Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Khoan dung với người khác
Từ VLOS
Đôi khi bạn thấy bản thân lâm vào tình huống khó mà khoan dung với hành động hay lời lẽ của người khác. Cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của mỗi người, tránh biến mọi chuyện thành cuộc tranh cãi cá nhân. Bạn có thể phát triển vẻ ngoài khoan dung bằng cách tìm hiểu nhiều người khác nhau, phát triển sự tự tin của bản thân và cảm kích sự khác biệt.
Mục lục
Các bước[sửa]
Khoan dung với Người khác trong Tình huống Khó khăn[sửa]
- Cố gắng đồng cảm. Bước đầu tiên để khoan dung với người khác trong tình huống khó khăn là cố gắng đồng cảm với người đó, thử nhìn nhận mọi việc theo quan điểm của người đó. Có thể bạn có lai lịch và trải nghiệm khác họ nên những điều bạn cho là hiển nhiên có thể lại xa lạ hoặc kỳ quặc đối với người khác.
-
Yêu
cầu
giải
thích.
Nếu
bạn
trò
chuyện
với
ai
đó
và
họ
phát
ngôn
ra
câu
bạn
không
thể
chấp
nhận,
bạn
có
thể
tìm
hiểu
quan
điểm
của
người
đó
mà
không
tức
giận
hay
không
dung
thứ.
Cố
gắng
tìm
hiểu
kỹ
hơn
về
quan
điểm
của
họ
bằng
cách
yêu
cầu
họ
giải
thích.
- Bạn có thể nói như sau “Tốt thôi, hãy nói cho tôi biết thêm về nó. Điều gì khiến bạn suy nghĩ như vậy?”
- Hành động như vậy là bạn đã tỏ ra khoan dung mà không loại trừ họ ngay lập tức, bạn đang cố gắng hiểu điều mà bạn thấy khó khăn.[1]
- Ghi nhớ rằng sự khoan dung không đồng nghĩa với chấp nhận những hành động không thể chấp nhận.[2]
- Phớt lờ sự khác biệt của bản thân. Cách để xử lý tình huống khó khăn là cố gắng phớt lờ sự khác biệt. Đây là khía cạnh tiêu cực hơn của khoan dung so với học cách chấp nhận và đánh giá sự khác biệt, nhưng nó lại rất hữu dụng. Để làm được điều này bạn phải tránh một số chủ đề hội thoại hoặc đổi chủ đề khi cần thiết.
-
Dùng
khẳng
định
“Tôi”
thay
vì
“bạn”.
Nếu
bạn
thấy
bản
thân
đang
chật
vật
để
giữ
lịch
sự
khi
trò
chuyện
với
ai
đó,
bạn
nên
tránh
buộc
tội
hoặc
đưa
ra
kết
luận
về
người
bạn
đang
nói
chuyện
cùng.
Bạn
có
thể
dùng
khẳng
định
“tôi”
thay
vì
“bạn”.
Điều
này
giúp
giảm
leo
thang
căng
thẳng
đôi
bên
và
biết
đâu
bạn
sẽ
cởi
mở
với
quan
điểm
của
người
khác.
- Ví dụ, nếu bạn nói chuyện về chủ đề trường học cho thiếu niên tránh thai, bạn có thể nói “Tôi nghĩ đây là vấn đề nhạy cảm khi trường học lại đưa ra các biện pháp tránh thai”. Đây là cách khoan dung để bày tỏ ý kiến cá nhân.
- Tránh đưa ra khẳng định “bạn” theo kiểu “Bạn thật ngớ ngẩn khi nghĩ rằng trường học không nên đưa ra biện pháp tránh thai”.[1]
-
Giải
quyết
xung
đột.
Nếu
bạn
gặp
rắc
rối
trong
việc
đồng
cảm
hay
phớt
lờ
tình
huống,
cảm
thấy
khó
có
thể
khoan
dung,
bạn
nên
cố
gắng
giải
quyết
vấn
đề
bằng
cách
tiếp
cận
một
số
giải
pháp.
Nếu
hai
người
là
bạn
tốt
của
nhau
và
không
muốn
việc
này
làm
rạn
nứt
tình
bạn,
cả
hai
cần
nỗ
lực
để
tìm
ra
giải
pháp.
Những
người
liên
quan
cần
chuẩn
bị
để
dốc
toàn
lực
tham
gia.
- Bạn nên bắt đầu với việc bình tĩnh mô tả điều khiến bạn thấy bị xúc phạm hay không thể khoan dung trong hành động hay quan điểm của người kia. Ví dụ, “Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn về kiểm soát súng”.
