Tất-đạt-đa Cồ-đàm
Bản mẫu:Infobox person Siddhārtha Gautama hay Tất-đạt-đa Cồ-đàm (phiên âm Hán Việt từ tiếng Phạn) cũng được gọi là Phật Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni Buddha)Bản mẫu:Sfn hay gọi đơn giản là Đức Phật, là một người giác ngộ (nói cách khác là một vị Phật) và là một đạo sư có thật sống vào thời kỳ Ấn Độ cổ đại. Theo tương truyền và sử liệu, ông đã sống và hoằng pháp ở phía đông tiểu lục địa Ấn Độ vào giữa thế kỷ thứ 6 và 4 TCNBản mẫu:Sfn[1]. Siddhārtha đã đề xướng con đường Trung đạo (Majjhimāpaṭipadā), vừa từ bỏ đời sống xa hoa và cũng vừa từ bỏ lối tu ép xác khổ hạnh thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đóBản mẫu:Sfn. Những lời giáo pháp trong thời gian ông đi truyền bá đã đặt nền tảng cho sự hình thành của Phật giáoBản mẫu:Sfn[1], một trong những hệ thống triết lý ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Là nhân vật rất quan trọng trong Phật giáo. Siddhārtha Gautama được các Phật tử coi là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi, hiểu rõ được sự vận hành của thế giới xunh quanh, của vũ trụ, đồng thời truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho chúng sinh để chấm dứt khổ đau, phiền não, đem lại niềm an vui, hạnh phúc chân thật. Hàng loạt những bản kinh ghi lại lời dạy của ông được ghi lại qua truyền miệng và được viết thành sách 400 năm sau đó.
Mục lục
Cuộc đời[sửa]
Bối cảnh và gia thế[sửa]
Dù bị nhiều hoài nghi và do dự trước đây, nhưng hầu hết các học giả đều công nhận ông đã sống, dạy pháp trong thời Mahajanapada dưới thời cai trị của Tần Bà Sa La ( 558 - 491 TCN) và qua đời trong thời gian đầu của triều đại Ajasattu, là người kế thừa của Tần Bà Sa La. Cuộc đời của Đức Phật không những trùng hợp với thời kỳ phát triển của Bà La Môn, mà còn trùng với sự phát triển của trường phái Sramana như Kỳ Na giáo, Ājīvika, Ajñana, Cārvāka (triết học duy vật khoái lạc).
Tất-đạt-đa sinh khoảng năm 624 trước Công nguyên[2] và nhập Niết-bàn khi đã sống được 80 tuổi (năm 543 TCN), trong một gia đình hoàng tộc thuộc dòng Thích-ca (sa. śākya) tại Kapilavastu (hv. Ca-tì-la-vệ, zh. 迦毘羅衛) thuộc Nepal ngày nay. Cha của ông là vua Tịnh Phạn (zh. 淨飯, sa. śuddhodana), mẹ là hoàng hậu Maya (sa., pi. māyādevī), sinh ra ông trong khu vực vườn Lumbini (hv. Lâm-Tỳ-Ni, zh. 嵐毘尼), một thị trấn thuộc Ấn Độ. Đây là khu vực nằm giữa dãy Himalaya và sông Hằng (sa. gaṅgā), chịu ảnh hưởng khí hậu gió mùa: tháng 5 có thể nóng tới 40 °C, trong mùa đông nhiệt độ xuống tới 3 °C.
Về mặt chính trị vùng đồng bằng sông Hằng thời đó có 4 vương quốc chính là:
- Kośala (hv. Kiêu-tát-la, zh. 憍薩羅, pi. kosala), thủ đô là Xá-vệ (舍衛, sa. śrāvastī, pi. sāvatthī) nằm về phía bắc sông Hằng. Tiểu vương lúc đó là Pasenadi[3].
- Tiểu quốc Vaṃsā nằm phía tây nam Kośala.
- Tiểu quốc Avanti ở miền nam của Vaṃsā và Kośala, trải dài tới phía nam sông Hằng. Sau này, có Mahākātyāyana (hv. Ma-ha-ca-chiên-diên, pi. Mahākaccāna), một người dân nước này là đại đệ tử của đức Phật.
- Vương quốc Magadha (hv. Ma-kiệt-đà pi. magadha) nằm về phía tây của Avanti và nam của sông Hằng.
Ngoài ra còn rất nhiều các bộ tộc nhỏ ở phía đông của Kośala và phía bắc của Magadha. Xã hội trong thời kỳ này phân hóa về tư tưởng rất phức tạp và bao gồm nhiều đẳng cấp xã hội, đạo Bà-la-môn đang hưng thịnh, những giai cấp thấp bị khinh rẻ và không được luật pháp bảo vệ.
Có nhiều truyền thuyết về Tất-đạt-đa. Có thuyết cho rằng một đêm bà mẹ nằm mơ thấy một vị Bồ Tát với dạng con voi trắng vào bụng mình. Thái tử sinh ra từ hông phải của mẹ, sau đó đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất nói:
|
Trích Phật học phổ thông, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa. |
- (Theo Trường bộ kinh (pi. pīghanikāya), Đại phẩm (pi. mahāvagga), kinh Đại thành tựu, (mahāpadānasutta), kinh văn Hán tạng dịch đoạn văn trên là "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn - Nhất thiết thế gian sinh lão bệnh tử ", nghĩa là "Trên trời dưới đất chỉ có bản ngã cho là duy nhất") và dưới mỗi bước chân của thái tử hiện một đoá sen. Ngày nay, trong tranh tượng còn thấy tích này.
Cuộc sống ban đầu và hôn nhân[sửa]
Ngay lúc sinh ra, ông đã có đầy đủ tướng tốt (Ba mươi hai tướng tốt). Các nhà tiên tri cho rằng ông sẽ trở thành một đại đế hay một bậc giác ngộ. 7 ngày sau khi sinh thì mẹ mất, ông được người dì là Mahāprajāpatī (hv. Ma-ha-ba-xà-ba-đề, zh. 摩呵波闍波提) chăm sóc. Năm lên 16 tuổi, Tất-đạt-đa kết hôn với công chúa Yaśodharā (hv. Da-du-đà-la, zh. 耶輸陀羅). Ông được cho là đã sống một cuộc đời khoái lạc của một hoàng tử khoảng 29 năm cho đến khi bắt đầu lên đường tìm chân lý.
