Kiểm soát cơn nghiện tin tức

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Ngày nay nghiện tin tức đã trở nên phổ biến hơn với sự gia tăng nhiều kênh và nguồn tin tức. Do tin tức có tính liên tục nên chúng có thể làm cho bạn cảm thấy được kết nối với thế giới, nhưng trên thực tế nó khiến bạn ít tương tác với cuộc sống thực hơn. Tệ hơn hết, những câu chuyện tin tức có thể miêu tả không chính xác nội dung của các sự kiện, chúng được thiết kế nhằm thu hút người xem để phục vụ cho mục đích quảng cáo, và duy trì một tư tưởng sai lệch. Nếu bạn áp dụng một số lời khuyên thiết thực và giải quyết nguyên nhân tiềm ẩn của cơn nghiện tin tức, bạn sẽ khôi phục sự cân bằng trong cuộc sống.

Các bước[sửa]

Hành động ngay lập tức[sửa]

  1. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè. Nếu bạn cảm thấy mình không thể làm điều này một mình, hãy nhờ đến sự trợ giúp từ một người bạn hoặc thành viên gia đình để nhắc nhở bạn hay khiến bạn cảm thấy mình có trách nhiệm để giảm bớt hoặc ngừng xem tin tức.[1] Việc có ai đó giúp bạn tuân thủ các mục tiêu của mình sẽ mang tới cho bạn cơ hội tuyệt vời hơn để thành công, đặc biệt là khi nỗi ám ảnh tin tức đó khiến họ khó chịu hay tác động tiêu cực đến mối quan hệ của bạn.
    • Thông báo cho bạn bè và gia đình của bạn về những dấu hiệu chứng tỏ bạn đã xem quá nhiều tin tức như trở nên dễ bị kích động, hoang tưởng, không trả lời điện thoại, hoảng sợ, và bồn chồn.[2]
    • Tạo thói quen liên lạc với gia đình và bạn bè. Đừng chờ đợi họ hỏi bạn cảm thấy thế nào. Thay vào đó hãy nói: “Này, tôi muốn bạn liên hệ với tôi để bạn biết rằng tôi đang thay đổi thói quen theo dõi tin tức của mình như thế nào”. Điều này có thể mang đến cho họ gợi ý để có thể thoải mái hỏi thăm bạn.
  2. Lên lịch khoảng thời gian cụ thể để xem tin tức.[3] Thiết lập một khoảng thời gian tối đa cho việc xem tin tức mà không bị cản trở bởi các hoạt động khác. Thông thường thì 30 phút xem tin tức có thể cung cấp cho bạn lượng thông tin rất đa dạng, và việc xem lâu hơn khoảng thời gian đó chỉ là những tin lặp lại.
    • Tạo thời gian biểu cho các hoạt động hằng ngày. Hãy bao gồm việc đọc, xem, nghe một vài tin tức mỗi ngày và không nhiều hơn thế. Việc thiết lập những giới hạn và theo dõi thời gian xem tin tức của bạn hằng ngày dựa trên thời gian biểu hay kế hoạch sẽ giúp bạn có trách nhiệm thực hiện mục tiêu của mình.
    • Áp dụng các quy tắc tương tự đối với mạng internet. Tạo cho bản thân cơ hội để chấm dứt việc nghiện tin tức bằng cách hạn chế đọc tin tức trực tuyến thông qua thiết lập thời gian đọc trong ngày. Nếu bạn thấy các tiêu đề, không được bấm vào nội dung của chúng, trừ khi đó là lúc trong khoảng thời gian quy định.
  3. Tạo một quỹ tiền cho việc vi phạm mục tiêu. Nếu bạn xem nhiều hơn số thời gian quy định thì phải bỏ tiền vào quỹ. Số tiền này sẽ được trao cho bạn của bạn hoặc thành viên gia đình. Hoặc, dùng nó để tặng cho một tổ chức phi lợi nhuận giúp đỡ những người nghiện.
    • Nguyên tắc này cũng tương tự như cách sử dụng “bình chửi rủa (Cuss Jar)” khi cố gắng để ngăn chặn một thành viên gia đình hoặc bản thân nói tục hay chửi bậy.[4] Thay vì nói tục, mục tiêu bây giờ là xem tin tức. Hãy bỏ tiền cho vào quỹ mỗi lần bạn vi phạm. Bạn cũng có thể thuyết phục ai đó đồng ý bổ sung tiền vào quỹ khi cả ngày bạn không xem tin tức (tuân thủ mục tiêu). Tất cả số tiền này sẽ được sử dụng cho một mục đích tốt đẹp.
