Nguồn gốc và các loại tế bào của tuyến yên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tuyến yên (pituitary gland) còn được gọi là tuyến hạ não hay tuyến dưới não (hypophysis) có đường kính khoảng 1cm và khối lượng khoảng 0.5-1 gram, nằm trong hố yên của xương bướm ở mặt dưới của não và được nối với vùng dưới đồi thị bởi cuống tuyến yên (pituitary stalk) hay cuống hạ não (hypophysical stalk).

Tuyến yên gồm hai phần (hay hai thùy): Thùy trước (anterior pituitary hay adenohypophysis) và thùy sau (posterior pituitary) hay còn gọi là thùy thần kinh (neurohypophysis). Ở động vât bậc thấp, giữa hai thùy có phần giữa (par intermedia).

Hai thùy của tuyến yên có nguồn gốc khác nhau. Thùy trước phát triển từ Rathke’s pouch (phần túi của lá phôi ngoài hình thành trong giai đoạn phôi thai do sự lõm vào của biểu mô yết hầu. Phần sau là phần phát triển ngoài của vùng dưới đồi thị. Nguồn gốc phát sinh giải thích tại sao các tế bào thùy trước có đặc điểm của các tế bào biểu mô trong các tế bào thùy sau có đặc điểm của các tế bào thần kinh.

Thùy trước tiết ra sáu hormon quan trọng cùng một số hormon khác.

Thùy sau tiết hai hormon.

Hormon thùy trước đóng vai trò chủ yếu trong điều khiển trao đổi chất của cơ thể bao gồm:

(1) hormon sinh trưởng (growth hormone) ảnh hưởng đến mức độ sinh trưởng của cơ thể thông qua hàng loat quá trình trao đổi chất, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein.

(2) adrenocortocotropin điều khiển sự tiết của vỏ tuyến thượng thận từ đó ảnh hưởng đến qúa trình trao đổi đường, protein va chất béo.

(3) hormon kích thích tuyến giáp (thyroid- stimulating hormone) điều khiển quá trình tiết thyroxine của tuyến giáp . Thyroxine có ảnh hưởng điêu khiển tốc độ các phản ứng hóa học diễn ra trong toàn bộ cơ thể. (4) prolactin kích thich tuyến sữa và kích thích quá trình sinh sữa

(5) follicle-stimulating hormone và luteinizing hormone ảnh hưởng đến sự phát triển của các tuyến sinh dục (buồng trứng hay dịch hoàn và chức năng của các tuyến này.)

Hormon thùy sau tuyến yên bao gồm

(1) antidiuretic hormone còn được gọi là vasopressin có tác dụng điều khiển qúa trình bài tiết nước của thận qua đó ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể.

(2) oxytocin kích thích quá trình thải sữa và có tác dụng kích thích co bóp tử cung đẩy bào thai ra ngoài trong quá trình đẻ.

Các loại tế bào của thùy trước tuyến yên

Có ít nhất 5 loại tế bào trong thùy trước tuyến yên. Thông thường mỗi loại tế bào sẽ tiết một loại hormon (trường hợp đặc biệt ở đây là một loại tế bào có thể tiết cả luteinizing hormone và follicle-stimulating hormone).

Nếu sử dụng các chất nhuộm màu đặc biệt gắn với các kháng thể tương ứng cho mỗi loại hormon sẽ phân biệt được tứng loại tế bào.

Các loại tế bào trong thùy trước bao gồm:

(1)Somatotropes tiết hormon sinh trưởng (growth hormone) chiếm 30-40% số lượng tế bào thùy trước.

(2)Corticotropes tiết corticotropin (ACTH): chiếm 20%

(3)Thyrotropes tiết thyroid stimulating hormone (TSH)

(4)Gonadotropes tiết gonadotropic hormones bao gồm luteinizing hormone (LH) và follile stimulating hormone (FSH)

(5)Lactotropes tiết prolactin (PRL)

Các loại tế bào (3), (4), và (5) mỗi loại chiếm khoảng 3-5% tổng số lượng tế bào của tuyến.

Somatotropes bắt màu acid rất mạnh nên được gọi là acidophil. Khối u của tuyến yên tiết một lượng lớn hormon sinh trưởngđược gọi là acidophil tumor.

Thân các tế bào tiết của thùy sau tuyến yên nằm ở vùng dưới đồi thị. Sau khi tiết, hormon được vận chuyển xuông thùy dưới tuyến yên theo các axoplast của các sợi thần kinh từ thân tế bào kéo xuống.

Nguyễn Bá Tiếp

Liên kết đến đây