Vua cha Tịnh Phạn không muốn thái tử đi tu nên dạy dỗ cho con rất kỹ lưỡng, nhất là không để ông tiếp xúc với cảnh khổ. Tuy thế, sau bốn lần ra bốn cửa thành và thấy cảnh người già, người bệnh, người chết và một vị tu sĩ, thái tử phát tâm rồi từ biệt hoàng cung, sống cảnh không nhà. Tương truyền rằng, bốn cảnh ngộ vừa kể là những cảnh tượng do các vị người trời gây ra nhằm nhắc nhở ông lên đường tu học Phật quả. Tất-đạt-đa thấy rằng ba cảnh đầu tượng trưng cho cái Khổ trong thế gian và hình ảnh tu sĩ chính là cuộc đời của ông.
-
MayaDream.jpg
Giấc mơ thấy voi trắng vào bụng của Maya.
-
Queen Maya, Borobudur.jpg
Hoàng hậu Maya trên xe ngựa ghé qua Lumbini.
-
SiddhartaBirth.jpg
Thái tử ra đời từ hông phải gần Lumbini.
-
SudhodannaAndHisCourt.jpg
Vua Tịnh Phạn và đoàn tùy tùng.
Xuất gia và giác ngộ[sửa]
Năm 29 tuổi, sau khi công chúa Da-du-đà-la hạ sinh một bé trai - được đặt tên là La-hầu-la (zh. 羅睺羅, sa. rāhula), Tất-đạt-đa quyết định từ bỏ cuộc sống xa hoa, lìa cung điện bất chấp nỗ lực ngăn cản của cha mình. Ông gọi người nô bộc trung thành là Channa (Xa Nặc) lấy con ngựa Kantaka (Kiền Trắc) rồi ra đi. Khi tới bờ sông Anomà, Thái tử dừng lại, bỏ ngựa, cạo râu, tóc, trao y phục và đồ trang sức cho Channa, lệnh cho Channa trở về.
Ông bắt đầu thử cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau. Ông quyết tâm tìm cách diệt khổ và tìm mọi đạo sư với các giáo pháp khác nhau. Theo truyền thống Ấn Độ bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Các vị đạo sư khổ hạnh danh tiếng thời đó là A-la-la Ca-lam (阿羅邏迦藍, sa. ārāda kālāma, pi. āḷāra kālāma) và Ưu-đà-la La-ma tử (優陀羅羅摩子, sa. rudraka rāmaputra, pi. uddaka rāmaputta). Nơi A-la-la Ca-lam, Tất-đạt-đa học đạt đến cấp Thiền Vô sở hữu xứ (sa. ākiṃcanyāyatana, pi. ākiñcaññāyatana), nơi Ưu-đà-la La-ma tử thì học đạt đến cấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ (sa. naivasaṃjñā-nāsaṃñāyatana, pi. nevasaññā-nāsaññāyatana).
Nhưng Tất-đạt-đa cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc của mình, chưa đạt đến mức độ triệt để cho việc giải thoát khổ đau, không phải là chân lí tối hậu, nên quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát và có năm Tỳ-kheo (năm anh em Kiều Trần Như, sa. Koṇḍañña) đồng hành. Sau nhiều năm tu khổ hạnh gần kề cái chết, ông nhận ra đó không phải là phép tu dẫn đến giác ngộ, bắt đầu ăn uống bình thường, năm tỉ-khâu kia thất vọng bỏ đi. Cách tu cực khổ được Phật nhắc lại sau khi thành đạo như sau[4]:
- Này Aggivessana, rồi Ta tự suy nghĩ như sau: "Ta hãy giảm thiểu tối đa ăn uống, ăn ít từng giọt một, như súp đậu xanh, súp đậu đen hay súp đậu hạt hay súp đậu nhỏ." Và này Aggivessana, trong khi Ta giảm thiểu tối đa sự ăn uống, ăn từng giọt một, như súp đậu xanh, xúp đậu đen hay súp đậu hột hay xúp đậu nhỏ, thân của Ta trở thành hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo; vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà; vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh; vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà sàn hư nát; vì Ta ăn quá ít, nên con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu; vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ da bụng", thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Aggivessana, da bụng của Ta đến bám chặt xương sống. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện" thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Aggivessana, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Aggivessana, trong khi Ta xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít. Lại nữa, này Aggivessana, có người thấy vậy nói như sau: "Sa-môn Gotama có da đen." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama, da không đen, Sa-môn Gotama có da màu xám." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama da không đen, da không xám." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama da không đen, da không xám, Sa-môn Gotama có da màu vàng sẫm." Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, da của Ta vốn thanh tịnh, trong sáng bị hư hoại vì Ta ăn quá ít."
Không đạt giải thoát với cách tu khổ hạnh, ông từ bỏ phép tu này. Quả quyết rằng mình đã đi đến chỗ cùng cực của công phu tu khổ hạnh và khổ hạnh không dẫn đến giác ngộ, ông tìm phương pháp khác, và nhớ lại một kinh nghiệm thời thơ ấu, lúc đang ngồi dưới gốc cây mận[4]:
- Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc dòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (pi. jambu), Ta li dục, li pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỉ lạc do li dục sinh, có tầm, có tứ." Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Đây là đạo lộ đưa đến giác ngộ." Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta có sợ chăng lạc thụ này, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện?" Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta không sợ lạc thụ này, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện."
