Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Thiền
Từ VLOS
Mục đích của thiền định là tập trung và tĩnh tâm, cuối cùng là đạt đến cấp độ cao hơn của nhận thức và sự bình tĩnh nội tại. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng bạn có thể thiền ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, cho phép bản thân đạt đến cảm giác yên bình và tĩnh tại dù xung quanh bạn có xảy ra chuyện gì đi nữa. Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn những điều cơ bản về thiền, giúp bạn bắt đầu cuộc hành trình trên con đường giác ngộ và hạnh phúc.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chuẩn bị Thiền[sửa]
-
Chọn
một
môi
trường
yên
bình.
Thiền
nên
được
thực
hiện
ở
một
nơi
yên
tĩnh
và
thanh
bình.
Điều
này
sẽ
cho
phép
bạn
tập
trung
hoàn
toàn
và
tránh
bị
phân
tâm
bởi
các
kích
thích
bên
ngoài.
Cố
gắng
tìm
một
nơi
mà
bạn
sẽ
không
bị
bị
làm
phiền
trong
suốt
thời
gian
thiền
của
bạn
-
cho
dù
nó
kéo
dài
năm
phút
hoặc
nửa
giờ.
Không
gian
không
cần
phải
quá
rộng
–
phòng
nhỏ
hoặc
thậm
chí
văn
phòng
của
bạn
cũng
có
thể
được
sử
dụng
cho
việc
thiền
định,
miễn
là
nó
kín
đáo
và
riêng
tư.
- Đối với những người mới tập thiền, điều đặc biệt quan trọng là tránh những yếu tố phân tâm bên ngoài. Tắt TV, điện thoại hoặc các thiết bị gây ồn khác. Nếu bạn mở nhạc, hãy chọn những giai điệu nhẹ nhàng để không làm bạn bị xao lãng.
- Hiểu rằng không gian thiền không cần thiết phải hoàn toàn im lặng, vì vậy bạn không cần phải đeo tai nghe. Âm thanh của máy cắt cỏ đang chạy hoặc tiếng chó sủa cạnh nhà không cản trở đến việc ngồi thiền hiệu quả. Trong thực tế, nhận thức được những tiếng động này nhưng không cho phép chúng chi phối tâm trí bạn là một thành phần quan trọng của thiền thành công.
- Thiền bên ngoài công việc. Miễn là bạn không ngồi gần một con đường tấp nập hoặc một nguồn gây tiếng ồn lớn khác, bạn đều có thể tìm thấy sự yên bình chẳng hạn như dưới một gốc cây hoặc ngồi trên đám cỏ tươi tốt trong một góc vườn yêu thích.
-
Mặc
quần
áo
thoải
mái.
Một
trong
những
mục
tiêu
chính
của
thiền
là
để
tĩnh
tâm
và
phong
tỏa
các
yếu
tố
bên
ngoài.
Điều
này
có
thể
khó
khăn
nếu
cơ
thể
bạn
không
thoải
mái
do
mặc
quần
áo
chật
hoặc
khó
chịu.
Hãy
mặc
quần
áo
rộng
rãi
trong
lúc
thiền
và
chắc
chắn
là
đã
tháo
giày
của
bạn
ra.
- Mặc ấm nếu bạn định thiền ở chỗ lạnh. Nếu không, cảm giác bị lạnh sẽ xâm chiếm tâm trí bạn và bạn sẽ phải rút ngắn thời gian thiền lại.
- Nếu bạn ở văn phòng, hoặc ở nơi nào đó không dễ dàng thay đồ thì hãy ở trạng thái thoải mái nhất có thể. Cởi giày và áo khoác, mở cổ áo sơ mi hoặc tay áo và tháo dây lưng.
-
Xác
định
thời
gian
bạn
muốn
thiền
là
bao
lâu.
Trước
khi
bắt
đầu,
bạn
nên
xác
định
xem
thời
gian
bạn
sẽ
thiền
là
bao
lâu.
Trong
khi
nhiều
thiền
giả
dày
dạn
cho
rằng
thiền
hai
mươi
phút
một
lần,
hai
lần
mỗi
ngày
là
tốt
nhất
thì
những
người
mới
có
thể
bắt
đầu
bằng
năm
phút,
một
lần
mỗi
ngày.