  4. Hủy đăng ký theo dõi tin tức trên phương tiện truyền thông xã hội. Nếu kênh này chứa đầy tin tức về các sự kiện giật gân mới nhất, bạn sẽ tìm thấy thông tin tương tự từ 50 nguồn khác nhau trên nhiều thiết bị điện tử.[5]
    • Loại bỏ những nguồn tin không nằm trong danh sách nguồn tin yêu thích của bạn. Chỉ nên để lại 1 đến 2 nguồn đáng tin cậy.
    • Không thường xuyên kiểm tra tin tức cập nhật trừ khi bạn là trung tâm hay có liên quan tới vấn đề đó và thực sự cần được giúp đỡ trong thực tế.
  5. Sử dụng các thiết bị cam kết trực tuyến.[6] Hiện nay, có một số trang web có chương trình cảnh báo người xem khi họ đã đạt đến giới hạn về thời gian được phép xem. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chương trình chặn các trang web mà khiến bạn phân tâm khỏi mục tiêu của mình.
    • Sẽ có hiệu quả nhất khi bạn cho phép mình tự do truy cập một số trang web nhất định, và sau đó tự xác định những gì bạn muốn chặn. Vì vậy, hãy dành thời gian để xem xét lại những trang web mà bạn truy cập thường xuyên và chọn ra 3 trang yêu thích nhất.
  6. Theo đuổi một sở thích hay thú vui mới. Nếu tiết kiệm thời gian bằng cách giảm việc xem tin tức, bạn sẽ có thời gian để làm nhiều việc khác có ích. Nếu vấn đề xảy ra vì bạn có quá nhiều thời gian rãnh, hãy thử một điều gì đó mới lạ. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu có một sở thích thì bạn sẽ khỏe mạnh hơn và ít bị trầm cảm hơn.[7]
    • Ví dụ, tham gia một lớp học tại trường cao đẳng cộng đồng ở địa phương, giải quyết một việc trong danh sách "những việc cần làm" của bạn trong nhiều năm hoặc chủ động cố gắng gặp gỡ bạn bè và/hoặc thành viên gia đình thường xuyên hơn.
  7. Ngừng tìm kiếm tin tức. Việc đột ngột và hoàn toàn chấm dứt nghiện tin tức là một điều có thể làm được, nó là một phương thức hiệu quả đối với nhiều người. Việc ngừng tìm kiếm thông tin có thể là thử thách đối với bạn khi mà dòng tin tức liên tục có nhiều trên kênh trực tuyến, truyền hình và đài phát thanh. Hãy chuyển hướng đôi mắt và đôi tai của bạn tới những việc khác và tập trung vào công việc hoặc một hoạt động khác có ích hơn.
    • Một người có thể nghiện nhiều điều khác nhau. Đột ngột ngừng xem tin tức cũng là một phương pháp hiệu quả giúp bạn quay về trạng thái cuộc sống ban đầu, tuy nhiên sự thành công của phương pháp này cũng có hạn chế. Ví dụ, mặc dù việc hút thuốc lá và xem tin tức là khác nhau nhưng nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng chỉ có 22% trong tổng số người cố gắng từ bỏ thuốc lá có thể cai thuốc lá hoàn toàn.[8]

Xác định cơn nghiện của bạn[sửa]

  1. Đánh giá mức độ vấn đề. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của cơn nghiện tin tức tới bạn sẽ góp phần hướng dẫn bạn trong hành trình tự giúp đỡ bản thân và tìm ra liệu pháp chữa trị tiềm năng. Hãy tự hỏi chính mình một loạt các câu hỏi và viết ra câu trả lời. Sau đó, dành thời gian để suy nghĩ về hành vi của bạn khiến cuộc sống bị giới hạn ra sao. Tự suy ngẫm về cảm xúc, hành vi của mình là quá trình diễn ra trực tiếp bên trong bạn[9]. Khi bạn hiểu được cách thức và lý do bạn hành động như vậy, bạn có thể giải quyết nhiều cuộc xung đột cá nhân. Mức độ khó chịu của bạn sẽ tạo cảm hứng để bạn thay đổi hành vi. Dưới đây là một số câu hỏi để bạn tự hỏi bản thân về cơn nghiện tin tức:
    • Có bất kỳ mối quan hệ nào của bạn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hành vi xem tin tức không? Hãy hỏi ý kiến của những người gần gũi nhất với bạn bởi vì có lẽ bạn sẽ không thể hoàn toàn hiểu được hành động của bạn ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Điều này cho bạn thấy rằng việc bạn xem tin tức không chỉ có hại tới riêng bạn mà còn ảnh hưởng đến người khác.
