Ngăn kiến bò vào thức ăn của thú nuôi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Khi thức ăn của thú nuôi bị lũ kiến xâm nhập, chúng có thể sẽ bỏ không ăn thức ăn đó. Khi phát hiện kiến bò vào thức ăn, bạn có thể đang gặp vấn đề về loài gây hại trong nhà. Những hướng dẫn sau sẽ giúp bạn ngăn kiến bò vào thức ăn của thú nuôi, nhằm ngăn chặn sự phá hoại. Ngoài việc ngăn kiến bò vào thức ăn của thú nuôi, bạn cũng có thể ngăn chúng bò vào thức ăn đặt bên ngoài cho động vật hoang dã xung quanh nhà. Mấu chốt là tạo nên hàng rào hóa chất mà kiến không thể bò qua và không gây hại cho thú nuôi, chim hoang dã, hay bất kỳ loài động vật nào mà bạn muốn cho ăn.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Cất và bảo quản thức ăn cho thú nuôi[sửa]

  1. Trữ thức ăn trong hộp kín.[1] Hộp cà phê, hộp nhựa, túi nhựa có khóa kéo là những đồ chứa kiến không thể bò vào. Bạn có thể lồng thêm một hộp nữa ở ngoài để làm hàng rào hiệu quả hơn. Thức ăn cất trong túi có khóa kéo cho vào hộp kín sẽ làm thành một hàng rào kiên cố trước lũ kiến.[2]
  2. Làm hàng rào nước bao quanh. Đặt đĩa thức ăn sạch vào chảo nước, không quá sâu (chẳng hạn như khuôn bánh). Chảo nước sẽ có tác dụng như một chiếc hào và giữ kiến ở bên ngoài.[3] Một giải pháp khác là dùng hai chiếc đĩa đựng thức ăn cho thú nuôi không gỉ, một chiếc hơi lớn hơn chiếc kia dùng keo dán sắt dán miếng gạch nhỏ hay miếng đá phẳng bên dưới chiếc đĩa nhỏ, chờ keo khô, sau đó cho nước vào đĩa lớn. Đặt đĩa nhỏ có dán gạch hoặc đá vào đĩa lớn chứa nước. Nước đóng vai trò như một chiếc hào, không cho kiến bò vào thức ăn, và gạch hoặc đá giúp giữ cho đĩa thức ăn không bị nghiêng khi nâng đĩa cao hơn mặt nước.[4]
    • Đặt đĩa có nước ở những nơi khác nhau trong nhà trong 2 ngày hoặc hơn. Lũ kiến sẽ không bén bảng đến những nơi thường có thức ăn nữa.
  3. Mua đĩa đựng thức ăn chống kiến dành cho thú muôi. Nhiều loại đĩa đựng thức ăn cho thú nuôi có bán trên thị trường với mục đích ngăn kiến bò vào.[5] Một vài loại đĩa được dùng cho thú nuôi trong nhà, và một số loại được cải tiến dành cho thú nuôi bên ngoài. Chọn loại đĩa có hiệu quả cho thú nuôi của bạn nhất, cho dù nó là thú nuôi trong nhà hay bên ngoài, chó, mèo, hoặc thú nuôi khác.
    • Cũng có một số loại hào đơn giúp bạn có thể đặt đĩa thức ăn vào, để bảo vệ thức ăn không bị kiến bò vào.
  4. Giữ khu vực xung quanh nơi đặt đĩa được sạch sẽ. Đặt đĩa thức ăn trên bề mặt có thể di chuyển được, chẳng hạn như miếng lót đĩa và đặt nó sang chỗ khác để dọn dẹp sau khi ăn. Kiến thường lần theo vết pheromone được tiết ra khi đi để dẫn chúng quay lại nơi có nguồn thức ăn. Lau sạch sàn nhà nơi đặt đĩa với xà phòng và nước để tẩy vết pheromone, ngăn kiến quay lại.[3]
  5. Dùng tinh dầu bạc hà. Pha theo tỷ lệ 15 ml tinh dầu bạc hà 100% vào một cốc nước và lắc trong bình xịt. Phun gần ống thông gió trong nhà để ngăn chặn côn trùng gây hại. Mùi côn trùng sẽ bị đánh bay nhằm ngăn chúng quay lại sau khi sử dụng tinh dầu bạc hà.[3] Có một cách hữu hiệu khi dùng dầu bạc hà ngăn kiến bò vào thức ăn cho thú nuôi là nhỏ một giọt tinh dầu vào bông gòn rồi đem lau gờ chân tường và những bề mặt khác gần nơi kiến có thể bò vào nhà. Bạn cũng có thể lau xung quanh nơi cất thức ăn cho thú nuôi hay xung quanh đĩa thức ăn bằng tinh dầu.[6]

Ngăn kiến bò vào thức ăn của thú cưng[sửa]

