Rabindranath Tagore
Rabindranath Tagore, hay Rabindranath Thakur, (6 tháng 5 năm 1861 – 7 tháng 8 năm 1941) là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao Giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel.
Thân thế[sửa]
Tagore sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ trong một gia đình trí thức truyền thống ở nhiều lĩnh vực. Bấy giờ, Calcutta là trung tâm giới trí thức của Ấn Độ. Có rất nhiều nhà văn, học giả, kịch tác gia... thường xuyên đến nhà Tagore để đàm luận vấn đề, tổ chức hòa nhạc, diễn kịch... Cha ông là Debendranath Tagore, một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng, từ lâu ông muốn con mình trở thành luật sư nhưng Tagore không thích. Dù sao thì Tagore được hun đúc trong một môi trường văn hóa rất ưu việt. Khi đi học, cậu được học tất cả trên mọi lĩnh vực nhưng cậu thích nhất thơ ca, tiểu thuyết và kịch.
Sự nghiệp[sửa]
Mặc dù thơ chiếm ưu thế trong sự nghiệp của Tagore với hơn 1.000 bài (50 tập thơ) - bắt đầu từ việc năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ "Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo", ông cũng để lại nhiều tiểu thuyết (12 bộ dài và vừa), luận văn, hàng trăm truyện ngắn, kí, kịch (42 vở), 2000 tranh vẽ,... Không kém phần nổi tiếng trong số các tác phẩm của ông là hơn 2.000 bài hát, ngày nay được gọi là Rabindra Sangeet và được xem là kho tàng văn hoá Bengal, ở cả Tây Bengal thuộc Ấn Độ lẫn Bangladesh, liên quan sâu sắc tới mọi lĩnh vực.
Văn xuôi của Tagore đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục và nhãn quan của ông về tình huynh đệ phổ quát của con người. Thi ca của ông, xuất phát từ một tinh thần sâu sắc và sự hiến dâng, thường có nội dung ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống. Đối với ông, sự phong phú muôn màu vẻ của cuộc sống là nguồn vui bất tận không mang yếu tố trần tục. Chủ đề tình yêu là mô-típ bàng bạc trong khắp các tác phẩm văn chương của ông.
Các bài hát của ông được chọn làm quốc ca của cả Ấn Độ và Bangladesh. Năm 1913, ông đoạt giải Nobel về văn chương cho bản dịch tiếng Anh của tác phẩm Gitanjali (Thơ dâng) của ông. Những tập thơ tiêu biểu của ông là Thơ dâng, Balaca, Người làm vườn, Mùa hái quả, Ngày sinh, Thơ ngắn...
Tagore cũng viết một số tác phẩm để phục vụ cho phong trào giải phóng Ấn Độ. Ông từ chối tước Hiệp sĩ (knight) của Hoàng gia Anh để phản đối cuộc Thảm sát Jallianwala Bagh tạiAmritsar năm 1919 mà lính Anh đã nã súng vào nhóm thường dân tụ tập không vũ trang, giết hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội.
Quan điểm về giáo dục dẫn đưa ông thành lập trường của mình, gọi là Brahmacharyashram (brahmacaryāśrama, trung tâm giữ giới Phạm hạnh, brahmacarya), tại Santiniketan ở Tây Bengal năm 1901, nơi cha ông để lại mảnh đất cho ông làm tài sản. Sau năm 1921, trường này trở thành Đại học Vishwa-Bharti và đặt dưới quyền quản lí của chính phủ Ấn Độ từ năm 1951.
Tagore rất nhạy cảm với các sự kiện thế giới xảy ra trong thời đại của mình và biểu hiện niềm đau cũng như nỗi thất vọng đối với chiến tranh. Ông luôn khao khát nền hoà bình cho thế giới. Các chuyến đi vòng quanh thế giới (Tagore từng tới Việt Nam) của Tagore đã mài dũa sự am hiểu các đặc trưng đa dạng của ông về các nền văn minh và dân tộc. Ông được xem là thí dụ điển hình cho sự kết hợp tinh tế của phương Đông và phương Tây trong văn chương.
Ngày nay Tagore vẫn là nguồn cảm hứng cho hơn 200 triệu người Bengal sống ở Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh cũng như nhiều người trên khắp thế giới.Tagore gọi Gandhi là "Mahatma" - linh hồn vĩ đại, và Gandhi (cũng như mọi người Ấn Độ) gọi Tagore là "Gurudev" - thánh sư. Thơ ông đến với độc giả người Việt qua các bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý và một số dịch giả khác.