- Bạn cũng nên tránh thiền ở cùng một thời điểm mỗi ngày - đó có thể là 15 phút đầu tiên vào buổi sáng, hoặc năm phút vào giờ nghỉ trưa. Bất kể thời gian nào bạn chọn, cố gắng để thiền trở thành một phần không thể lay chuyển được trong thói quen hàng ngày của bạn.
- Một khi bạn đã xác định được khung thời gian, cố gắng tuân thủ theo nó. Đừng bỏ cuộc bởi vì bạn cảm thấy nó không hiệu quả - bạn sẽ phải mất thời gian và luyện tập thiền thành công - ngay bây giờ, điều quan trọng nhất là phải tiếp tục cố gắng.
- Mặc dù bạn sẽ cần phải theo dõi thời gian thiền nhưng việc liên tục xem đồng hồ là điều không có lợi. Hãy đặt đồng hồ báo thức với âm thanh nhẹ nhàng để cảnh báo cho bạn biết khi thời gian thực hành thiền đã hết, hoặc đơn giản là lấy một mốc sự kiện nào đó để đánh dấu thời gian kết thúc - chẳng hạn như chồng/vợ của bạn ra khỏi giường, hoặc ánh mặt trời chiếu đến một điểm nhất định trên tường.
-
Căng
duỗi
cơ
thể.
Khi
thiền
bạn
phải
ngồi
một
chỗ
trong
một
thời
gian
nhất
định,
vì
vậy
điều
quan
trọng
là
phải
giảm
thiểu
sự
căng
tức
cơ
thể
trước
khi
bắt
đầu.
Hãy
dành
một
vài
phút
để
căng
duỗi
nhẹ
cơ
thể,
nó
có
thể
giúp
bạn
nới
lỏng
và
chuẩn
bị
cho
cả
cơ
thể
và
tâm
trí
trước
khi
ngồi
thiền.
Nó
cũng
sẽ
giúp
bạn
không
bị
chi
phối
bởi
điểm
nào
bị
đau
thay
vì
thư
giãn
tâm
trí.
- Nhớ căng duỗi cổ và vai của bạn, đặc biệt nếu bạn đã ngồi trước máy tính, và không quên căng duỗi phần lưng dưới. Duỗi chân, đặc biệt là phía bên trong đùi, sẽ giúp bạn ngồi thiền ở tư thế hoa sen.
- Thông tin chi tiết về các kỹ thuật căng duỗi cụ thể có thể được tìm thấy trong bài viết cùng chuyên mục.
-
Ngồi
ở
vị
trí
thoải
mái.
Như
đã
nêu
ở
trên,
điều
rất
quan
trọng
là
bạn
phải
cảm
thấy
thoải
mái
trong
khi
ngồi
thiền,
đó
là
lý
do
tại
sao
tìm
được
vị
trí
tốt
nhất
cho
bạn
là
điều
cần
thiết.
Theo
truyền
thống,
ngồi
thiền
được
thực
hiện
bằng
cách
ngồi
trên
một
tấm
đệm
để
trên
mặt
đất,
ở
tư
thế
hoa
sen,
hoặc
bán
hoa
sen.
Nếu
chân,
hông
và
lưng
dưới
của
bạn
không
linh
hoạt,
tư
thế
hoa
sen
có
xu
hướng
làm
khom
lưng
bạn
và
khiến
bạn
không
cân
bằng
phần
thân
mình
xung
quanh
cột
sống.
Hãy
chọn
một
tư
thế
cho
phép
bạn
ngồi
thẳng
và
giữ
được
cân
bằng.
- Tuy nhiên, bạn cũng có thể ngồi mà không cần phải bắt chéo chân, trên một tấm đệm, ghế, hoặc băng ghế dành cho ngồi thiền. Xương chậu của bạn cần phải nghiêng về phía trước đủ để cột sống được đưa về vị trí trung tâm trên hai mảnh xương mông của bạn, những điểm chịu trọng lượng cơ thể. Để nghiêng xương chậu vào đúng vị trí, hãy ngồi trên mép phía trước của tấm đệm dày, hoặc đặt thứ gì đó dày khoảng 8 hoặc 10 cm bên dưới chân ghế sau. Băng ghế ngồi thiền thường được thiết kế với chỗ ngồi nghiêng. Nếu không, hãy đặt thứ gì đó bên dưới để nghiêng nó về phía trước khoảng 1 đến 2,5 cm.
