Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Phòng tránh và từ bỏ ma túy
Từ VLOS
Có lẽ bạn không khó bắt gặp một người làm hỏng cả cuộc đời của mình vì lạm dụng chất kích thích. Nhiều người trót sử dụng ma túy và sau đó hối hận vì quyết định của mình, nhưng người đó không thể là bạn! Còn lỡ như đã nghiện: bạn hãy hiểu rằng bạn có thể thoát khỏi ma túy.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chống lại sự cám dỗ thử dùng ma túy[sửa]
-
Đặt
mục
tiêu
cho
bản
thân.
Các
nghiên
cứu
đã
cho
thấy
nếu
bạn
có
mục
tiêu
trong
cuộc
sống
(và
có
người
ủng
hộ
bạn
đạt
mục
tiêu),
bạn
sẽ
ít
có
nguy
cơ
sử
dụng
ma
túy,[1]
bởi
nó
khuyến
khích
bạn
suy
nghĩ
về
những
điều
bạn
mong
mỏi
trong
tương
lai
và
về
những
hành
động
dẫn
bạn
tới
đích.
Trái
lại,
ma
túy
chỉ
là
những
thứ
giúp
bạn
cảm
thấy
“sung
sướng”
trong
giây
phút
ngắn
ngủi,
bất
chấp
nó
tác
động
như
thế
nào
đến
tương
lai
của
bạn.[2]
- Nếu bạn bị cám dỗ bởi ý nghĩ thử dùng ma túy, dù chỉ một lần, hãy nghĩ đến những ảnh hưởng của nó đến các mục tiêu của bạn. Làm sao bạn có thể giành được các mục tiêu của mình khi bị lệ thuộc vào một thứ thuốc đắt đỏ/ bất hợp pháp, bị tống giam, hoặc có tiền sự vì sử dụng ma túy?
- Việc đặt ra các mục tiêu còn có thể giúp bạn nâng cao lòng tự tin.[3] Khi đã tin vào bản thân, tin vào khả năng đạt được các mục tiêu của mình, có lẽ bạn sẽ ít có khả năng muốn sử dụng ma túy.[1]
- Việc đặt ra và đạt được các mục tiêu cũng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng khi bạn muốn từ bỏ ma túy. Điều này chứng minh rằng bạn có thể làm được những gì bạn đặt ra cho mình, kể cả việc tống khứ ma túy ra khỏi cuộc đời bạn.[2]
-
Dành
thời
gian
ở
bên
cạnh
những
người
mà
bạn
yêu
mến.
Sợi
dây
gắn
bó
với
gia
đình
và
những
người
thân
yêu
là
một
nhân
tố
chống
lại
việc
sử
dụng
ma
túy.
Nói
cách
khác,
bạn
sẽ
khó
bị
ma
túy
cám
dỗ
nếu
có
mối
quan
hệ
chặt
chẽ
với
gia
đình
và
bạn
bè.[1]
- Nếu cảm thấy như đang có sức ép hoặc sự hiếu kỳ thôi thúc bạn sử dụng ma túy, bạn đừng giữ trong lòng. Hãy nói chuyện với một người mà bạn quen biết, tin tưởng và tôn trọng. Người bên ngoài có thể cho bạn những lời khuyên và sự hỗ trợ, vốn là những nhân tố vô cùng quan trọng trong việc phòng tránh ma túy.[4]
- Kể về những điều đang xảy ra với một người nào đó. Nếu bạn không ngừng bị áp lực, thậm chí bị ép buộc thử dùng ma túy, bạn cần nói với ai đó có khả năng xử lý như cha mẹ, thầy cô giáo hoặc chuyên gia tư vấn.[4] Bạn không phải đối phó với áp lực một mình. Sự hỗ trợ từ những người khác sẽ tiếp nghị lực giúp bạn chống lại ma túy.
-
Tìm
một
hoạt
động
nào
đó
có
thể
đem
lại
cho
bạn
niềm
vui.