Sau đó Tất-đạt-đa ăn uống bình thường trở lại, đến Giác Thành, ngồi dưới gốc một cây Bồ-đề ở Bồ Ðề Ðạo Tràng và nguyện sẽ nhập định không rời chỗ ngồi cho đến lúc tìm ra nguyên nhân và cơ chế của Khổ. Sau 49 ngày thiền định—mặc dù bị Ma vương quấy nhiễu—Tất-đạt-đa đạt giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35. Từ thời điểm đó, Tất-đạt-đa biết mình là Phật, là một bậc Giác ngộ, và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh. Kinh nghiệm giác ngộ của Phật được ghi lại như sau trong kinh sách theo chính lời của Tất-đạt-đa như sau[5]:
- "... Sau khi hoàn lại sinh lực (sau khi tu khổ hạnh vô ích), ta chú tâm giải thoát khỏi những tư tưởng tham ái, bất thiện và đạt được sơ thiền, sau đó nhị thiền, tam thiền và tứ thiền (Tứ thiền), nhưng những cảm giác hỉ lạc này không để lại dấu vết gì trong tâm ta.
- Khi tâm ta được an tịnh, thanh lọc, không bị dục vọng cấu uế, nhạy bén, chắc chắn, bất động, ta hướng nó về những kí ức và nhận thức về các kiếp trước. Ta nhớ lại nhiều tiền kiếp, một, hai, ba, bốn, năm,..., trăm ngàn kiếp trước, nhớ những chu kì của thế giới. 'Nơi đó ta đã sống, tên của ta đã như thế, gia đình của ta là như thế, nghề nghiệp của ta, giai cấp xã hội của ta... Ta đã chết như vầy...'. Sự hiểu biết (sa. vidyā, pi. vijjā) đầu tiên này ta đã đạt được trong canh đầu [6]...
- Sau đó ta chú tâm đến sự sinh thành và hoại diệt của chúng sinh. Với con mắt của chư thiên, trong sáng, siêu việt mọi giới hạn nhân thế, ta thấy chúng sinh hình thành và tiêu hoại,...chúng sinh tái sinh theo nghiệp lực. Ta nhận ra rằng 'Chúng sinh tạo nghiệp bất thiện qua ba ải thân khẩu ý đều chìm đắm sau khi chết, tái sinh trong đoạ xứ, địa ngục. Các chúng sinh nào tạo thiện nghiệp bằng thân khẩu ý được tái sinh trong thiện đạo, sau khi chết được lên cõi thiên'... Sự hiểu biết thứ hai này ta đã đạt được trong canh hai [7].
- Sau đó ta chú tâm nhận thức về sự tiêu diệt các lậu hoặc (漏, sa. āsrava, pi. āsava) và nhìn nhận như thật: 'Đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là phương pháp tiêu diệt khổ, đây là con đường tiêu diệt khổ', và khi ta nhận thức được điều này, tâm ta thoát khỏi dục vọng, ham muốn tồn tại, vô minh. Ta tự hiểu chân lí 'Tái sinh ta đã đoạn, cuộc sống tu tập của ta đã hoàn tất, ta đã hoàn thành những gì phải làm. Cuộc sống (khổ đau) này ta đã vượt qua'... Sự hiểu biết thứ ba này ta đã đạt được trong canh ba [8]...".
Ông lúc đó biết rằng kinh nghiệm giác ngộ của mình không thể dùng ngôn từ hay bất cứ một cách nào khác để truyền đạt cũng như ông thấy con người đã bị áp đảo bởi vô minh, tham lam và thù hận nên họ rất khó có thể nhận ra "con đường", vốn rất sâu sắc và khó nắm bắt nên ông tiếp tục yên lặng ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ-đề. Cuối cùng, được sự thỉnh cầu, với lòng thương yêu chúng sinh, ông mới chấm dứt sự yên lặng và quyết định chuyển Pháp luân, tuỳ vào căn cơ của chúng sinh mà thuyết Pháp. Ông giờ đây mang danh hiệu Thích-ca Mâu-ni — "Trí giả của dòng dõi Thích-ca".
Thành lập tăng đoàn và đi hoằng pháp[sửa]
Sau khi giác ngộ, ông có ý định gặp 2 vị thầy cũ của mình là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta, nhưng cả 2 vị đều đã qua đời cách đây không lâu. Đức Phật lại thấy năm người bạn đồng tu xưa kia của mình đang ở tại vườn Nai gần Benarès và quyết định họ sẽ là những người đầu tiên được nghe giáo pháp của Ngài. Tất cả năm vị sau đó đều trở thành A La Hán. Sự kiện đáng ghi nhớ này diễn ra vào một ngày trăng rằm, đúng hai tháng sau khi Đức Phật thành đạo. Sau này, nó được biểu trưng một cái bánh xe, có 2 con nai nâng đỡ hai bên. Hai con nai biểu trưng cho địa điểm thuyết pháp, Vườn Nai, cũng gọi là Lộc Uyển. Bánh xe - Dhammacakka - tức là bánh xe Pháp, sách Hán dịch là Pháp luân. Cả đầu đề bài kinh là Dhammacakkappavattana, có nghĩa là "chuyển bánh xe Pháp".
Ông bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát. Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, ông đã giảng Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Vô ngã, Vô thường, Luân hồi, Duyên khởi, quy luật Nhân quả (Nghiệp) và nhiều bài pháp khác. Tại vườn Lộc Uyển ở Sarnath gần Ba-la-nại (Benares hay còn gọi là Varanasi), ông bắt đầu những bài giảng đầu tiên, gọi là "Chuyển Pháp luân". Ông đi nhiều nơi, nhiều vùng miền ở lục địa Ấn Độ, giảng giải giáo pháp và điều này diễn ra gần như cả năm, ông thuyết pháp từ năm này qua năm khác. Ông hay lưu trú tại Vương-xá (zh. 王舍城, sa. rājagṛha), Xá-vệ (zh. 舍衛城, sa. sāvatthī) và Phệ-xá-li (zh. 吠舍釐, sa. vaiśālī), sống bằng khất thực, đi từ nơi này qua nơi khác. Thông qua những lời dạy cơ bản của mình về phương pháp đem lại an lạc, hạnh phúc cho chúng sinh, ông đã dần dần gầy dựng được một đội ngũ đệ tử lớn gồm 4 thành phần: tỳ-kheo (nam tu sĩ), tỳ-kheo-ni (nữ tu sĩ), ưu-bà-tắc (nam cư sĩ), ưu-bà-di (nữ cư sĩ). Trong hàng đệ tử tại gia có những nhân vật quyền thế như vua Tần-bà-sa-la (zh. 頻婆娑羅, sa. bimbisāra) và vương hậu Vi-đề-hi (Vaideli) của xứ Ma-kiệt-đà, vua Ba-tư-nặc và vương hậu Mạt-lợi (Mallika) nước Kiều-tát-la. Chính Vua Tần-bà-sa-la đã dâng cung cho Tăng đoàn ngôi tu viện đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, đó là Tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana) tại kinh đô Vương-xá. Ngoài ra trưởng giả Cấp Cô Độc, một thương gia giàu có ở kinh thành Xá-vệ, cũng cúng dường cho giáo đoàn của Phật Thích-ca cũng được một ngôi tịnh xá trong khu vườn của Thái tử Kỳ-đà tại Xá-vệ, được kinh điển gọi là tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana). Kinh Phật cho biết Cấp Cô Độc đã lót vàng khắp sân vườn để mua lại nó từ tay Thái tử Kỳ-đà, con trai quốc vương Ba-tư-nặc. Các đệ tử quan trọng của ông là A-nan-đà, Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Ma-ha-ca-diếp, A-na-luật và Phú-lâu-na. Cũng trong thời gian này, đoàn Tỉ-khâu-ni (sa. bhikṣuṇī) được thành lập do di mẫu của Phật Thích-ca là bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề làm ni trưởng.