- Điều quan trọng nhất là bạn phải thoải mái, thư giãn, và cơ thể cân bằng để cột sống đỡ được toàn bộ trọng lượng của bạn từ phần eo trở lên.
- Nghiêng xương chậu về phía trước. Sau đó, bắt đầu từ phần mông, điều chỉnh các đốt sống sao cho chúng cân bằng và nâng đỡ được toàn bộ trọng lượng của phần thân chính, cổ và đầu. Việc này đòi hỏi bạn phải thực hành để tìm ra vị trí mà cho phép bạn thả lỏng gần như toàn bộ phần thân mà không cần gắng sức để duy trì sự cân bằng. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng tức, hãy thả lỏng vùng đó. Nếu bạn bị chao đảo khi thả lỏng, hãy kiểm tra lại sự căn chỉnh tư thế và tìm cách cân bằng lại thân mình để vùng đó có thể thư giãn.
- Cách để tay truyền thống là để tay vào lòng bạn, lòng bàn tay hướng lên trên, tay phải đặt trên tay trái. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chỉ cần để tay trên đầu gối hoặc để thõng hai bên - tùy theo ý thích của bạn.
-
Nhắm
mắt.
Bạn
có
thể
nhắm
mắt
hoặc
mở
mắt
khi
ngồi
thiền,
tuy
nhiên
là
người
mới
bắt
đầu
tốt
nhất
là
bạn
nên
nhắm
mắt
lại.
Điều
này
sẽ
ngăn
chặn
các
kích
thích
thị
giác
bên
ngoài
và
ngăn
bạn
khỏi
bị
phân
tâm
khi
tập
trung
vào
việc
tĩnh
tâm.
- Khi bạn đã quen với việc ngồi thiền, bạn có thể thử tập luyện với đôi mắt mở. Điều này có thể hữu ích nếu bạn cảm thấy sắp buồn ngủ hoặc khó tập trung khi mắt nhắm, hoặc nếu bạn bị nhiễu loạn bởi những hình ảnh trong tâm trí (điều xảy ra với số ít người).[1]
- Khi bạn mở mắt, bạn sẽ cần phải giữ cho chúng "ôn hòa" - đó là, không tập trung vào bất cứ điều gì đặc biệt. Tuy nhiên, bạn không cần phải đi vào trạng thái giống như bị thôi miên - mục đích của bạn là để cảm thấy thư giãn nhưng vẫn cảnh giác.[2]
Các cách Thực hành Thiền[sửa]
-
Theo
dõi
hơi
thở
của
bạn.
Kĩ
thuật
cơ
bản
nhất
và
phổ
biến
nhất
trong
tất
cả
các
kỹ
thuật
thiền,
thiền
thở,
là
kỹ
thuật
tuyệt
vời
để
bắt
đầu
việc
thực
hành
thiền
của
bạn.
Chọn
một
điểm
trên
rốn
và
tập
trung
vào
điểm
đó
bằng
tâm
trí
của
bạn.
Nhận
thức
được
sự
lên
xuống
của
bụng
khi
hít
vào
và
thở
ra.
Đừng
quá
chú
ý
thay
đổi
cách
thở
của
bạn,
chỉ
cần
thở
như
bình
thường.
- Cố gắng tập trung vào hơi thở và chỉ hơi thở của bạn. Đừng nghĩ về hơi thở hoặc phán xét gì về nó (ví dụ như hơi thở đó ngắn hơn so với hơi thở cuối cùng), chỉ cần cố gắng biết nó và nhận thức được nó.[1]
- Một số hình ảnh tưởng tượng có thể giúp bạn bao gồm: tưởng tượng ra một đồng xu đặt trên điểm phía trên rốn bạn, nâng lên và hạ xuống theo hơi thở của bạn; tưởng tượng ra tấm phao nổi trên đại dương, nhấp nhô lên xuống theo từng đợt sóng biển; hay tưởng tượng một bông hoa sen đặt trên bụng của bạn, cánh mở rộng theo mỗi nhịp thở.
- Đừng lo lắng nếu tâm trí bạn bắt đầu nghĩ lung tung - bạn là người mới và cũng giống như bất cứ điều gì, để thiền được giỏi cần phải thực hành. Chỉ cần cố gắng tái tập trung tâm trí vào hơi thở của bạn và cố gắng không nghĩ đến điều gì khác. Cố lấn át những suy nghĩ lung tung và khai quang tâm trí.