    • Có phải tin tức buổi sáng sẽ quyết định hành động và cảm xúc của bạn trong ngày không? Có phải tin tức cuối ngày sẽ quyết định giấc ngủ của bạn vào buổi tối không? Nếu bạn cho phép tin tức quyết định một ngày của bạn và ảnh hưởng đến giấc ngủ thì cơn nghiện tin tức đang kiểm soát bạn.
    • Bạn làm gián đoạn cuộc trò chuyện một cách thô lỗ chỉ để nghe một mục tin tức trong khi bạn đang đi mua sắm, ăn uống hoặc ở bên cạnh người khác? Làm tổn thương cảm xúc của người khác chỉ để nghe những tin tức cho thấy rằng bạn đặt tin tức ưu tiên hơn những người ở xung quanh bạn.
    • Bạn có tin rằng đài tin tức 24 giờ quan trọng hơn bất kỳ kênh truyền hình nào khác không? Bạn sẽ từ bỏ những điều khác trong cuộc sống chỉ để giữ gìn thói quen này? Quan điểm này đang hạn chế tầm nhìn của bạn về thế giới, và do đó hạn chế trải nghiệm của bạn.
    • Bạn cảm thấy thiếu thốn nếu bạn không biết những gì đang xảy ra trên thế giới? Bạn mắc chứng Sợ hãi bị bỏ rơi? Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nếu bạn mắc chứng này, bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, không được kết nối với mọi người và không hài lòng với cuộc sống.[10]
    • Bạn có phải là người đấu tranh để được là người đầu tiên nghe tin mới nhất không? Việc buộc bản thân phải biết được tất cả các tin tức hàng đầu mới nhất trở thành gánh nặng đối với bạn và nó có thể ảnh hưởng hành vi của bạn.
  2. Đánh giá tâm trạng của bạn sau khi xem các chương trình tin tức. Cảm xúc của bạn là một bằng chứng chính xác cho thấy bạn đã để cơn nghiện tin tức thống trị cuộc sống của mình. Nếu cảm thấy căng thẳng, lo âu và tin rằng thế giới ngoài tầm kiểm soát, bạn đang quá phụ thuộc vào tin tức. Nếu bạn đang cảm thấy tích cực, lạc quan và đột nhiên trở nên tức giận khi nghe tin tức nào đó, đây là một dấu hiệu của cơn nghiện.[11]
    • Có phải con người thường lạc quan của bạn trở thành người bi quan và buồn bã, là người chỉ nhìn thấy mối nguy hiểm, hoảng loạn, sợ hãi, và tương lai thảm khốc ở phía trước không? Quá nhiều tin tức sẽ gây ra điều đó.
    • Bạn không thể phản ứng hợp lý đối với tình huống căng thẳng? Bạn tức giận với các thành viên gia đình hoặc trở nên kích động nếu ai đó dám nói rằng sự việc không thật sự tệ hại như bạn nghĩ?
    • Bạn đã bắt đầu trở nên hoang tưởng nhiều hơn hoặc khó chịu ở nơi công cộng phải không? Tiếp xúc liên tục với nhiều tin tức đa dạng có thể khiến ngay cả những người điềm đạm nhất cảm thấy hoang tưởng hoặc lo ngại rằng một điều gì đó khủng khiếp sắp xảy ra.
  3. Xác định nguyên nhân tiềm ẩn. Thay đổi thực sự sẽ không xảy ra nếu bạn không xác định nền tảng cảm xúc cho hành vi của mình. Có phải bạn đang đấu tranh với sự lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm không? Có lẽ bạn đang sử dụng những tin tức để đánh lạc hướng chính mình. Thật không may, điều này có thể gây hại nhiều hơn lợi. Hầu hết các câu chuyện tin tức chứa đầy bi kịch và khủng hoảng khiến bạn cảm thấy bất lực.