Cuộc đời ông cũng gặp nhiều người xấu muốn ám hại. Trong số đó, có Đề-bà-đạt-đa là người em họ, muốn giành quyền thống lĩnh Tăng-già, nên rắp tâm tìm cách giết hại ông nhiều lần nhưng không thành. Tuy thế Đề-bà-đạt-đa thành công trong việc chia rẽ Tăng-già ở Phệ-xá-li. Tất-đạt-đa đi con đường trung đạo và tùy thuận chúng sanh, ngược lại Đề-bà-đạt-đa chủ trương một cuộc sống khổ hạnh cực đoan.
Tịch diệt[sửa]
Trong kinh điển Pali, ông mất ở tuổi 80. Tuy trải qua 45 năm đi giảng dạy (có tài liệu nói là 49 năm), ông tuyên bố chưa từng nói lời nào. Lời dạy cuối cùng của Đức Phật là: "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, chịu biến hoại, hãy tinh tiến tu học (để đạt giải thoát)!". Theo kinh Đại bát-niết-bàn (pi. mahāparinibbāna-sutta), ông qua đời tại thành phố Câu-thi-na (zh. 拘尸那, sa. kuṣinagara) của bộ tộc Malla vào năm 486 (hay 483 trước Công nguyên). Trước đó sức khoẻ của ông đã trở nên rất yếu sau khi dùng bữa cúng dường tại nhà thí chủ Thuần-đà (zh. 純陀, pi. cunda), tuy nhiên sau đó ông có nhấn mạnh cho tôn giả A-nan-đà hiểu là Tăng chúng không nên khiển trách, người thợ rèn đó đã có thiện ý tối thượng.
Ông tạo điều kiện cho các chư Tỳ-kheo cơ hội cuối cùng để chất vấn hay hỏi đáp nếu như có những vấn đề hay những điểm nào còn chưa sáng tỏ có thể đưa đến các kiến giải khác nhau về sau, tuy nhiên các vị đã im lặng, không có những câu hỏi hay thắc mắc nào.
Trong cánh rừng Sàla ven phía nam thành phố, đêm rất tối và tĩnh mịch, Tất-đạt-đa nằm nghiêng bên phía hữu, đầu hướng về phía Bắc, mặt hướng về phía Tây và dần nhập Niết-bàn thông qua các mức thiền định, một trạng thái giải thoát hoàn toàn khổ đau của cuộc sống. Theo truyền thuyết Pali thì ông diệt độ ngày rằm tháng tư, văn bản Phạn ngữ cho rằng ngày rằm tháng 11. Trong buổi hoả thiêu thân xác của ông có nhiều hiện tượng lạ xảy ra. Xá-lợi của Phật được chia làm 8 phần và được thờ trong các tháp khác nhau.
Mặc dù cuộc đời Tất-đạt-đa có nhiều huyền thoại bao phủ nhưng các nhà khảo cổ học và nhân chủng học - vốn hay có nhiều hoài nghi và thành kiến - cũng đều nhất trí công nhận ông là một nhân vật lịch sử và người đã khai sáng Phật giáo.
Ngoại hình[sửa]
Có nhiều miêu tả về ngoại hình của Đức Phật trong kinh điển. Một vị hoàng tử sinh ra thời đó, ông đã được tập huấn, rèn luyện sức mạnh, được nuôi dạy rất chu đáo về cả văn lẫn võ. Với sự thông minh và sức mạnh phi thường của mình, đến năm 12 tuổi ngài đã thông thạo tất cả các học vấn. Từ năm 13 tuổi ngài được truyền thụ võ nghệ. Ngài có sở trường bắn cung rất thiện xạ. Trong một lần trong một cuộc thi bắn cung, ngài đã nâng được chiếc cung rất nặng mà từ trước đến giờ chưa ai nâng nổi và bắn xuyên qua 7 lớp bia đồng trong khi người giỏi nhất cũng chỉ bắn xuyên được 3 lớp. Cho thấy từ lúc trước khi ra đi tìm đạo, ông đã là người có cơ thể cường tráng, phi phàm hơn người thường, tướng mạo uy nghi như một mãnh tướng, một quân vương. Khi sinh ra, ông cũng được công nhận là có đủ "32 tướng tốt", một vẻ đẹp cao cả của bậc vĩ nhân xuất thế.
Một người Bà la môn Sonadanda miêu tả ngoại hình ông là "đẹp trai, ưa nhìn, cùng với một làn da rất đẹp. Ông ta có vẻ ngoài thần thái và oai nghiêm..."
Ngài đẹp đẽ, xinh tươi, dễ nhìn, một hình sắc tốt đẹp nhất, hình thể và nét trang nghiêm của ngài như Brahma, ngoại hình của Ngài đẹp đẽ (Digha Nikaya, Kinh số 4).
