cá voi, cá mập, cá xương, cá sấu vậy. Sự trùng lặp bởi những con số liệu có xác định được mối quan hệ biện chứng của sự vật, hiện tượng k? WikiSysop 20:11, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (CST)

Không rõ lắm, nhưng câu trả lời theo em là được. Nhưng cá sấu thì vẫn là cá sấu, cá voi thì vẫn là cá voi. Cho dù chúng có một số đặc điểm giống nhau do tiến hóa đồng quy nhưng về cơ bản thì chúng khác nhau. Lấy dịch cân kinh làm ví dụ, hai lần tập trước và sau khác nhau. Lần tập tính cho 12 tư thế, mỗi thế 4 lần là 48, cộng thêm dự bị thế và thu công là 49. Cả hai lần tập đều trùng nhau là 49 lần nhưng lần tập trước khác lần tập sau. Có một số tư thế phân làm hai bên trái phải, nhiều người không biết tập hết cả trái phải trong một lần tập. Nam tả nữ hữu, nên lần tập đầu các thế phân làm hai bên trái phải, thì nam tập trái rồi lần tập thứ hai mới tập phải, nữ ngược lại. Đó là cách tập dịch cân kinh, cũng là cách biến hóa của Dịch, trời đất biến đổi, vận động không ngừng (biến dịch). Dựa vào cái này suy ra, theo em chắc là tiến hóa đồng quy cũng vậy. Hiển

Vì sao có cái gọi là sống ngoài tam giới thiên-địa-nhân ? Như đã nói số trời đất có 49 số, số của dương quái là Càn 1 Chấn 4 Khảm 6 Cấn 7, tổng số của dương quái là 1+4+6+7=18; số của âm quái là Khôn 8 Tốn 5 Ly 3 Đoài 2, tổng số của âm quái là 8+5+3+2=18; tổng số của âm dương chi phối bát quái là 18+18=36, nhưng kì thực như bài viết đã dẫn ra bát quái dùng 49 số. Mặt khác,âm và dương là hai lực lượng căn bản cấu thành trời, đất và người theo học thuyết của âm dương gia. Như vậy, còn thiếu 49-36=13; vì vậy nếu dùng thêm được 13 số này thì đứng ngoài âm dương, tức là đã đứng ngoài tam giới thiên-địa-nhân. Có thể từ chỗ âm dương thiếu mất 13 số nên người xưa mới nảy sinh ý định dùng 13 số còn lại cộng thêm 36 số có sẵn của âm dương để trường sinh bất tử ? Hiển