    • Kiểm soát lo âu, căng thẳng hoặc trầm cảm bằng những cách lành mạnh bao gồm kỹ thuật thư giãn, tập thể dục hoặc yoga.[12][13]
    • Khi bạn thư giãn, cơ bắp của bạn được thả lõng, huyết áp và nhịp tim giảm, và hơi thở chậm và sâu hơn. Hãy dành thời gian thư giãn thay vì xem tin tức để tránh có cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra, nếu bạn xem một câu chuyện đáng buồn, bạn có thể sử dụng các kỹ thuật thư giãn để bình tĩnh lại.
  4. Lập một kế hoạch để xây dựng kỹ năng đối phó. Tuân theo một mô hình giải quyết vấn đề sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn để tạo ra sự thay đổi. Bạn đã xác định được hành vi gây nghiện và bây giờ bạn phải xác định mục tiêu rõ ràng, triển khai chúng, thực hiện điều chỉnh khi cần thiết và theo dõi sự tiến bộ của mình.[14]
    • Xác định mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu có thể là bạn thiết lập một lịch trình và tạo nhật ký ghi chú khoảng thời gian bạn dùng để xem tin tức. Tự theo dõi sẽ mang đến cho bạn sự thay đổi thực sự.[15]
    • Chọn một ngày bắt đầu cho kế hoạch của bạn và bắt đầu. Đừng trì hoãn bởi thực hiện là việc không thể tránh khỏi. Hãy bắt đầu càng sớm càng tốt.
    • Thừa nhận sự tiến bộ và tự thưởng cho chính mình. Nếu bạn thành công đạt được những mục tiêu hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng, hãy ăn mừng vì thành tựu của bạn. Bạn có thể tự thưởng cho mình một bộ phim, tham dự một sự kiện thể thao hoặc trồng cây tưởng nhớ người nào đó mà bạn ngưỡng mộ. Những hành động tích cực này sẽ động viên bạn tiếp tục với kế hoạch của mình.
    • Nếu một chiến lược không hiệu quả với bạn, hãy ngừng sử dụng nó. Tìm phương pháp thay thế khác và bổ sung nó vào kế hoạch. Đừng xem đó là một thất bại; thay vào đó, xem nó như là một sự điều chỉnh trong quá trình hướng tới mục tiêu của bạn.
    • Hành vi mới của bạn sẽ được xây dựng theo thời gian và trở thành tính cách thứ hai của bạn. Bạn có thể dừng hoặc giảm bớt việc tuân thủ nghiêm ngặt các bước của kế hoạch và duy trì kết quả tích cực.[16]
  5. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản lý chứng nghiện tin tức, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ một chuyên gia để điều trị nó. Liên lạc và chia sẻ với bác sĩ hoặc một người bạn tin cậy hoặc người thân trong gia đình về tình trạng của bạn.
    • Liệu pháp nhận thức hành vi là một trong nhiều loại phương pháp điều trị có hiệu quả với chứng nghiện, trầm cảm và rối loạn lo âu.[17]
    • Liệu pháp nhóm (Group therapy) cũng có hiệu quả khi kết hợp với cách tiếp cận giải quyết vấn đề.[18] Liệu pháp nhóm có thể tập trung đặc biệt vào cơn nghiện tin tức, hay có thể được tạo ra để hướng dẫn cho bạn một số kỹ năng xã hội và kỹ năng đối phó.

Khôi phục sự cân bằng cho cuộc sống[sửa]

  1. Tăng cường hệ thống hỗ trợ của bạn. Các mối quan hệ phải được nuôi dưỡng để tồn tại. Hỗ trợ xã hội là điều cần thiết cho sức khỏe thể chất và tâm lý của bạn.[19] Nếu bạn đã nghiện tin tức mọi lúc thì nó thường ảnh hưởng tới các mối quan hệ của bạn. Hãy liên hệ những người khác để xây dựng hoặc hàn gắn các mối quan hệ. Cho đến khi bạn tự tin 100% với những thay đổi bạn đã thực hiện, bạn sẽ cần sự hỗ trợ của những người khác.