Ngài đẹp đẽ, gây được niềm tin, với ý thức điềm tĩnh và tâm trí thanh tịnh, trầm tĩnh và tự chủ, như một con voi được thuần phục một cách hoàn hảo (Anguttara Nikaya, Kinh số 36).
Có những đệ tử của ông đang trong quá trình tu tập chưa trở thành A la hán, bị mê hoặc bởi vẻ ngoài của Đức Phật, chấp tâm vào sắc đẹp ấy nhưng Đức Phật đã khuyên nên chấm dứt việc đó, và nhắc nhở rằng không nên nhìn Đức Phật bằng hình tướng bên ngoài mà nên nhìn giáo pháp mà Phật dạy.
Hiện nay trên Internet xuất hiện những bức vẽ trắng đen hoặc chỉnh màu được cho là hình thật của Đức Phật do Phú Lâu Na vẽ, trưng bày ở bảo tàng tại Luân Đôn, nhưng đến hiện tại không có những bằng chứng, hay kiến giải, có tính thuyết phục nên còn nhiều nghi vấn. Theo phân tích của nhiều Phật tử thì bức tranh này không phải là hình ảnh của Đức Phật.
Đức Phật trong nghệ thuật và điện ảnh[sửa]
Phim[sửa]
- Little Buddha, bộ phim của Bernado Bertolucci năm 1994
- Prem Sanyas, bộ phim câm 1925, đạo diễn bởi Franz Ostenn và Himansu Rai
- Tại Việt Nam, cuộc đời du hóa của Phật Thích-ca Mâu-ni và các đại đệ tử đã được tái hiện trong bộ phim nhựa Con đường giác ngộ do Công Hậu làm đạo diễn. Phim được chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh) và Công ty Nghiệp Thắng sản xuất vào năm 2013. Nam diễn viên trẻ Tuấn Phương thủ vai Phật Tổ trong bộ phim này.[9] Ngày 8 tháng 6 năm 2014, phim đã đạt được Giải nhất trong Liên hoan phim Vesak, được tiến hành nhân dịp Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak lần thứ 11 ở Việt Nam với sự tham dự của 95 quốc gia.[10]
Phim truyền hình[sửa]
- Buddha, phim truyền hình năm 2013
Văn học[sửa]
- The Light of Asia, một bài thơ sử thi của Edwin Arnold năm 1879.
- Buddha, một loạt truyện manga từ 1972-1983 của Osamu Tenzuka.
- Tất Đạt Đa, bộ tiểu thuyết của Hermann Hesse, viết bằng tiếng Đức vào năm 1922.
- Lord of Light, một cuốn tiểu thuyết của Roger Zelazny, nói về một con người trong tương lai xa ở Trái Đất, người sẽ giảng dạy và giáo hoá chúng sanh bằng Phật pháp.
Âm nhạc[sửa]
- Karuna Nadee, một vở kịch diễn xướng của Dinesh Subasinghe năm 2010.
- Ánh sáng Á Châu, một vở kịch diễn xướng của Dubley Buck năm 1886.
Xem thêm[sửa]
- Nhiên Đăng Cổ Phật (Dipankara)
- Phật Tỳ Bà Thi (hay Phật Bỳ Lư Thi, Vipasyin)
- Phật Thi Khí (Sikhin)
- Phật Tỳ Xá Phù (hay Phật Tỳ Xá Bà, Visvabhu)
- Phật Câu Lưu Tôn (hay Phật Câu Lâu Tôn, Krakucchanda)
- Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni)
- Phật Ca Diếp (Kasyapa)
- Phật Di Lặc (sa. maitreya, pi. metteyya)
- Phật
- Phật giáo
- Lịch sử Phật giáo
Chú thích[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 Boeree, C George. “An Introduction to Buddhism”. Shippensburg University. Truy cập 10 September 2011.
- ↑ Nam sinh này của ông được nhiều sách thừa nhận: Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính có ghi các năm 1028, 624, 558, 520 trước Công nguyên; Phật học Tinh yếu của Hòa thượng Thích Thiền Tâm ghi năm sinh 624 trước Công nguyên; Phật học khái lược của Lưu Vô Tâm ghi năm sinh 624 trước Công nguyên. Tựu trung, Đức Phật sinh vào ngày 8 tháng 4 năm 624 TCN. Xem: http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/1744/Tim_ve_ngay_Duc_Phat_dan_sinh Nam sinh này của ông cũng là cơ sở suy ra các nam sinh - mặt của vợ - con trai và 10 đại đệ tử của ông (xem phần sau)
- ↑ https://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=en&u=http://www.buddhanet.net/e-learning/buddhism/lifebuddha/2_14lbud.htm&prev=search
- ↑ 4,0 4,1 MN 36, Thích Minh Châu dịch Pali-Việt
- ↑ MN 36, theo bản dịch Đức của H.W. Schumann, Chân Nguyên dịch Đức-Việt
- ↑ từ 21 đến 24 giờ đêm
- ↑ từ 24 giờ đêm đến 3 giờ sáng
- ↑ 3 đến 6 giờ sáng
- ↑ Ra mắt bộ phim Phật Con đường giác ngộ
- ↑ Con đường giác ngộ đạt giải nhất tại Liên hoan phim Vesak
Tham khảo[sửa]
- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
- Schumann, H.W.:
- Buddhismus: Stifter, Schulen und Syteme, Olten 1976.
- Der historische Buddha: Leben und Lehren des Gotama, Köln, 1982.
- Hirakawa, Akira: A History of Indian Buddhism. From Śākyamuni to Early Mahāyāna. Translated and Edited by Paul Groner. University of Hawaii Press, 1990.