Một số bài thơ[sửa]
HOA SEN
Vào ngày sen nở, chao ôi,
Tâm hồn tôi bỗng bồi hồi lang thang
Tôi đâu có biết rõ ràng
Lẵng hoa trống rỗng, hoa vương chốn nào.
Giờ đây lại thấy buồn sao
Giật mình tỉnh mộng, xiết bao ngỡ ngàng
Thấy mùi hương lạ dịu dàng
Ướp trong làn gió phương Nam thổi về.
Hương thơm thoang thoảng đê mê
Làm lòng tôi chợt tái tê mơ mòng
Tưởng chừng mùa hạ mặn nồng
Thở hơi tha thiết cầu mong vẹn phần.
Tôi nào ngờ thấy quá gần
Hương ngào ngạt tỏa ngát thầm trong tôi
Hương hoa toàn hảo tuyệt vời
Nở ra trong đáy lòng tôi thơm lừng.
Dịch
thơ:
Tâm
Minh
Ngô
Tằng
Giao
Chú thích[sửa]
- Bài viết
- Frenz, H. (editor) (1969), Rabindranath Tagore—Biography, Nobel Foundation, http://nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/1913/tagore-bio.html. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2009
- Meyer, L. (2004), “Tagore in The Netherlands”, Parabaas, http://www.parabaas.com/rabindranath/articles/pMeyer.html. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2009
- Radice, W. (2003), “Tagore's Poetic Greatness”, Parabaas, http://www.parabaas.com/rabindranath/articles/pRadice.html. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2009
- Robinson, A., “Rabindranath Tagore”, Encyclopædia Britannica, http://www.britannica.com/nobelprize/article-9070917?tocId=9070917. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2009
- Sen, A. (1997), "Tagore and His India", New York Review of Books, retrieved 2009-11-26
- Sách
- Brown, G. (1948), “The Hindu Conspiracy: 1914–1917”, The Pacific Historical Review (University of California Press) 17 (3): 299–310, ISSN 0030-8684
- Chakravarty, A. (editor) (1961), A Tagore Reader, Beacon Press, ISBN 978-0807059715
- Dutta, K.; Robinson, A. (1995), Rabindranath Tagore: The Myriad-Minded Man, Saint Martin's Press, ISBN 0-312-14030-4
- Dutta, K. (editor); Robinson, A. (editor) (1997), Rabindranath Tagore: An Anthology, Saint Martin's Press, ISBN 0-312-16973-6
- Roy, B. K. (1977), Rabindranath Tagore: The Man and His Poetry, Folcroft Library Editions, ISBN 0-8414-7330-7
- Stewart, T. (editor, translator); Twichell, C. (editor, translator) (2003), Rabindranath Tagore: Lover of God, Copper Canyon Press, ISBN 1-55659-196-9
- Tagore, R. (1977), Collected Poems and Plays of Rabindranath Tagore, Macmillan Publishing, ISBN 0-02-615920-1
- Thompson, E. (1926), Rabindranath Tagore: Poet and Dramatist, Read, ISBN 1-4067-8927-5
- Urban, H. B. (2001), Songs of Ecstasy: Tantric and Devotional Songs from Colonial Bengal, Oxford University Press, ISBN 0-19-513901-1
Tham khảo[sửa]
Đọc thêm[sửa]
- Chaudhuri, A. (2004), The Vintage Book of Modern Indian Literature, Vintage, ISBN 0-375-71300-X
- Deutsch, A.; Robinson, A. (1989), The Art of Rabindranath Tagore, Monthly Review Press, ISBN 0-233-98359-7
- Deutsch, A. (editor); Robinson, A. (editor) (1997), Selected Letters of Rabindranath Tagore, Cambridge University Press, ISBN 0-521-59018-3
- Som, R. (2009), Rabindranath Tagore: The Singer and His Song, Viking, ISBN 978-0-670-08248-3
Liên kết ngoài[sửa]
- Gitanjali hoặc tại [1] (tiếng Anh)
- Một số tác phẩm của Tagore tại Dự án Gutenberg (tiếng Anh)
- Tâm tình hiến dâng, bản dịch The Gardener của Đỗ Khánh Hoan (hoặc tại [2]) (đến bài 67)
- Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển
- Đại học Vishwa-Bharti
Bản mẫu:Sơ khai nhà khoa học Bản mẫu:Người được giải Nobel Văn học 1901-1925 Bản mẫu:Các chủ đề Bản mẫu:Authority control