    • Thay vì theo dõi tin tức hãy tham gia vào các hoạt động xã hội thực tế và trực tuyến để mở rộng nhiều sở thích khác với những câu chuyện tin tức. Ví dụ, tham gia một tiết học âm nhạc, làm tình nguyện viên cho một dự án bảo vệ động vật, giúp đỡ trẻ em khó khăn. Cuộc sống có nhiều thứ để trải nghiệm hơn là chỉ xem tin tức.
    • Việc chia sẻ sở thích mang mọi người lại gần nhau. Hãy tìm kiếm và tham gia vào một nhóm mà bạn quan tâm. Đó có thể là một nhóm hài, hoặc giải đấu giải trí của thành phố sẽ mang lại cho bạn cơ hội để gặp gỡ nhiều người mới.
  2. Trở thành một tấm gương tốt cho người khác. Nếu bạn gặp ai đó mà bạn nghi ngờ là nghiện tin tức, bạn nên tránh nói về tin tức. Bạn nên đưa ra nhiều chủ đề khác nhau để chuyển cuộc trò chuyện tới theo hướng tích cực hơn. Bạn luôn có thể lịch sự rời khỏi nếu cuộc trò chuyện trở nên khó khăn và khó chịu.
    • Không nên tỏ ra quá kiêu ngạo hay kiểm soát người khác, hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn với họ và đưa ra lời đề nghị giúp đỡ. Bạn có thể chia sẻ tất cả chiến lược đã giúp bạn kiểm soát cơn nghiện tin tức của mình.
    • Hướng dẫn người khác những điều mà bạn đã học được sẽ mang lại cho bạn cảm giác thành công và phần thưởng nội tâm quý hơn những gì mà việc xem tin tức cung cấp.
    • Học cách khắc phục và kiểm soát cơn nghiện tin tức sẽ giúp bạn tăng cường lòng tự trọng của mình.[20]
  3. Duy trì quan điểm cuộc sống. Điều quan trọng là phải đánh giá thông tin mà bạn nghe một cách chính xác. Rất nhiều tin tức giới hạn thông tin vào một tình huống cụ thể khủng khiếp. Nếu bạn đắm chìm trong những thông tin này, nó sẽ làm sai lệch nhận thức của bạn về thế giới thực.
    • Tạm dừng và suy nghĩ kỹ lưỡng, và bạn sẽ nhận ra rằng cơ hội để một thảm họa tương tự xảy ra một lần nữa hoặc thậm chí ở bất kỳ phương diện nào là rất nhỏ. Bệnh cúm là một ví dụ điển hình cho kiểu tin tức hạn hẹp này. Một số lượng nhất định người bị nhiễm bệnh tử vong, nhưng trong một quốc gia với 350 triệu dân, thì 50 trường hợp tử vong do cúm là một số lượng nhỏ. Đừng vội cho rằng đó là một đại dịch nếu không có những bằng chứng thuyết phục hơn.
    • Khi bạn đang có xu hướng tin rằng mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn, hãy dừng lại và tự hỏi bản thân: Có phải những tin tức đó là sự thật không? Và tại sao mình lại nghĩ như vậy? Có phải chúng là những sự thật đáng tin cậy? Dành thời gian để đặt câu hỏi về một số câu chuyện tin tức gây hoang mang sợ hãi có thể giúp bạn phá vỡ vòng lẩn quẩn bị chúng ám ảnh.
  4. Làm cho lựa chọn xem tin tức của bạn trở nên thư giãn. Xem phim hoặc chương trình truyền hình mà không liên quan đến những tin tức hoặc thảm họa. Bạn có thể xem chương trình về nâng cấp nhà ở, hay tiểu sử của các nhân vật lịch sử. Thêm yếu tố hài hước vào cuộc sống của bạn để cân bằng với việc xem những tin tức tiêu cực. Nó có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.[21]
    • Thường xuyên hỏi bản thân liệu bạn đã cười rất nhiều trong tuần qua hay tháng qua phải không. Nếu bạn không thể nhớ lần cuối cùng bạn đã cười là khi nào, hãy tìm cách để lấy lại phương thuốc quý báu này. Gọi điện cho một người bạn có thể làm bạn cười, hoặc đi đến một câu lạc bộ hài kịch để hỗ trợ những nghệ sĩ hài. Một khi đã cảm nhận được lợi ích của tiếng cười, hãy tạo thói quen cười mỗi ngày.