-
Khai
quang
tâm
trí
của
bạn.
- Để hành thiền, bạn phải tập trung tối đa vào một việc.
- Nếu bạn là người mới bắt đầu, tập trung vào một thứ có thể rất hữu ích, chẳng hạn như một câu chú hay một vật cụ thể nào đó. Nhiều thiền giả lão luyện có thể khai quang tâm trí họ hoàn toàn.
-
Đọc
chú
(mantra).
Thiền
chú
là
một
dạng
phổ
biến
khác
của
thiền,
nó
liên
quan
đến
việc
lặp
đi
lặp
lại
một
câu
chú
(âm
thanh,
từ
hoặc
cụm
từ),
cho
đến
khi
tâm
trí
bạn
tĩnh
lặng
và
đi
vào
trạng
thái
thiền
định
sâu.
Câu
chú
có
thể
là
bất
cứ
điều
gì
bạn
chọn,
miễn
là
nó
dễ
nhớ.
- Một số câu chú để bắt đầu bao gồm các từ như một, hòa bình, yên tĩnh, thanh bình, và im lặng. Nếu bạn muốn sử dụng những câu chú truyền thống hơn, bạn có thể sử dụng từ "Om" tượng trưng cho ý thức có mặt khắp nơi, hoặc cụm từ "Sat, Chit, Ananda" có nghĩa là "Sự tồn tại, Ý thức, Hạnh phúc".
- Trong tiếng Phạn, từ mantra có nghĩa là "công cụ của tâm trí ". Mantra là một công cụ tạo ra các rung động trong tâm trí, cho phép bạn ngắt kết nối ra khỏi những suy nghĩ của bạn và đi vào trạng thái ý thức sâu hơn.[3]
- Đọc thầm câu chú lặp đi lặp lại khi bạn thiền,để từ hoặc cụm từ đó thì thầm trong tâm trí bạn. Đừng lo lắng nếu tâm trí bạn đi lang thang, chỉ cần tái tập trung sự chú ý và tiếp tục lặp đi lặp lại từ đó.[4]
- Khi bạn đi vào mức độ nhận thức và ý thức sâu hơn, bạn không cần thiết phải tiếp tục lặp đi lặp lại câu chú đó.
-
Tập
trung
vào
một
vật
cụ
thể.
Cách
tương
tự
như
cách
sử
dụng
câu
chú,
bạn
có
thể
sử
dụng
một
vật
đơn
giản
để
chiếm
lĩnh
tâm
trí
bạn
và
cho
phép
bạn
đạt
đến
mức
độ
nhận
thức
sâu
hơn.
Đây
là
hình
thức
thiền
mở
mắt,
cách
này
nhiều
người
thấy
dễ
dàng
hơn
khi
họ
có
vật
gì
đó
để
tập
trung
nhìn
vào.
- Vật đó có thể là bất cứ vật nào bạn muốn, mặc dù nhiều người thấy nhìn lửa của ngọn nến đang cháy đặc biệt dễ chịu. Các vật khác có thể bao gồm tinh thể, hoa, và tranh ảnh hoặc tượng thần thánh, như tượng Phật.
- Đặt vật ngang tầm mắt, do đó bạn không cần phải căng đầu và cổ để nhìn. Nhìn chằm chằm vào nó và không nhìn thứ gì khác, cho đến khi tầm nhìn ngoại vi của bạn bắt đầu mờ và vật đó choán ngự hết tầm nhìn của bạn.
- Khi bạn tập trung hoàn toàn vào vật, không có kích thích nào khác tiếp cận được não bộ của bạn, bạn sẽ có cảm giác thanh thản vô cùng.[5]
-
Thực
hành
thiền
quán.
Thiền
quán
là
một
kỹ
thuật
thiền
phổ
biến
khác,
đó
là
việc
tạo
ra
một
nơi
bình
yên
trong
tâm
trí
của
bạn
và
khám
phá
nó,
cho
đến
khi
bạn
đạt
đến
trạng
thái
tĩnh
lặng
hoàn
toàn.
Nơi
đó
có
thể
là
bất
cứ
đâu
bạn
thích
-
tuy
nhiên,
nó
không
nhất
thiết
phải
có
thực,
nó
là
nơi
dành
riêng
cho
bạn,
chỉ
mình
bạn
biết.