- Bạn cần cố gắng tìm hiểu thêm về quan điểm văn hóa của người kia. Bạn có thể làm điều này bằng cách đưa ra một số câu hỏi “Trải nghiệm nào khiến bạn phát triển ý tưởng về kiểm soát súng?”
- Sau đó bạn nên giải thích cách vấn đề được xử lý theo văn hóa và quan điểm của mỗi người. Bạn có thể bắt đầu với việc suy nghĩ về tình huống lý tưởng và cho phép người kia làm điều tương tự. Ví dụ, bạn nói như sau “Tôi nghĩ chúng ta nên thắt chặt việc mua bán súng bởi vì…”
- Sau đó bạn bắt đầu đàm phán cách thức chiếu cố hoặc tôn trọng sự khác biệt của bạn. Điều này sẽ đơn giản hơn nếu có sự hiểu lầm trong hành vi của mỗi người thay vì chỉ có mình bạn có quan điểm không phù hợp.[3] Ví dụ, bạn có thể nói “Mặc dù tôi không đồng ý với quan điểm của bạn tôi vẫn muốn hiểu kỹ hơn về nó. Bây giờ tôi đã biết lý do khiến bạn tin như vậy, nó giúp tôi dễ dàng hiểu được quan điểm của bản và sẵn sàng tiếp tục”.
Phát triển Vẻ ngoài Khoan dung hơn[sửa]
-
Coi
trọng
sự
khác
biệt.
Yếu
tố
quan
trọng
trong
việc
phát
triển
vẻ
ngoài
khoan
dung
hơn
là
học
cách
đánh
giá
cao
và
coi
trọng
sự
khác
biệt.
Những
người
coi
trọng
sự
khác
biệt
và
đa
dạng
thường
khoan
dung
hơn
với
người
khác,
ít
bị
căng
thẳng
do
mơ
hồ
và
không
chắc
chắn.
Không
khoan
dung
có
thể
thu
hẹp
và
đơn
giản
hóa
thế
giới
luôn
thay
đổi,
khiến
nó
dễ
hiểu
hơn
vì
hoàn
toàn
phớt
lờ
sự
đa
dạng
và
phức
tạp.
- Áp dụng quan điểm cởi mở và tiếp xúc với quan điểm và văn hóa khác để giúp bản thân trở nên khoan dung hơn.
- Trò chuyện với người không quen, đọc báo hoặc các trang web mà bạn không hay truy cập.
- Trò chuyện với mọi người ở nhiều lứa tuổi và nền văn hóa khác nhau.[1]
-
Chấp
nhận
sự
không
chắc
chắn.
Nghiên
cứu
chỉ
ra
rằng
không
khoan
dung
với
sự
mơ
hồ
hay
không
chấp
nhận
những
điều
không
chắc
chắn
là
tính
cách
tiêu
biểu
của
người
ít
khoan
dung
với
người
khác.
Nghiên
cứu
được
tiến
hành
ở
nhiều
quốc
gia
chỉ
ra
rằng
các
nước
có
phần
lớn
người
dân
chấp
nhận
sự
không
chắc
chắn
thường
có
xu
hướng
chấp
nhận
sự
đối
lập,
chịu
được
sự
lệch
lạc,
không
sợ
rủi
ro
và
tích
cực
hơn
với
người
trẻ.[4]
- Bạn có thể cố gắng chấp nhận nhiều hơn những điều không chắc chắn bằng cách tập trung suy nghĩ vào câu trả lời nhiều hơn câu hỏi.
- Ý tưởng là nếu bạn luôn tập trung tìm kiếm câu trả lời bạn sẽ bắt đầu nghĩ rằng chỉ có duy nhất một câu trả lời, nó chắc chắn và không đổi.
- Thường có nhiều câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi, nếu bạn nghĩ thoáng và tò mò bạn sẽ nhận thức được sự khác biệt và khoan dung hơn với những điều mơ hồ.[5]
-
Tìm
hiểu
về
mọi
người
và
các
nền
văn
hóa.
Cách
thích
hợp
để
trở
thành
người
biết
khoan
dung
là
trang
bị
cho
bản
thân
thêm
kiến
thức
về
mọi
người
và
các
nền
văn
hóa.
Thông
thường,
khi
người
ta
thể
hiện
sự
thiếu
khoan
dung
với
những
người
xung
quanh
thì
một
phần
là
họ
cảm
thấy
xa
lạ
và
không
chắc
chắn
về
những
gì
người
đó
hành
động
hoặc
nói.
Dành
thời
gian
tìm
hiểu
các
nền
văn
hóa
và
tín
ngưỡng
niềm
tin
khác
nhau.