Nếu
bạn
bị
ma
túy
quyến
rũ
vì
muốn
có
cảm
giác
vui
sướng,
bạn
hãy
giữ
đầu
óc
mình
tránh
xa
nó
bằng
cách
tìm
những
hoạt
động
vui
vẻ
và
lý
thú.[5]
- Ví dụ, thay vì nghĩ đến ma túy, bạn có thể tìm một sở thích, dành nhiều thời gian vui đùa cùng bạn bè, chơi những game hấp dẫn hoặc giúp đỡ những người khác để có cảm giác vui vẻ. Điều này sẽ giúp bạn tìm được ý nghĩa mới trong cuộc sống.[6].
- Bạn có thể tập chạy bộ, thả hồn trong một cuốn tiểu thuyết hay, trò chuyện với gia đình hoặc bạn bè, chơi một game video hào hứng, hoặc tích cực giải quyết những vấn đề và các ý nghĩ tiêu cực bằng cách tìm đến chuyên gia tư vấn.[7]
- Tâm sự với bạn bè về những cảm giác của bạn, hoặc tham gia các hoạt động giải trí như đi xem phim.
- Dừng lại trước khi bắt đầu. Nếu có người rủ rê bạn sử dụng ma túy, bạn hãy từ chối và rời khỏi nơi đó. Nếu lo sợ về áp lực từ phía bạn bè, bạn hãy tự nhủ rằng những người bạn tốt sẽ tôn trọng khi bạn nói “không” với ma túy và sẽ không ép bạn làm điều bạn không muốn. Nếu họ hành xử ngược lại, bạn có thể nghĩ đến việc tìm nhóm bạn mới.
-
Giữ
khoảng
cách.
Nếu
thấy
người
thân
hoặc
bạn
bè
của
mình
dùng
ma
túy,
bạn
phải
tránh
xa
và
tuyệt
đối
không
bước
theo
vết
xe
đổ
của
họ.
Nếu
có
thể,
bạn
hãy
nói
với
một
người
lớn
mà
bạn
có
thể
tin
cậy,
họ
sẽ
hướng
dẫn
hoặc
hỗ
trợ
bạn.
Hệ
thống
hỗ
trợ
sẽ
đóng
vai
trò
quan
trọng
trong
việc
duy
trì
một
lối
sống
không
ma
túy.[8]
- Lưu ý rằng xu hướng dễ nghiện ma túy có yếu tố gia đình, do đó nếu có một thành viên trong gia đình bạn nghiện ma túy, bạn cũng sẽ có nhiều rủi ro vướng vào ma túy, và bạn cũng sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để từ bỏ nó.[9]
- Nếu bạn bè của bạn đang sử dụng ma túy, bạn hãy tìm bạn bè mới. Bạn cần ở bên cạnh những người không dùng ma túy, những người cho rằng giữ tỉnh táo là lối sống tốt nhất.[7] Trẻ vị thành niên là những đối tượng dễ đua đòi với bạn bè nhất trong việc sử dụng ma túy.[1]
-
Tránh
xa
cám
dỗ.
Nếu
biết
có
nhóm
người
nào
đó
ở
trường
sử
dụng
ma
túy,
bạn
đừng
giao
du
với
họ.
Bạn
có
thể
tìm
được
bạn
bè
quan
tâm
đến
những
hoạt
động
bổ
ích
hơn.
- Nếu thấy ma túy trong một buổi tiệc mà bạn đang tham dự, bạn chỉ cần đơn giản rời khỏi nơi đó. Áp lực bạn bè có thể khiến bạn mềm lòng, cho dù bạn nghĩ rằng mình có đủ khả năng từ chối.
- Biết rằng ảnh hưởng từ xã hội là rất mạnh mẽ, và nó cũng tác động đến xu hướng dễ sa ngã vào ma túy.[10] Thậm chí truyền thông xã hội có thể tác động đến bạn trong việc sử dụng ma túy.[11] Nếu nhận thấy trên mạng xã hội của bạn có nhiều hình ảnh về việc sử dụng ma túy, bạn cũng nên nghĩ đến việc chặn những nguồn gây ảnh hưởng này.
-
Nghiền
ngẫm
về
những
lời
xúi
giục
bên
trong
bạn.