- Thích Minh Châu (dịch): Trung bộ kinh 36 (MN 36)
- Laumakis, Stephen (2008), An Introduction to Buddhist philosophy, Cambridge; New York: Cambridge University Press, ISBN 978-0-52185413-9
- Warder, AK (2000), Indian Buddhism, Delhi: Motilal Banarsidass
- Anderson, Carol (1999), Pain and Its Ending: The Four Noble Truths in the Theravada Buddhist Canon, Routledge
- Armstrong, Karen (2000), Buddha, Orion, ISBN 978-0-7538-1340-9
- Asvaghosa (1883), The Fo-sho-hing-tsan-king, a life of Buddha, Oxford: Clarendon, https://archive.org/details/foshohingtsankin00asva
- Bareau, André (1975), “Les récits canoniques des funérailles du Buddha et leurs anomalies: nouvel essai d'interprétation”, Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient (Persée) LXII: 151–89, doi:, http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/befeo_0336-1519_1975_num_62_1_3845
- Bareau, André (1979), “La composition et les étapes de la formation progressive du Mahaparinirvanasutra ancien”, Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient (Persée) LXII: 45–103, http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/issue/befeo_0336-1519_1979_num_66_1
- Baroni, Helen J. (2002), The Illustrated Encyclopedia of Zen Buddhism, Rosen
- Beal, Samuel, transl. (1875), The romantic legend of Sâkya Buddha (Abhiniṣkramaṇa Sūtra), London: Trübner, https://archive.org/details/romanticlegendof00ahbi
- Bechert, Heinz, ed. (1991–1997), The dating of the historical Buddha (Symposium), vol. 1-3, Göttingen: Vandenhoeck & Ruprecht
- Bronkhorst, Johannes (1993), The Two Traditions of Meditation In Ancient India, Motilal Banarsidass
- Buswell, Robert E, ed. (2003), Encyclopedia of Buddhism, 1, US: Macmillan Reference, ISBN 0-02-865910-4
- Carrithers, M. (2001), The Buddha: A Very Short Introduction, Oxford University Press, ISBN 0-02-865910-4
- Collins, Randall (2009), The Sociology of Philosophies, Harvard University Press, ISBN 978-0-67402977-4, https://books.google.com/books?id=2HS1DOZ35EgC, 1120 pp.
- Conze, Edward, trans. (1959), Buddhist Scriptures, London: Penguin
- Cousins, LS (1996), “The dating of the historical Buddha: a review article”, Journal of the Royal Asiatic Society, 3 (Indology) 6 (1): 57–63, doi:, http://indology.info/papers/cousins
- Cowell, Edward Byles, transl. (1894), “The Buddha-Karita of Ashvaghosa”, trong Müller, Max, Sacred Books of the East, XLIX, Oxford: Clarendon
- Davidson, Ronald M. (2003), Indian Esoteric Buddhism, Columbia University Press, ISBN 0-231-12618-2
- Dhammika, S. (1993), The Edicts of King Asoka: An English Rendering, The Wheel Publication, Kandy, Sri Lanka: Buddhist Publication Society, ISBN 955-24-0104-6, http://www.cs.colostate.edu/~malaiya/ashoka.html
- Dundas, Paul (2002), The Jains (ấn bản 2nd), Routledge, tr. 24, ISBN 978-0-41526606-2, https://books.google.com/books?id=5ialKAbIyV4C&pg=PA24. Truy cập 25 December 2012
- Eade, JC (1995), The Calendrical Systems of Mainland South-East Asia (ấn bản illustrated), Brill, ISBN 978-900410437-2
- Epstein, Ronald (2003), Buddhist Text Translation Society's Buddhism A to Z (ấn bản illustrated), Burlingame, CA: Buddhist Text Translation Society
- Fowler, Mark (2005), Zen Buddhism: beliefs and practices, Sussex Academic Press
- Gethin, Rupert, ML (1998), Foundations of Buddhism, Oxford University Press
- Gombrich, Richard F (1988), Theravada Buddhism: A Social History from Ancient Benares to Modern Colombo, Routledge and Kegan Paul
- Gombrich, Richard F (1992), “Dating the Buddha: a red herring revealed”, trong Bechert, Heinz, Die Datierung des historischen Buddha, Symposien zur Buddhismusforschung, IV, Gottingen: Vandenhoeck and Ruprecht, tr. 237–59.
- Gombrich, Richard F (1997), How Buddhism Began, Munshiram Manoharlal
- Gombrich, Richard F (2000), “Discovering the Buddha's date”, trong Perera, Lakshman S, Buddhism for the New Millennium, London: World Buddhist Foundation, tr. 9–25.
- Gopal, Madan (1990), K.S. Gautam, ed., India through the ages, Publication Division, Ministry of Information and Broadcasting, Government of India, tr. 73
- The Buddha: The Story of Siddhartha, David Grubin Productions, 2010
- Gyatso, Geshe Kelsang (2007), Introduction to Buddhism An Explanation of the Buddhist Way of Life, Tharpa, ISBN 978-0-9789067-7-1
- Hamilton, Sue (2000), Early Buddhism: A New Approach: The I of the Beholder, Routledge
- Hartmann, Jens Uwe (1991), “Research on the date of the Buddha”, trong Bechert, Heinz, The Dating of the Historical Buddha, 1, Göttingen: Vandenhoeck and Ruprecht, tr. 38–39, http://www.indologie.uni-muenchen.de/dokumente/publ_hartmann/juh_buddha_date.pdf
- Hiltebeitel, Alf (2002), “Hinduism”, trong Kitagawa, Joseph, The Religious Traditions of Asia: Religion, History, and Culture, Routledge, https://books.google.com/books?id=kfyzAAAAQBAJ
- Huntington, John C (1986), “Sowing the Seeds of the Lotus”, Orientations September 1986: 46–58, http://huntingtonarchive.osu.edu/resources/downloads/jchArticles/Part%205.pdf
- Jayatilleke, K.N. (1963), Early Buddhist Theory of Knowledge (ấn bản 1st), London: George Allen & Unwin Ltd., http://www.ahandfulofleaves.org/documents/Early%20Buddhist%20Theory%20of%20Knowledge_Jayatilleke.pdf
- Jones, JJ (1949), The Mahāvastu, Sacred Books of the Buddhists, 1, London: Luzac & Co., https://archive.org/details/sacredbooksofbud16londuoft
- Jones, JJ (1952), The Mahāvastu, Sacred Books of the Buddhists, 2, London: Luzac & Co., https://archive.org/details/sacredbooksofbud18londuoft