- Nơi bạn hình dung có thể là một bãi biển đầy cát và ấm áp, một đồng cỏ đầy hoa, một khu rừng yên tĩnh hoặc thậm chí là một phòng khách thoải mái với ngọn lửa đang cháy bập bùng. Dù nơi bạn chọn là đâu, hãy để nó là chốn tôn nghiêm của bạn.
- Khi bạn đã bước vào chốn tôn nghiêm của mình, hãy cho phép bản thân khám phá nó. Không cần phải "tạo ra" môi trường xung quanh, chúng đã có ở đó. Hãy để chúng xuất hiện trong tâm trí của bạn.
- Tiếp nhận những hình ảnh, âm thanh và hương thơm của môi trường xung quanh bạn - cảm nhận làn gió trong lành thổi trên khuôn mặt bạn, hoặc sức nóng của ngọn lửa sưởi ấm cơ thể bạn. Hãy tận hưởng không gian bao lâu tùy bạn, để nó lan tỏa một cách tự nhiên và trở nên hữu hình hơn. Khi bạn đã sẵn sàng rời đi, hãy hít thở sâu vài lần, sau đó mở mắt.
- Bạn có thể quay lại nơi này vào lần tiếp theo bạn thiền, hoặc đơn giản bạn có thể tạo ra một không gian mới. Bất kỳ không gian nào mà bạn tạo ra sẽ dành cho riêng bạn và phản ánh tính cách cá nhân của bạn.
-
Thả
lỏng
từng
điểm
trên
cơ
thể.
Thả
lỏng
từng
điểm
trên
cơ
thể
chính
là
tập
trung
lần
lượt
vào
từng
phần
cơ
thể
và
thả
lỏng
nó
một
cách
có
ý
thức.
Đây
là
một
kỹ
thuật
thiền
đơn
giản
cho
phép
bạn
thư
giãn
tâm
trí
khi
bạn
thư
giãn
cơ
thể.
- Nhắm mắt lại và chọn một điểm khởi đầu trên cơ thể của bạn, thường là ngón chân. Tập trung vào bất kỳ cảm giác gì mà bạn có thể cảm nhận ở ngón chân của mình, và cố gắng một cách có ý thức để thư giãn các cơ bị căng và thả lỏng bất kỳ sự căng tức nào. Khi các ngón chân đã hoàn toàn thư giãn, di chuyển đến bàn chân và lặp lại quá trình thư giãn.
- Tiếp tục dọc theo cơ thể bạn, di chuyển từ chân lên bắp chân, đầu gối, đùi, mông, hông, bụng, ngực, lưng, vai, cánh tay, bàn tay, ngón tay, cổ, mặt, tai và đỉnh đầu. Thực hiện bao lâu tùy ý bạn.
- Khi bạn đã hoàn thành việc nới lỏng từng phần cơ thể, hãy tập trung vào tổng thể cơ thể và tận hưởng cảm giác tĩnh lặng và thả lỏng mà bạn đã đạt được. Tập trung vào hơi thở của bạn trong vài phút trước khi ra khỏi thiền.
-
Thiền
luân
xa
tim
(heart
chakra).
Luân
xa
tim
(heart
chakra)
là
một
trong
bảy
luân
xa,
hay
trung
tâm
năng
lượng,
nằm
trong
cơ
thể
con
người.
Luân
xa
tim
nằm
ở
giữa
ngực
và
gắn
liền
với
tình
yêu,
lòng
từ
bi,
hòa
bình
và
tin
tưởng.
Thiền
luân
xa
tim
là
kết
nối
với
những
cảm
nhận
này
và
gửi
chúng
ra
thế
giới.
- Để bắt đầu, hãy nhắm mắt lại và xoa hai lòng bàn tay với nhau để tạo ra hơi ấm và năng lượng. Sau đó, đặt tay phải lên giữa ngực, lên trên luân xa tim của bạn, và đặt tay trái lên đỉnh đầu.
- Hít một hơi thật sâu và khi bạn thở ra, hãy nói từ "yam", đó là sự rung động kết nối với luân xa tim. Khi bạn làm điều này, hãy tưởng tượng một năng lượng xanh đang phát sáng lan tỏa ra từ ngực của bạn và đi vào lòng bàn tay bạn.
- Năng lượng xanh này là tình yêu, cuộc sống và bất cứ cảm xúc tích cực nào khác mà bạn đang cảm thấy lúc đó. Khi bạn đã sẵn sàng, lấy tay ra khỏi ngực và để năng lượng đó thoát ra khỏi lòng bàn tay, gửi tình yêu của bạn đến với những người thân yêu và thế giới.