Nếu
bạn
vẫn
cảm
thấy
bị
cám
dỗ
khi
chỉ
ở
một
mình
,
chẳng
hạn
như
bạn
tò
mò
muốn
biết
trải
nghiệm
khi
thử
dùng
thuốc
Adderall
của
đứa
cháu
mình
là
như
thế
nào,
bạn
có
thể
chống
lại
sự
cám
dỗ
đó.
Bạn
hãy
tự
hỏi
mình,
“Tại
sao
mình
lại
thực
sự
muốn
thử
thứ
đó?”
Lý
do
nào
khiến
bạn
muốn
thử?[4]
- Có thể bạn cho rằng ai cũng làm như vậy, và bạn muốn hòa đồng với bạn bè bằng cách làm theo họ. Bạn hãy tự nhắc nhở mình rằng không phải mọi người đều dùng chất kích thích. Thực ra việc sử dụng ma túy nói chung đang giảm xuống trong số những người trẻ.[1] Còn có bao nhiêu cách tuyệt vời và lành mạnh để bạn kết nối với bạn bè như cùng chia sẻ sở thích hoặc chơi thể thao với nhau.
- Nếu những áp lực và stress xui khiến bạn dùng ma túy, bạn hãy hiểu rằng nhiều người dùng chất kích thích như một cách giải tỏa stress, tuy nhiên điều đó rất có hại. Có nhiều cách khác để giải tỏa stress như tập thể dục, yoga và thiền. Nếu thực sự cảm thấy căng thẳng, việc nói chuyện với chuyên gia tư vấn cũng sẽ giúp ích cho bạn.
- Nếu vẫn còn ở tuổi vị thành niên, bạn đừng quên rằng mình chưa thể hoàn toàn chín chắn trong kỹ năng ra quyết định.[12] Sử dụng ma túy là một quyết định có thể ám ảnh bạn cả đời. Liệu vài mươi năm nữa con người tương lai của bạn có cảm ơn quyết định dùng ma túy của bạn ngày hôm nay không?
-
Từ
chối
một
cách
quả
quyết.
Rất
có
khả
năng
là
vào
một
lúc
nào
đó
bạn
sẽ
bị
rủ
rê
dùng
ma
túy.
Bạn
hãy
cứng
rắn
nói
“không”
và
đừng
do
dự.
Thái
độ
do
dự
sẽ
để
ngỏ
cánh
cửa
cho
bạn
bè
gây
áp
lực
lên
bạn.
- Nếu được hỏi lý do từ chối, bạn không cần phải đưa ra bất cứ lý do nào. Bạn chỉ cần nói rằng bạn không dùng ma túy. Nếu bạn nêu ra các lý do tức là bạn đang để ngỏ cho cuộc đối thoại, và khi đó họ có thể tiếp tục thuyết phục bạn sử dụng ma túy.[13]
- Người ta có thể cố lung lạc bạn bằng cách nói những câu như “Nhưng ai mà chẳng chơi” hoặc “Chỉ một lần sẽ chẳng hại gì”. Hãy giữ vững tinh thần. Bạn có thể nói với người đó rằng thực ra số người trẻ tuổi dùng ma túy hiện nay đã giảm, do đó rõ ràng là không phải ai cũng sử dụng ma túy, và bạn cũng thế.[1] Hoặc bạn chỉ cần nói “Không, tôi sẽ không thử cho dù chỉ một lần. Tôi không cần đến nó”.
-
Giữ
sự
tích
cực
và
năng
động.
Giữ
đầu
óc
linh
hoạt
và
kết
nối
tích
cực
với
thế
giới
xung
quanh.
Nếu
bạn
duy
trì
sự
gắn
kết,
giữ
cho
bản
thân
bận
rộn
và
năng
động,
bạn
sẽ
không
có
thì
giờ
nghĩ
đến
ma
túy.
Sự
buồn
chán
có
thể
dẫn
đến
việc
sử
dụng
ma
túy,
do
đó
chỉ
cần
không
bao
giờ
buồn
chán,
bạn
sẽ
ít
có
khả
năng
bị
ma
túy
lôi
kéo.[14]
- Học một ngôn ngữ mới. Chọn một sở thích. Tự học một loại nhạc cụ. Tham gia công việc tình nguyện ở cộng đồng. Những hoạt động như vậy sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của bạn (và động viên bạn hồi phục), đồng thời giúp bạn tránh xa ma túy.