- Jones, JJ (1956), The Mahāvastu, Sacred Books of the Buddhists, 3, London: Luzac & Co., https://archive.org/details/sacredbooksofbud19londuoft
- Jong, JW de (1993), “The Beginnings of Buddhism”, The Eastern Buddhist 26 (2)
- Kala, U (2006), Maha Yazawin Gyi, 1 (ấn bản 4th), Yangon: Ya-Pyei, tr. 39
- Karetzky, Patricia (2000), Early Buddhist Narrative Art, Lanham, MD: University Press of America
- Katz, Nathan (1982), Buddhist Images of Human Perfection: The Arahant of the Sutta Piṭaka, Delhi: Motilal Banarsidass
- Keown, Damien; Prebish, Charles S (2013), Encyclopedia of Buddhism, Routledge
- Laumakis, Stephen (2008), An Introduction to Buddhist philosophy, Cambridge; New York: Cambridge University Press, ISBN 978-0-52185413-9
- Lopez, Donald S (1995), Buddhism in Practice, Princeton University Press, ISBN 0-691-04442-2, http://isites.harvard.edu/fs/docs/icb.topic787480.files/Lopez-Buddhism%20in%20Practice.pdf
- Malalasekera, G.P. (1960), Dictionary of Pali Proper Names, Vol. 1, London: Pali Text Society/Luzac, https://books.google.com/books?id=LEn9i9pnRHEC&pg=PA292&lpg=PA292&dq=Alavaka+Buddha&source=bl&ots=5_oj0GVAwv&sig=RSrMkzozOVLn3a_b3QwSucETgvs&hl=de&sa=X&ei=_mr_VOPYLoX4UpjlgIgF&ved=0CHEQ6AEwDQ#v=onepage&q=Alavaka%20Buddha&f=false
- Macdonnel, Arthur Anthony (1900), “Bản mẫu:Ws”, A History of Sanskrit Literature, New York: D Appleton & Co
- Mahāpātra, Cakradhara (1977), The real birth place of Buddha, Grantha Mandir, https://books.google.com/?id=1sAKAAAAYAAJ
- Mohāpātra, Gopinath (2000), “Two Birth Plates of Buddha”, Indologica Taurinensia 26: 113–19, http://www.indologica.com/volumes/vol26/vol26_art06_MOHAPATRA.pdf
- Mershman, Francis (1913), “Barlaam and Josaphat”, trong Herberman, Charles G, The Catholic Encyclopedia, 2, New York: Robert Appleton, https://en.wikisource.org/wiki/Catholic_Encyclopedia_(1913)/Barlaam_and_Josaphat
- Mettanando, Bhikkhu; Hinueber, Oskar von (2000), “The Cause of the Buddha's Death”, Journal of the Pali Text Society XXVI: 105–118, http://www.palitext.com/JPTS_scans/JPTS_2000_XXVI.pdf
- Nakamura, Hajime (1980), Indian Buddhism: a survey with bibliographical notes, Motilal Banarsidass, ISBN 978-81-208-0272-8, https://books.google.com/?id=w0A7y4TCeVQC&pg=PA345
- Narada (1992), A Manual of Buddhism, Buddha Educational Foundation, ISBN 967-9920-58-5
- Narain, A.K. (1993), “Book Review: Heinz Bechert (ed.), The dating of the Historical Buddha, part I”, Journal of The International Association of Buddhist Studies 16 (1): 187–201, https://journals.ub.uni-heidelberg.de/index.php/jiabs/article/viewFile/8810/2717
- Norman, KR (1997), A Philological Approach to Buddhism, The Bukkyo Dendo Kyokai Lectures 1994, School of Oriental and African Studies (University of London), http://ahandfulofleaves.files.wordpress.com/2011/11/a-philological-approach-to-buddhism_norman_tbf_1997.pdf
- Norman, K.R. (2003), “The Four Noble Truths”, K.R. Norman Collected Papers II, http://www.ahandfulofleaves.org/documents/Articles/The%20Four%20Noble%20Truths_Norman_PTS_2003.pdf
- Prebish, Charles S. (2008), “Cooking the Buddhist Books: The Implications of the New Dating of the Buddha for the History of Early Indian Buddhism”, Journal of Buddhist Ethics 15: 1–21, http://blogs.dickinson.edu/buddhistethics/files/2010/05/prebish-article.pdf
- Rockhill, William Woodville, transl. (1884), The life of the Buddha and the early history of his order, derived from Tibetan works in the Bkah-Hgyur and Bstan-Hgyur, followed by notices on the early history of Tibet and Khoten, London: Trübner, https://archive.org/details/lifeofbuddhaearl00rock
- Ruegg, Seyford (1999), “A new publication on the date and historiography of Buddha´s decease (nirvana): a review article”, Bulletin of the School of Oriental and Afrikan Studies, University of London 62 (1): 82–87, doi:
- Samuel, Geoffrey (2010), The Origins of Yoga and Tantra. Indic Religions to the Thirteenth Century, Cambridge University Press
- Schmithausen, Lambert (1981), “On some Aspects of Descriptions or Theories of 'Liberating Insight' and 'Enlightenment' in Early Buddhism”, trong von Klaus, Bruhn; Wezler, Albrecht, Studien zum Jainismus und Buddhismus (Gedenkschrift für Ludwig Alsdorf), Wiesbaden, tr. 199–250
- Schober, Juliane (2002), Sacred biography in the Buddhist traditions of South and Southeast Asia, Delhi: Motilal Banarsidass
- Schumann, Hans Wolfgang (2003), The Historical Buddha: The Times, Life, and Teachings of the Founder of Buddhism, Motilal Banarsidass, ISBN 812081817-2
- Shimoda, Masahiro (2002), “How has the Lotus Sutra Created Social Movements: The Relationship of the Lotus Sutra to the Mahāparinirvāṇa-sūtra”, trong Reeves, Gene, A Buddhist Kaleidoscope, Kosei
- Shults, Brett (2014), “On the Buddha's Use of Some Brahmanical Motifs in Pali Texts”, Journal of the Oxford Centre for Buddhist Studies 6: 106–140, http://jocbs.org/index.php/jocbs/article/view/76/96
- Srivastava, K.M. (1980), “Archaeological Excavations at Priprahwa and Ganwaria and the Identification of Kapilavastu”, Journal of the International Association of Buddhist Studies 3 (1): 103–110, https://journals.ub.uni-heidelberg.de/index.php/jiabs/article/viewFile/8511/2418
- Srivastava, K.M. (1979), “Kapilavastu and Its Precise Location”, East and West 29 (1/4): 61–74
- Skilton, Andrew (2004), A Concise History of Buddhism
- Smith, Peter (2000), Manifestations of God, Oxford: Oneworld Publications, ISBN 1-85168-184-1, 231 pp.