- Cảm nhận cơ thể bạn từ bên trong. Bạn có cảm nhận được trường năng lượng trong cơ thể mình, đặc biệt là ở cánh tay và chân? Nếu bạn không cảm nhận được nó, không sao. Nhưng hãy nghĩ: Làm thế nào chúng ta có thể di chuyển các phần khác nhau của cơ thể? Đó là trường năng lượng đang chảy trong cơ thể chúng ta. Tập trung sự chú ý của bạn vào trường năng lượng đó sẽ không chỉ giúp bạn ở lại thực tại mà còn sẽ giúp bạn kết nối với Thực thể của bạn và dòng chảy cuộc sống trong bạn.
-
Thiền
đi
bộ.
Thiền
đi
bộ
là
hình
thức
thiền
luân
phiên
bao
gồm
việc
quan
sát
sự
chuyển
động
của
bàn
chân
và
nhận
thức
được
sự
kết
nối
của
cơ
thể
với
mặt
đất.
Nếu
bạn
có
kế
hoạch
thực
hiện
các
buổi
thiền
ngồi
dài,
thì
đây
là
một
ý
tưởng
hay
để
luân
phiên
chúng
với
một
số
buổi
thiền
đi
bộ.
- Chọn một nơi yên tĩnh để thực hành thiền, với càng ít phiền nhiễu càng tốt. Không gian không cần phải quá lớn, nhưng bạn có thể đi bộ ít nhất là bảy bước theo một đường thẳng trước khi quay lại. Hãy cởi giày, nếu có thể.
- Giữ đầu thẳng và nhìn thẳng về phía trước, tay chắp lại với nhau ở đằng trước của bạn. Bước đi chậm rãi, khoan thai bằng chân phải. Quên đi mọi cảm giác ở bàn chân và cố gắng tập trung vào bản thân sự chuyển động. Sau khi đi bước đầu tiên, dừng lại một lúc trước khi đi bước tiếp theo. Chỉ có một chân là di chuyển ở bất kỳ thời điểm nào.
- Khi đi đến cuối đường, dừng lại hoàn toàn, hai chân chụm lại với nhau. Sau đó, lấy chân phải làm trụ và quay lại. Tiếp tục đi theo hướng ngược lại, di chuyển chậm rãi, khoan thai như lúc trước.
- Trong khi thực hành thiền đi bộ, cố gắng tập trung vào sự chuyển động của bàn chân và không gì khác, như lúc bạn tập trung vào sự lên xuống của hơi thở trong quá trình thiền thở. Cố gắng khai quang tâm trí và trở nên nhận thức được mối kết nối giữa chân bạn và mặt đất bên dưới.[1]
Thiền trong Cuộc sống Hàng ngày[sửa]
-
Thực
hành
chánh
niệm
trong
đời
sống
hàng
ngày
của
bạn.
Thiền
không
nhất
thiết
phải
giới
hạn
trong
các
buổi
thực
hành
thiền
được
định
nghĩa
một
cách
quy
tắc,
bạn
cũng
có
thể
thực
hành
chánh
niệm
trong
cuộc
sống
hàng
ngày.
- Ví dụ, trong những giây phút căng thẳng, hãy cố gắng dành vài giây để chỉ tập trung vào hơi thở và rũ sạch những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực ra khỏi tâm trí của bạn.
- Bạn cũng có thể thực hành chánh niệm trong lúc ăn, trở nên nhận thức được thực phẩm và những cảm giác bạn trải qua khi bạn ăn.
- Bất kể là bạn thực hiện hành động gì trong cuộc sống hàng ngày, cho dù là ngồi trước máy tính hoặc lau sàn nhà, bạn hãy cố gắng trở nên nhận thức hơn về các chuyển động của cơ thể và cảm giác của bạn trong thời khắc hiện tại. Đây chính là sống chánh niệm.[6]
- Tuân theo một lối sống lành mạnh. Lối sống lành mạnh có thể góp phần làm thiền hiệu quả hơn và có ích hơn, vì vậy hãy cố gắng ăn uống lành mạnh, tập thể dục và ngủ đủ giấc. Bạn cũng không nên xem tivi quá nhiều, hoặc uống rượu hay hút thuốc trước khi thiền, vì các hoạt động này có thể làm tê liệt tâm trí và ngăn không cho bạn đạt được mức độ tập trung cần thiết cho việc thiền định thành công.[7]
-
Đọc
sách
tâm
linh.