-
Tìm
ra
những
điều
có
thể
đem
lại
hạnh
phúc
cho
bạn.
Chứng
trầm
cảm
và
lòng
tự
trọng
thấp
có
thể
dẫn
đến
việc
sử
dụng
ma
túy.
Nếu
đang
bị
trầm
cảm,
bạn
nên
tìm
chuyên
gia
tư
vấn
giúp
bạn
vượt
qua
chứng
bệnh
này.
Thêm
vào
đó,
bạn
cũng
sẽ
ít
có
khả
năng
vướng
vào
ma
túy
nếu
bạn
giữ
lòng
tự
trọng
và
theo
đuổi
những
việc
làm
yêu
thích
của
mình.[9]
- Liệt kê một danh sách mọi thứ giúp bạn vui vẻ. Chọn một số việc dễ đạt được như nấu một bữa ăn không quá tốn kém, đi xem một bộ phim và nhớ thường xuyên đưa những hoạt động đó vào cuộc sống của mình.
Ngăn chặn việc quay trở lại với ma túy[sửa]
-
Hiểu
lý
do
tại
sao
người
ta
dùng
ma
túy.
Việc
tự
cố
gắng
chữa
bệnh
có
thể
khiến
người
ta
vướng
vào
ma
túy.
Từ
đó
họ
bị
kẹt
trong
vòng
luẩn
quẩn
nghiện
ngập
do
các
triệu
chứng
cai
thuốc.
Để
thoát
khỏi
ma
túy,
bước
đầu
tiên
bạn
cần
làm
là
đối
phó
với
triệu
chứng
thể
chất
thông
qua
các
cơ
sở
y
tế.
Ở
những
nơi
đó
bạn
có
thể
tham
gia
vào
các
chương
trình
hỗ
trợ
điều
trị
các
triệu
chứng
cai
thuốc
(đôi
khi
nguy
hiểm
đến
tính
mạng),
tiếp
đó
là
xử
lý
các
vấn
đề
về
cảm
xúc
đã
dẫn
bạn
đến
với
ma
túy
để
che
giấu
nỗi
đau
tinh
thần.[15]
- Người sử dụng chất kích thích không phải là người “xấu xa” hoặc “phi đạo đức”.
- Người nghiện thường chỉ đơn giản là họ không thể “thoát khỏi ma túy”. Những cơn nghiện ma túy tác động lên não bộ của bạn, khiến bạn khó từ bỏ nó - tuy không phải là không thể.
-
Nhận
ra
những
tác
nhân
kích
thích.
Nếu
trước
kia
đã
từng
sử
dụng
ma
túy,
bạn
hãy
để
ý
những
tác
nhân
kích
thích
bạn
dùng
ma
túy.
Những
tác
nhân
này
có
thể
bao
gồm
những
dụng
cụ
chích
hút,
một
nhóm
bạn
bè,
một
địa
điểm
nào
đó,
hoặc
thậm
chí
là
một
bài
hát
mà
bạn
từng
nghe
khi
sử
dụng
ma
túy.[16]
- Loại bỏ mọi tác nhân có khả năng xúi giục bạn sử dụng ma túy. Xóa bài hát đó trong máy nghe nhạc, vứt bỏ những ống giấy dùng để hút hít. Bạn sẽ ít có khả năng bị ma túy cám dỗ lần nữa nếu những tác nhân kích thích vĩnh viễn bị loại bỏ.
- Có thể bạn cũng cần tránh đến những nơi mà bạn đã từng đến và sử dụng ma túy. Việc này có thể là khó khăn, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn ngăn chặn việc sử dụng ma túy.
-
Gia
nhập
hệ
thống
hỗ
trợ
phục
hồi
dựa
vào
gia
đình
hoặc
cộng
đồng.
Sự
hỗ
trợ
không
những
là
yếu
tố
then
chốt
giúp
bạn
tránh
xa
ma
túy
mà
còn
thoát
khỏi
nó.