  1. Đông lạnh thức ăn đã bị kiến bò vào. Nếu kiến đã bò vào đĩa thức ăn, đậy kín đĩa và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Để thức ăn trong ngăn đá đến khi nó đông lạnh và kiến đã chết.[3] Bạn sẽ có thể lấy kiến ra khỏi thức ăn khi cho thú nuôi ăn lại thức ăn đó.
  2. Lấy thức ăn khô ra khỏi ngăn đá tủ lạnh. Bây giờ kiến đã chết. Đổ thức ăn ra đồ rây, và rây thật mạnh đến khi xác kiến rơi ra hết. Cách này sẽ giúp tránh lãng phí thức ăn cho thú cưng, vì bây giờ bạn có thể dùng lại chúng.[3]
  3. Cất trữ lại thức ăn cho thú cưng. Sau khi thức ăn cho thú cưng không còn kiến nữa, cho thức ăn vào lọ kín để ngăn không bị kiến bò vào lần nữa.[7] Dùng những phương pháp đã nêu ở cách một, cố gắng ngăn kiến bò vào lần sau. Bạn có thể phải thực hiện một số bước nhiều lần để loại bỏ kiến hoàn toàn, vì vậy hãy tiếp tục nếu bạn không thành công trong lần thử đầu tiên.

Ngăn kiến bò vào đồ đựng thức ăn cho chim[sửa]

  1. Dùng sáp dầu.[8] Để bảo vệ đồ đựng thức ăn cho chim được gắn vào cửa sổ, cắt giấy báo thành hình tròn hoặc trái tim lớn. Dán nó vào bên trong cửa sổ để làm khuôn. Sau đó, dùng ngón tay vẽ một hàng rào Vaseline bên ngoài cửa sổ. Đặt đồ đựng thức ăn vào giữa. Cách này hiệu quả nhất ở nơi có bóng râm mát mẻ. Khi thời tiết ấm áp, Vaseline sẽ bắt đầu trôi hoặc chảy đi.
  2. Làm hàng rào bằng sáp dầu với đồ đựng thức ăn treo. Với đồ đựng thức ăn treo, đục một lỗ ở giữa nắp qua ống chứa bơ thực vật hoặc các vật liệu nhỏ nhẹ khác và xâu dây treo của đồ đựng thức ăn qua lỗ. Nếu cần, thắt nút trên dây để cố định nắp. Bôi sáp dầu lên nắp hoặc bộ phận khác. Kiến có thể bò đến nắp, nhưng chúng sẽ không bò được vào trong đồ đựng thức ăn, và những con kiến khác sẽ bỏ đi.[9]
  3. Dùng giấy bẫy ruồi. Quấn dải giấy bẫy ruồi lên phần đầu đồ đựng thức ăn, hoặc đặt lên cửa sổ hay góc cửa. Giấy bẫy ruồi có keo ở hai mặt, nên kiến sẽ không thể bò qua giấy. Không dán giấy bẫy ruồi lên đồ đựng thức ăn vì chim có thể dính phải. Nếu giấy bẫy ruồi rơi ra do nhiệt độ cao, cố định nó lại bằng băng keo hai mặt để kiến không thể bò qua.[10]

Lời khuyên[sửa]

  • Kiến sẽ quay lại nơi có thức ăn trong vài ngày. Chuyển thức ăn ra xa nhất có thể. Không đặt thức ăn ở chỗ cũ trong 2 ngày hoặc hơn.
  • Sáp dầu (Vaseline) hiệu quả nhất khi ở nhiệt độ khoảng 24°C bên ngoài. Nếu quá lạnh, kiến có thể bò lên đó. Nếu quá nóng, nó sẽ chảy ra trên cửa sổ và làm thành mớ hỗn độn.
  • Cố gắng sáng tạo hơn. Cho dù những vấn đề với lũ kiến rắc rối như thế nào, bạn cần tính toán cách làm rào chắn an toàn cho thú nuôi mà kiến không thể qua được. Nước, dầu, Vaseline, bơ, hay thanh xà phòng (vẽ lên như dùng phấn) là những giải pháp thân thiện với môi trường, nhưng chỉ xem như giải pháp tạm thời.
  • Đặt đĩa thức ăn cho thú nuôi ở giữa khăn hoặc giẻ bông và chừa ra ít nhất 5 cm khăn xung quanh đĩa.
  • Bất cứ khi nào treo thức ăn cho chim ruồi, cẩn thận không làm rơi bất kỳ giọt nước đường nào. Thậm chí một giọt đường cũng thu hút kiến. Phun nước lên đất hoặc sân nếu bạn nghĩ thức ăn rơi ở đó.

Cảnh báo[sửa]

  • Không xịt thuốc diệt kiến lên thức ăn cho thú nuôi.
  • Hãy làm theo hướng dẫn thật cẩn thận cho dù là thuốc diệt côn trùng.
  • Giữ các chất hóa học xa tầm tay trẻ em.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này