Một
số
người
thấy
rằng
đọc
sách
tâm
linh
và
sách
thánh
có
thể
giúp
họ
hiểu
thêm
về
thiền
và
truyền
cảm
hứng
cho
họ
đạt
được
sự
yên
bình
nội
tâm
và
hiểu
biết
tâm
linh.
- Một số cuốn sách hay bạn có thể tìm đọc bao gồm A Profound Mind: Cultivating Wisdom in Everyday Life (Một Trí tuệ Sâu sắc: Nuôi dưỡng Trí tuệ trong Cuộc sống Hàng ngày) của Đức Đạt Lai Lạt Ma, The Nature of Personal Reality (Bản chất của Thực tại Cá nhân) của Jane Roberts, "A New Earth" (Một Thế giới Mới) của Eckhart tolle và One-Minute Mindfulness (Chánh niệm Một Phút) của Donald Altman.
- Nếu bạn muốn, bạn có thể chọn ra bất kỳ lời chỉ dạy thông thái nào từ những cuốn sách tâm linh hay sách thánh và suy ngẫm về chúng trong suốt buổi thiền tiếp theo.
-
Tham
gia
một
lớp
hướng
dẫn
thiền.
Nếu
bạn
không
biết
phải
bắt
đầu
từ
đâu
khi
thực
hành
thiền
tại
nhà,
đầu
tiên
bạn
nên
tham
gia
một
lớp
học
thiền
định
có
giáo
viên
giàu
kinh
nghiệm
hướng
dẫn.
- Các lớp học về thiền luôn có đối với hầu hết các loại thiền, nhưng bạn cũng có thể thử một cuộc tu dưỡng tâm linh, nơi bạn sẽ có cơ hội thực hành các loại thiền khác nhau và tìm ra loại nào là tốt nhất cho mình.
-
Cố
gắng
thiền
tại
cùng
một
thời
điểm
mỗi
ngày.
Điều
quan
trọng
là
bạn
phải
cố
gắng
để
thực
hành
thiền
tại
cùng
một
thời
điểm
mỗi
ngày.
Bằng
cách
này,
thiền
sẽ
nhanh
chóng
trở
thành
một
phần
của
thói
quen
hàng
ngày
của
bạn
và
bạn
sẽ
cảm
thấy
lợi
ích
của
nó
một
cách
sâu
sắc
hơn
nhiều.
- Sáng sớm là thời điểm tốt để thiền, trước khi tâm trí của bạn trở nên bị xâm chiếm bởi những căng thẳng và lo lắng trong ngày.
- Không nên thiền trực tiếp sau khi ăn, vì bạn có thể cảm thấy khó chịu và điều này sẽ cản trở sự tập trung của bạn.
-
Hiểu
rằng
thiền
là
một
cuộc
hành
trình.
Mục
đích
của
thiền
là
để
tĩnh
tâm,
đạt
được
sự
bình
yên
nội
tâm
và
cuối
cùng
đạt
được
chiều
hướng
tâm
linh
cao
hơn,
thường
được
gọi
đơn
giản
là
thực
thể.
- Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận ra rằng bạn có thể mất nhiều năm tập luyện để đạt được mức độ nhận thức hay ý thức cao hơn như của các thiền sinh và tu sĩ. Điều này không quan trọng.
- Thiền là một cuộc hành trình, giống như leo lên một ngọn núi, nơi mà mỗi bước chân trên con đường giác ngộ mang bạn đến gần đỉnh hơn.
- Khi bắt đầu, bạn không nên quá quan tâm đến chất lượng của bản thân việc thiền. Miễn là bạn cảm thấy tĩnh tâm hơn, hạnh phúc hơn và yên bình hơn vào cuối buổi thực hành là bạn đã thành công.[4]
Lời khuyên[sửa]
- Rất dễ dàng để mất dấu thời gian trong khi thiền. Quan tâm đến thời gian có thể gây mất tập trung. Một số người tìm giải pháp là đặt đồng hồ và để nó tính thời gian bạn ngồi thiền. Hãy chọn một chiếc đồng hồ kêu nhẹ. Nếu tiếng chuông báo quá chói tai, nó sẽ khuấy động tâm trí bạn.