Nhóm
hỗ
trợ
có
thể
giúp
ích
nếu
bạn
đang
đấu
tranh
để
sống
một
cuộc
sống
không
còn
sự
hiện
diện
của
ma
túy.
- Để tìm một nhóm hỗ trợ, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ, chuyên gia tư vấn, tìm danh sách các nhóm hỗ trợ trong sổ điện thoại, đến các tổ chức tôn giáo hoặc các tổ chức giúp đỡ người nghiện của địa phương hay của quốc gia.[17].
-
Thử
dùng
phương
pháp
“lướt
qua
khao
khát.”
Đây
là
bài
tập
chú
tâm,
giúp
bạn
cảm
nhận
và
“xua
đuổi”
cơn
thèm
cho
đến
khi
nó
tan
biến.
Tưởng
tượng
bạn
là
vận
động
viên
lướt
sóng
đang
lướt
qua
cơn
sóng
thèm
khát
cho
đến
khi
nó
vỡ
thành
từng
mảnh
nhỏ,
hiền
lành
và
dễ
xử
lý.[7]
Kỹ
thuật
“lướt
qua
khao
khát”
tỏ
ra
có
hiệu
quả
hơn
là
cố
gắng
phớt
lờ
hoặc
kiềm
chế
cơn
thèm.[18]
- Tự nói với bản thân rằng có lẽ đây không phải là lần đầu tiên bạn trải qua cảm giác thôi thúc sử dụng ma túy. Cơn thèm khát đó trước đây có từng xảy ra chưa? Câu trả lời hầu như là “có”. Hãy tự nhắc nhở mình rằng rồi lần này nó cũng sẽ qua. Sự thôi thúc là có, nhưng bạn không phải tuân theo nó.[18]
- Chú ý đến những ý nghĩ và giác quan của bạn khi trải qua sự thèm khát đó. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy sự thôi thúc mãnh liệt xúi giục bạn dùng ma túy. Bạn có thể toát mồ hôi, ngứa ngáy hoặc bồn chồn. Ghi nhận những cảm giác đó. Tự nhủ rằng chúng chỉ là những ý nghĩ, rằng chúng không có quyền lực thực sự đối với bạn.[18]
- Tập trung hít thở sâu trong khi đang “lướt qua khao khát”. Hít thở chậm và đều. Động tác này giúp bạn tập trung vào khoảnh khắc hiện tại thay vì chú ý đến cơn thèm.
- Tự bảo mình chờ 10 phút. Nếu cơn thèm thuốc nổi lên mãnh liệt, bạn hãy trì hoãn bằng cách tự hẹn với mình chờ trong 10 phút. Chỉ 10 phút thôi, không hơn. Bạn có thể làm được. Khi đã hết 10 phút mà cơn thèm vẫn còn cồn cào, bạn lại bảo mình chờ thêm 10 phút nữa. Tiếp tục trì hoãn cho đến khi sự thèm khát qua đi. Cơn thèm sẽ qua nếu bạn có đủ thời gian.[19]
Giữ cơ thể khỏe mạnh[sửa]
-
Ăn
uống
lành
mạnh.
Tinh
thần
và
thể
xác
của
chúng
ta
có
mối
liên
hệ
rất
tinh
vi,
vì
tinh
thần
bao
gồm
những
hoạt
động
phức
tạp
của
bộ
não,
vốn
là
một
cơ
quan
sinh
học
và
là
một
bộ
phận
của
cơ
thể.
Điều
này
có
nghĩa
là
sức
khỏe
thể
chất
và
sức
khỏe
tâm
thần
có
liên
quan
với
nhau.
Sức
khỏe
tâm
thần
kém
gắn
liền
với
việc
sử
dụng
chất
kích
thích,
và
sức
khỏe
thể
chất
gắn
liền
với
sức
khỏe
tâm
thần,
do
đó
việc
duy
trì
một
cơ
thể
khỏe
mạnh
đóng
một
vai
trò
quan
trọng
trong
việc
từ
bỏ
chất
kích
thích.