Đừng
ngại
đặt
câu
hỏi,
tuy
nhiên
hãy
luôn
giữ
thái
độ
tôn
trọng
và
lịch
sự.[3]
- Ví dụ, bạn có thể tìm hiểu nhiều cách khác nhau để tổ chức sự kiện lớn.
- Bạn có thể thử những trải nghiệm mới để làm sáng tỏ những thứ mới mẻ và kỳ lạ với bạn.[6] `
-
Phân
tích
cảm
giác
thiếu
khoan
dung.
Hiểu
rõ
bối
cảnh
và
nguồn
gốc
của
cảm
giác
không
khoan
dung
có
thể
giúp
bạn
nhìn
nhận
và
thách
thức
chúng.
Suy
nghĩ
lý
do
bạn
đánh
giá
mọi
người
trong
quá
khứ.
Bạn
được
nuôi
dưỡng
với
niềm
tin
rằng
có
người
thấp
kém
hơn
bạn,
hay
bạn
đã
có
trải
nghiệm
tiêu
cực?
Chẩn
đoán
lý
do
bạn
lại
có
cảm
giác
như
vậy
về
một
nhóm
người
cụ
thể.
- Ví dụ, bạn trưởng thành trong một gia đình mà thường xuyên phải nghe những bình luận xúc phạm những người thuộc chủng tộc hay tôn giáo khác. Hoặc, bạn có trải nghiệm tiêu cực với một người thuộc chủng tộc hoặc tôn giáo khác và những trải nghiệm đó hình thành suy nghĩ trong bạn.
- Nuôi dưỡng lòng tự tôn. Đôi khi con người không cảm thấy hạnh phúc hoặc mặc cảm vì bản thân, những người này thường có xu hướng không khoan dung với người khác. Sự không khoan dung là sự phản ánh cảm giác của một người về chính bản thân họ. Nếu bạn cảm thấy an toàn và tự tin về bản thân bạn sẽ cởi mở và khoan dung hơn với người khác.[6]
-
Động
não
về
suy
nghĩ
khắt
khe.
Một
cách
thú
vị
để
trở
nên
khoan
dung
hơn
chính
là
luyện
tập
cách
xử
lý
những
suy
nghĩ
không
khoan
dung.
Kỹ
thuật
này
thường
được
các
chuyên
gia
tâm
lý
sử
dụng
và
rất
hiệu
quả
trong
việc
giải
quyết
sự
không
khoan
dung.
Nó
hoạt
động
theo
nguyên
tắc
khó
duy
trì
suy
nghĩ
khắt
khe,
cố
gắng
thực
hiện
điều
này
sẽ
giúp
bạn
kiểm
soát
tình
huống
khó
khăn.
- Chúng ta có xu hướng chạy trốn hoặc trốn tránh những suy nghĩ khó khăn, việc này có thể dẫn tới sự không khoan dung, thiếu kiên nhẫn và đồng cảm.
- Chọn một suy nghĩ khó khăn và dành ít nhất 10 giây mỗi ngày để suy nghĩ về nó.
- Ví dụ, ý nghĩ thay đổi tôn giáo thể hiện sự không khoan dung đối với bản thân, bạn có thể nghĩ như sau “Tôi sẽ từ bỏ tôn giáo của mình và trở thành Phật tử (hoặc một tôn giáo khác với tôn giáo hiện tại)”.
- Sau đó phân tích những chuyện xảy ra tiếp theo. Bạn có phản ứng vật lý nào không? Suy nghĩ tiếp theo là gì?[7]
Lời khuyên[sửa]
- Hãy ghi nhớ Quy tắc Vàng: "Đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với mình".
- Chấp nhận sự khác biệt của mọi người và tìm kiếm mặt tích cực trong sự khác biệt đó để hình thành thái độ khoan dung.
- Sự thật hoàn hảo của một người nằm ở khả năng nhận biết và chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân. Đừng quên rằng không có gì là không thể và bạn hoàn toàn có khả năng đạt được nó.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.healthguidance.org/entry/15388/1/How-to-Become-More-Tolerant.html
- ↑ http://kidshealth.org/en/parents/tolerance.html#
- ↑ 3,0 3,1 http://www.colorado.edu/conflict/peace/example/will5746.htm
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/sideways-view/201512/tolerance-ambiguity-and-uncertainty-avoidance
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-addiction-connection/201411/learning-tolerate-lifes-uncertainty
- ↑ 6,0 6,1 http://childdevelopmentinfo.com/how-to-be-a-parent/communication/talk-to-kids-tollerance/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/rethinking-psychology/201501/day-3-tolerating-difficult-thought-ten-seconds