  5. Chuẩn bị đối mặt với những thăng trầm. Cuộc sống có đầy những điều khó khăn và thuận lợi đối với bạn. Cuộc sống hầu như diễn ra giữa hai điểm này. Bạn có thể xem trọng những khoảnh khắc ăn mừng bởi vì bạn hiểu được cảm xúc khó khăn là như thế nào. Khi bạn cảm thấy chán nản, hãy nghĩ rằng những điều tốt đẹp cuối cùng rồi sẽ đến.

Lời khuyên[sửa]

  • Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cắt dịch vụ cáp truyền hình và mạng internet hoàn toàn nếu các thành viên khác trong gia đình ủng hộ quyết định đó của bạn.
  • Nếu bạn nghiện cả tin tức trực tuyến và truyền hình, bạn sẽ cần phải hạn chế nguồn thông tin chỉ qua báo giấy.
  • Người bị nghiện rất dễ tái phát. Nếu bạn tái phát, hãy sắp xếp lại và cố gắng thực hiện kế hoạch của mình. Mỗi ngày là một cơ hội để bắt đầu lại.
  • Thư giãn bằng việc tham dự chương trình 12 bước (được thiết kế để giúp mọi người điều trị nghiện) hay một cuộc gặp mặt dành cho những người nghiện. Mặc dù, có thể bạn không phải là người nghiện rượu nhưng chương trình này sẽ giúp bạn kiểm soát cơn nghiện và cung cấp cho bạn sự hỗ trợ cần thiết.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn phải đặt câu hỏi về tính chính xác của thông tin mà bạn nhận được. Có một số đài truyền hình và phương tiện truyền thông trực tuyến báo cáo tin tức không đúng với thực tế. Hãy hoài nghi về những gì bạn đọc, xem và nghe.
  • Xem quá nhiều tin tức sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của bạn về thế giới. Bạn phải kiểm soát việc thu thập tin tức một cách chặt chẽ.
  • Việc cô lập nghiêm trọng khỏi cuộc sống thực tế có thể dẫn đến trầm cảm và vấn đề sức khỏe tâm thần nguy hiểm. Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể gây hại cho bản thân hoặc cho người khác, hãy gọi cho người thân trong gia đình, một người bạn đáng tin cậy hoặc cơ quan chức năng để được giúp đỡ.
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dành quá nhiều giờ để xem tin tức chủ yếu liên quan đến sự kiện chấn thương tâm lý có thể kích động những phản ứng căng thẳng nghiêm trọng.[22] Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn nghĩ rằng mình đang bị tổn thương bởi những gì bạn nhìn thấy trên bản tin.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.empoweringparents.com/How-to-Create-a-Culture-of-Accountability-in-Your-Home.php
  2. http://www.telegraph.co.uk/technology/news/8436831/Student-addiction-to-technology-similar-to-drug-cravings-study-finds.html
  3. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2695333/
  4. http://www.nocussing.com/images/Cussing_Jar_Print_Out.pdf
  5. http://www.americanpressinstitute.org/publications/reports/survey-research/how-americans-get-news/
  6. http://jama.jamanetwork.com/article.aspx?articleid=1866163
  7. http://www.washingtonpost.com/business/capitalbusiness/career-coach-the-value-of-hobbies/2013/05/03/ffa53f2c-b294-11e2-bbf2-a6f9e9d79e19_story.html
  8. http://www.healthcommunities.com/quit-smoking/quit-smoking-cold-turkey_bht.shtml
  9. http://psychologydictionary.org/introspection/
  10. http://www.forbes.com/sites/work-in-progress/2014/03/27/do-you-have-fomo-fear-of-missing-out/
  11. http://psychcentral.com/lib/identifying-signs-of-addiction/
  12. https://nccih.nih.gov/health/stress/relaxation.htm
  13. http://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/yoga-for-anxiety-and-depression
  14. http://www.skillsyouneed.com/ips/problem-solving.html
  15. https://ici.umn.edu/products/impact/182/over6.html
  16. http://link.springer.com/article/10.1023%2FB%3ATRUC.0000021815.74806.f6
  17. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3584580/
  18. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1877042813019058
  19. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2921311/
  20. http://www.cci.health.wa.gov.au/resources/infopax.cfm?Info_ID=47
  21. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2762283/
  22. http://www.ptsd.va.gov/professional/trauma/basics/media-coverage-traumatic-events.asp
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này