Và
một
cách
để
duy
trì
một
sức
khỏe
tốt
là
ăn
những
thức
ăn
tốt
cho
sức
khỏe.[20]
- Ăn thực phẩm toàn phần như thịt nạc, các loại hạt, hoa quả và rau. Biết đâu bạn lại phát hiện niềm đam mê nấu nướng của mình, qua đó bạn có thể xây dựng lòng tự trọng và biến điều đó thành sở thích để giúp bạn từ bỏ ma túy.[20]
- Tập thể dục. Việc tập luyện có thể giải phóng endorphin vốn giúp bạn cảm thấy vui sướng một cách lành mạnh hơn nhiều so với việc sử dụng chất kích thích. Tập thể dục giúp giảm stress, thậm chí còn chữa khỏi các trường hợp trầm cảm nhẹ. Stress và trầm cảm làm tăng độ rủi ro sử dụng ma túy, do đó điều quan trọng là phải tập luyện thường xuyên để tránh xa ma túy.[20]
- Tránh dùng quá nhiều cafeine. Lượng caffeiine quá cao có thể khiến bạn bồn chồn và hồi hộp, làm tăng mức độ stress, và bạn dễ có xu hướng quay sang sử dụng chất kích thích khác để đối phó với cảm giác hồi hộp do caffeine gây ra.[20][21]
- Ngủ đủ giấc. Tình trạng thiếu ngủ có thể góp phần làm sức khỏe tâm thần xấu đi do cảm giác mệt mỏi, buồn rầu và lo âu, tất cả đều có thể tăng khả năng sử dụng ma túy để trốn tránh cảm giác không vui.[20]
-
Thả
lỏng
cơ
thể
và
trí
não.
Thực
hành
các
phương
pháp
thư
giãn
để
duy
trì
sức
khỏe
thể
chất
và
tinh
thần.
Các
phương
pháp
thư
giãn
có
thể
giúp
giảm
tress
do
những
cảm
giác
tiêu
cực
gây
ra,
chẳng
hạn
như
sự
căng
thẳng
trong
các
cơ.[22]
Stress
là
lý
do
phổ
biến
khiến
người
ta
cầu
viện
đến
ma
túy,
do
đó
việc
kiểm
soát
stress
sẽ
giúp
bạn
tránh
xa
ma
túy.[9]
- Dùng phương pháp hình dung. Phương pháp này tập trung vào việc tưởng tượng ra những hình ảnh yên bình và thư giãn. Ví dụ, bạn có thể vẽ ra trong óc một cảnh biển êm đềm và cố gắng hình dung với mọi giác quan; tưởng tượng mùi của biển, cảm nhận làn gió và ánh nắng mặt trời lướt trên da, đắm mình hoàn toàn trong khung cảnh đó.[23]
- Thử tập các bài tập như yoga hoặc thái cực quyền.
-
Tập
thiền.
Thiền
có
thể
là
một
cách
kiểm
soát
stress
thần
kỳ,
giúp
tập
trung
vào
hơi
thở
và
ý
thức
về
cơ
thể.
Tập
thiền
để
giúp
bản
thân
lấy
lại
bình
tĩnh
khi
bạn
đương
đầu
với
cơn
thèm
rượu
hoặc
ma
túy.[24]
Những
người
tập
thiền
có
tỷ
lệ
thành
công
cao
trong
việc
tránh
xa
ma
túy
về
lâu
dài.[25]
- Tìm một nơi thoải mái và yên tĩnh để ngồi khoảng 10 -15 phút.
- Tập trung vào hơi thở, hít vào sâu và đều.
- Mỗi khi có ý nghĩ lướt qua tâm trí, bạn hãy cho chúng đi qua mà không phán xét. Quay trở lại tập trung vào hơi thở.
-
Thử
tập
bài
tập
thư
giãn
động,
căng
–
chùng
cơ.
Qua
bài
tập
này,
bạn
sẽ
tìm
ra
sự
khác
biệt
giữa
cảm
giác
căng
và
chùng
của
các
cơ.
Bạn
sẽ
tập
trung
vào
động
tác
từ
từ
căng
và
thả
lỏng
từng
nhóm
cơ.