- Smith, Vincent (1924), The Early History of India (ấn bản 4th), Oxford: Clarendon, https://archive.org/details/earlyhistoryofi00smit
- Strong, John S (2007), Relics of the Buddha, Motilal Banarsidass
- Swearer, Donald (2004), Becoming the Buddha, Princeton, NJ: Princeton University Press
- Thapar, Romila (2002), The Penguin History of Early India: From Origins to AD 1300, Penguin
- Trainor, Kevin (2010), "Kapilavastu", in: Keown, Damien; Prebish, Charles S. Encyclopedia of Buddhism, London: Routledge, https://books.google.com/books?id=NFpcAgAAQBAJ&pg=PA436&dq=kapilavastu&hl=de&sa=X&ved=0ahUKEwjSr6-Fh-3JAhXBjA8KHaZiBUI4FBDoAQhAMAQ#v=onepage&q=kapilavastu&f=false
- Tripathy, Ajit Kumar (Jan 2014), “The Real Birth Place of Buddha. Yesterday's Kapilavastu, Today's Kapileswar”, The Orissa historical research journal (Orissa State museum) 47 (1), http://orissa.gov.in/e-magazine/Journal/jounalvol1/pdf/orhj-3.pdfBản mẫu:Inconsistent citations
- Tuladhar, Swoyambhu D. (November 2002), “The Ancient City of Kapilvastu - Revisited”, Ancient Nepal (151): 1–7, http://himalaya.socanth.cam.ac.uk/collections/journals/ancientnepal/pdf/ancient_nepal_151_01.pdf
- Turpie, D (2001), Wesak And The Re-Creation of Buddhist Tradition, Montreal, QC: McGill University, http://mrsp.mcgill.ca/reports/pdfs/Wesak.pdf
- Twitchett, Denis, ed. (1986), The Cambridge History of China, 1. The Ch'in and Han Empires, 221 BC – AD 220, Cambridge University Press, ISBN 0-521-24327-0
- Upadhyaya, KN (1971), Early Buddhism and the Bhagavadgita, Dehli, IN: Motilal Banarsidass, tr. 95, ISBN 978-812080880-5
- Vetter, Tilmann (1988), The Ideas and Meditative Practices of Early Buddhism, Brill, http://www.ahandfulofleaves.org/documents/The%20Ideas%20and%20Meditative%20Practices%20of%20Early%20Buddhism_Vetter.pdf
- Von Hinüber, Oskar (2009), “Cremated like a King: The funeral of the Buddha within the ancient Indian context”, Journal of the International College of Postgraduate Buddhist Studies 13: 33–66
- Waley, Arthur (Jul 1932), “Did Buddha die of eating pork?: with a note on Buddha's image”, Melanges Chinois et bouddhiques (NTU) 1931–32: 343–54, http://ccbs.ntu.edu.tw/FULLTEXT/JR-MEL/waley.htm
- Walshe, Maurice (1995), The Long Discourses of the Buddha. A Translation of the Digha Nikaya, Boston: Wisdom Publications
- Warder, Anthony K. (1998). “Lokayata, Ajivaka, and Ajnana Philosophy”, A Course in Indian Philosophy, 2nd, Delhi: Motilal Banarsidass Publishers. ISBN 9788120812444.
- Warder, AK (2000), Indian Buddhism, Delhi: Motilal Banarsidass
- Wayman, Alex (1997), Untying the Knots in Buddhism: Selected Essays, Motilal Banarsidass, ISBN 812081321-9
- Weise, Kai (2013), The Sacred Garden of Lumbini – Perceptions of Buddha's Birthplace, Paris: UNESCO, http://unesdoc.unesco.org/images/0022/002239/223986E.pdf
- Willemen, Charles, transl. (2009), Buddhacarita: In Praise of Buddha's Acts, Berkeley, CA: Numata Center for Buddhist Translation and Research, ISBN 978-1886439-42-9, http://www.bdkamerica.org/digital/dbet_t0192_buddhacarita_2009.pdf
- Wynne, Alexander (2007), The Origin of Buddhist Meditation, Routledge, ISBN 0-20396300-8, http://www.e-reading.link/bookreader.php/134839/The_Origin_of_Buddhist_Meditation.pdf
Liên kết ngoài[sửa]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tất-đạt-đa Cồ-đàm |
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.:
Bod
skad
བོད་སྐད་,
tiếng
Tây
Tạng
|
ja.:
日本語
tiếng
Nhật
|
ko.:
한국어,
tiếng
Hàn
Quốc
| pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |
Bản mẫu:Tín ngưỡng Phật giáo Bản mẫu:Tất-đạt-đa Cồ-đàm
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Ấn Độ
- Bangladesh
- Hồi giáo
- Người khuyết tật
- Thiền tông
- Chủ nghĩa vô thần
- Tôn giáo
- Triết học
- Trimurti
- Phật giáo
- Xem thêm liên kết đến trang này.
- Wikipedia
- Đạo sư
- Thiền sư Ấn Độ
- Phật giáo
- Nhà triết học cổ đại
- Triết gia Ấn Độ
- Người Nepal
- Triết lí Phật giáo
- Lịch sử Ấn Độ
- Nhân vật Tây du ký
- Nhà triết học Ấn Độ
- Năm mất không rõ
- Năm sinh không rõ
- Mất 483 TCN
- Phật Thích-ca
- Người sáng lập tôn giáo
- Ấn Độ cổ đại
- Khổ tu
- Hệ quả luận
- Lịch sử Phật giáo
- Lịch sử Bihar
- Yoga
- Thế kỷ 5 TCN
- Nepal