- Làm điều gì là hiệu quả nhất cho bạn. Điều có hiệu quả đối với một số người có thể lại vô tác dụng đối với bạn. Đừng để điều đó khiến bạn nản chí. Nhớ là phải thư giãn!
- Đừng mong đợi kết quả ngay lập tức. Mục đích của thiền định không phải là biến bạn thành một thiền sư qua một đêm. Thiền có hiệu quả nhất là khi nó được thực hiện vì chính bản thân nó chứ không vì kết quả.
- Thực hành thiền trong một thời gian dài đã được chứng minh là có nhiều lợi ích và rất đáng để kiên trì luyện tập. Lợi ích của nó bao gồm: Tăng chánh niệm và nhận thức, giảm căng thẳng, tâm trạng bình tĩnh hơn và thoải mái hơn, cải thiện trí nhớ và sự tập trung, và tăng chất xám (tế bào não) ở các phần khác nhau của não bộ.
- Cố gắng chánh niệm tâm trạng và suy nghĩ của bạn khi không thiền. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, hạnh phúc hơn, và sắc nét hơn vào những ngày bạn ngồi thiền, và nhận thấy sự suy giảm trong những phẩm chất này khi bạn không thực hành thiền.
- Nếu bạn muốn thiền, và cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi, đau, hoặc bất cứ điều gì không thoải mái đến nỗi bạn thiền không thành công, bạn hãy thử làm thứ gì đó để thư giãn. Đi bộ hoặc chạy, sau đó tắm. Tất cả chúng sẽ xua tan căng thẳng. Sau đó, quay trở lại, và thử lại.
- Với tư thế tốt, bạn sẽ dễ dàng khi thở hơn vì phổi của bạn sẽ có nhiều không gian hơn. Trong thực tế, bạn có thể nhận thấy hầu hết các cơ bắp hoạt động ra sao để giúp bạn thở, từ các cơ bắp ở khung xương chậu cho đến những cơ ở cổ là cơ thở chính. Tư thế đúng là tư thế dễ dàng và thoải mái. Bạn gần như cảm thấy như đang trôi bềnh bồng.
- Nếu bạn cảm thấy khó ngồi thiền trong khoảng thời gian đã chọn, hãy rút ngắn thời gian hơn một chút. Hầu hết mọi người có thể thiền trong một hoặc hai phút mà không bị suy nghĩ xâm nhập. Khi đó, vì đại dương tâm trí tĩnh lặng, bạn dần dần kéo dài buổi thiền cho tới khi bạn đạt được độ dài thời gian mong muốn.
- Một số lợi ích của thiền mà ít quan sát được đối với hầu hết mọi người bao gồm: ngủ dễ hơn, dễ cai nghiện hơn, thay đổi tâm tính (dễ nhận thấy nhất ở những người đã dành hơn 1.000 giờ thiền như các tu sĩ Phật giáo).
- Hít vào. Thở ra. Hãy để những lo lắng của bạn tan đi như mây khói. Chỉ thư giãn.
- Thở vào bằng mũi và thở ra qua miệng sẽ giúp điều hòa hơi thở.
- Một số ứng dụng tuyệt vời có sẵn trong Google Play & iTunes có thể giúp bạn bằng cách tụng kinh hay đọc chú và theo dõi quá trình thực hành thiền.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.vipassanadhura.com/howto.htm
- ↑ http://health.howstuffworks.com/wellness/stress-management/how-to-get-started-with-meditation.htm
- ↑ http://www.chopra.com/ccl-meditation/21dmc/mantra.html
- ↑ 4,0 4,1 http://faculty.weber.edu/molpin/healthclasses/1110/meditationguidelines.htm
- ↑ http://www.the-guided-meditation-site.com/candle-meditation.html
- ↑ http://zenhabits.net/meditate/
- ↑ http://www.dummies.com/how-to/content/meditation-for-dummies-cheat-sheet.html
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Tập trung
- Tăng mức Leptin
- Tĩnh tâm trước khi ngủ
- Ngủ khi căng thẳng
- Bày tỏ cảm xúc
- Tận hưởng cuộc sống
- Giữ bình tĩnh trong những lúc khó khăn
- Thư giãn trước khi đi ngủ
- Nâng cao mức năng lượng
- Phòng tránh và từ bỏ ma túy
- Xem thêm liên kết đến trang này.