Bài
tập
này
giúp
bạn
cảm
nhận
sự
khác
biệt
giữa
sự
căng
thẳng
và
thư
giãn,
đưa
tâm
trí
bạn
thoát
khỏi
những
ý
nghĩ
căng
thẳng.[23]
- Bắt đầu từ những ngón chân. Siết chặt các ngón chân trong 5 giây, sau đó thả lỏng trong 5 giây. Chú ý cảm giác thư giãn. Di chuyển dần lên bắp chân, đùi, mông, cơ bụng, vai, cánh tay, cổ và mặt.[26]
Tìm cách điều trị[sửa]
-
Tìm
sự
tư
vấn.
Những
người
đang
phục
hồi
sau
khi
cai
nghiện
cần
sự
hướng
dẫn
và
điều
trị.
Quá
trình
tư
vấn
có
thể
cung
cấp
cho
bạn
sự
hỗ
trợ
cần
thiết
để
chống
lại
sự
cám
dỗ
của
ma
túy
khi
cố
gắng
từ
bỏ
hoặc
đang
phục
hồi
sau
cai
nghiện.[8]
- Phương pháp điều trị về hành vi như liệu pháp nhận thức – hành vi có hiệu quả giúp người nghiện ma túy kiềm chế sự thôi thúc và ngừng sử dụng ma túy.
- Liệu pháp gia đình cũng có thể hữu ích, đặc biệt là khi những trục trăc trong gia đình góp phần đẩy bạn đến với ma túy.
- Liệu pháp kiểm soát dự phòng, trong đó dùng sự củng cố tích cực để giúp bạn tránh xa ma túy.
-
Cân
nhắc
vào
cơ
sở
cai
nghiện.
Cai
nghiện
ngoại
trú
và
nội
trú
đều
có
những
mặt
thuận
lợi
và
bất
lợi.
Các
cơ
sở
cai
nghiện
nội
trú
có
chế
độ
theo
dõi
chặt
chẽ,
loại
bỏ
mọi
khả
năng
sử
dụng
ma
túy,
và
quá
trình
giải
độc
diễn
ra
khá
nhanh.
Tuy
nhiên,
chi
phí
ở
những
cơ
sở
này
khá
đắt
và
hạn
chế
các
hoạt
động
khác
của
bạn,
ví
dụ
như
công
ăn
việc
làm.
Chương
trình
cai
nghiện
ngoại
trú
ít
tốn
kém
hơn
và
ít
ảnh
hưởng
đến
cuộc
sống
hàng
ngày
của
bạn.
Tuy
nhiên
cách
này
có
thể
không
hiệu
quả
bằng,
do
bạn
vẫn
có
thể
tiếp
cận
với
chất
kích
thích
ở
bên
ngoài.
Cách
điều
trị
này
có
lợi
điểm
là
không
làm
xáo
trộn
cuộc
sống
của
bệnh
nhân
và
ít
tốn
kém.
Lựa
chọn
nào
là
tốt
nhất
tùy
thuộc
vào
nhiều
yếu
tố,
bao
gồm
loại
chất
kích
thích
được
sử
dụng,
số
lượng
và
thời
gian
lạm
dụng
chất
kích
thích,
độ
tuổi
của
bệnh
nhân,
các
căn
bệnh
kèm
theo
và/hoặc
tình
trạng
tâm
thần
của
bệnh
nhân,
và
một
số
yếu
tố
khác.[27]
- Bạn có thể tìm các trung tâm cai nghiện trên mạng internet.
- Những người có vấn đề nghiêm trọng trong việc sử dụng chất, có tiền sử lạm dụng chất trong thời gian dài, có dính líu đến các hoạt động phi pháp, hoặc gặp rắc rối trong hoạt động xã hội do ma túy thường sẽ được giúp đỡ bằng cách điều trị nội trú trong các cơ sở cai nghiện.[8]
-
Tìm
một
người
bảo
trợ.
Nhiều
nhóm
hỗ
trợ
đồng
đẳng
phân
công
những
người
bảo
trợ
giúp
đỡ
các
thành
viên
mới.
Người
bảo
trợ
là
người
đang
phục
hồi
sau
cai
nghiện
và
sẽ
giúp
bạn
vượt
qua
các
bước
của
chương
trình
phục
hồi.
Một
người
bảo
trợ
tốt
sẽ:[28]:
- giúp bạn trưởng thành hơn, trở nên hữu ích hơn tùy theo tính cách của bạn.
- giúp bạn tự chủ hơn, yêu thương bản thân hơn, sôi nổi hơn, bớt nhạy cảm, sẵn sàng làm chủ cuộc sống của mình hơn.
- không để bạn quá dựa dẫm và luôn ở bên cạnh bạn khi bạn chưa tiến bộ.
Lời khuyên[sửa]
- Nói chuyện về cảm giác bị cám dỗ với những người mà bạn tin tưởng, họ sẽ hiểu và giúp bạn tránh những cám dỗ đó.
- Nếu có vấn đề về việc sử dụng ma túy, bạn hãy nói chuyện với chuyên gia tư vấn hoặc cân nhắc tham gia các nhóm hỗ trợ.
- Không bao giờ lạm dụng thuốc. Thuốc cũng được coi là một chất kích thích nếu bị lạm dụng.
- Hãy can đảm và đừng sợ nói "KHÔNG" khi ai đó rủ bạn dùng ma túy hoặc rượu.
- Tự tìm hiểu về lĩnh vực này. Nhận thức được điều gì có thể xảy ra là bạn đã đi được nửa chặng đường trong cuộc chiến với ma túy.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 http://www.drugabuse.gov/publications/drugfacts/lessons-prevention-research
- ↑ 2,0 2,1 http://www.narconon.org/blog/drug-prevention/best-way-keep-kids-off-drugs/
- ↑ http://www.mindtools.com/selfconf.html
- ↑ 4,0 4,1 4,2 http://girlshealth.gov/substance/drugs/sayno.html
- ↑ http://serendip.brynmawr.edu/exchange/node/1704
- ↑ http://www.health.harvard.edu/blog/natural-recoverers-kick-addiction-without-help-201202134236
- ↑ 7,0 7,1 7,2 http://www.helpguide.org/articles/addiction/overcoming-drug-addiction.htm
- ↑ 8,0 8,1 8,2 http://www.drugabuse.gov/publications/drugfacts/treatment-approaches-drug-addiction
- ↑ 9,0 9,1 9,2 http://psychcentral.com/blog/archives/2013/08/05/5-steps-to-stop-drug-addiction-before-it-starts/
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1401848
- ↑ http://www.drugabuse.gov/news-events/news-releases/2014/07/social-media-can-influence-teens-pro-drug-messages
- ↑ http://www.drugabuse.gov/about-nida/noras-blog/2015/01/brain-in-progress-why-teens-cant-always-resist-temptation
- ↑ http://psychcentral.com/lib/5-tips-to-increase-your-assertiveness/2/
- ↑ http://www.drugfree.org/resources/top-8-reasons-why-teens-try-alcohol-and-drugs/
- ↑ http://www.drugabuse.gov/publications/drugfacts/understanding-drug-abuse-addiction
- ↑ http://www.pbinstitute.com/drug-triggers-how-can-you-deal-with-them/
- ↑ http://www.recovery.org/topics/recovery-programs-and-support-groups/
- ↑ 18,0 18,1 18,2 http://www.mindfulness.org.au/urge-surfing-relapse-prevention/
- ↑ http://blog.smartrecovery.org/2012/04/10/5-ways-to-deal-with-urges-and-cravings/#.VdJWAbJViko
- ↑ 20,0 20,1 20,2 20,3 20,4 https://www.cmha.bc.ca/get-informed/mental-health-information/improving-mh
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2904966/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/relaxation-technique/art-20045368
- ↑ 23,0 23,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/relaxation-technique/art-20045368?pg=2
- ↑ http://www.elementsbehavioralhealth.com/featured/meditation-for-alcoholism-and-drug-addiction-recovery/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/all-about-addiction/201110/mindfulness-meditation-and-addiction
- ↑ http://www.anxietybc.com/sites/default/files/MuscleRelaxation.pdf
- ↑ http://www.addictionrecoveryguide.org/treatment/detoxification/
- ↑ http://lblna.org/sponsorship.htm
__