Nguồn nước đang cạn kiệt
Một phần sáu dân số thế giới không được dùng nước sạch. Hơn hai triệu người (phần lớn là trẻ em) chết hàng năm do các bệnh liên quan đến nguồn nước.
Các vấn đề liên quan đến nước không chỉ riêng ở các nước đang phát triển. Một loại thuốc trừ sâu độc hại đã bị cấm sử dụng tại nhiều nước Châu Âu nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi ở Mỹ. Từ những cánh đồng, loại thuốc này xâm nhập vào các dòng sông, các hồ chứa nước v.v.
Một chuyên gia nghiên cứu về nước ước tính nguồn nước cung cấp cho California sẽ cạn kiện sau 20 năm.
Những con số thống kê trên từ bộ phim tài liệu mới đây có tên "FLOW" (dòng chảy) nói về sự cạn kiệt của nguồn nước, những yếu tố ảnh hưởng bao gồm cả tình trạng khô hạn và nhu cầu về nước của con người. Tình trạng thiếu nước trầm trọng sẽ đe dọa sự tồn tại của loài người.
Sau khi gây tiếng vang tại Liên hoan phim Sundance, bộ phim tài liệu này được công chiếu tại nhiều thành phố khác nhau trong đó có New York và Los Angeles, California và dự kiến sẽ ra mắt khán giả tại nhiều thành phố khác tại Mỹ trong trung tuần tháng 9 này. Tờ Thời báo New York cho rằng FLOW cho người xem cảm giác cần phải hành động hơn là lo lắng, vừa là lời cảnh báo vừa như một bài kiểm tra sự thành tâm của con người khi cân nhắc, lựa chọn giữa lợi ích riêng và lợi ích cộng đồng.
Trong khi bộ phim được công chiếu thì nhiều quốc gia vẫn đang kiếm lời dựa trên nguồn nước cùng việc phát triển các công nghệ đang gây nhiều tranh cãi như các nhà máy khử mặn, biến nước biển thành nước sinh hoạt để đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Trong khi đó, nước đã trở thành một loại hàng hóa với tổng trị giá tới 400 tỷ đôla hàng năm, đứng thứ 3 sau điện và dầu lửa.
Đây là một số cấu hỏi trong bài phỏng vấn của phóng viên CNN giành cho Salina và Barlow, đạo diễn của FLOW
Tại sao chúng ta phải đối mặt với khủng hoảng nước?
Nhu cầu nước sạch của con người trong hơn 30 năm qua đã vượt qua khả năng cung cấp. Đừng nghĩ rằng nước tuần hoàn trong tự nhiên và luôn hiện diện ở đâu đó trên hành tinh này mà phải nhớ rằng nước đã, đang và còn sẽ bị con người làm ô nhiễm, lãng phí và tạo điều kiện để nước sạch tiếp xúc với nước mặn. Bằng nhiều cách khác nhau con người đã sử dụng nước và trả lại tự nhiên loại nước không còn khả năng sử dụng. Một khối lượng nước khổng lồ cũng được đưa lên các sa mạc. Con người cũng bơm nước bề mặt ở mọi nơi trên thế giới với tốc độ nhanh hơn khả năng bổ sung của tự nhiên. Thực tế là chúng ta đang thiếu nước sạch, ở mọi nơi trên thế giới và chỉ còn có cách quên đi câu chuyện hoang đường về sự vô tận và chấp nhận sự hữu hạn của hành tinh này.
Biến đổi khí hậu có làm trầm trọng thêm tình tạng thiếu nước?
Có. Biến đổi khí hậu và thiếu nước liên kết và ảnh hưởng đến nhau. Sự nóng lên toàn cầu làm tăng nhiệt độ của nước trên trái đất, thúc đẩy quá trình bốc hơi. Tăng nhiệt độ dẫn đến làm tan băng.
Ở nhiều nơi trên thế giới, các tập đoàn đang nắm trong tay quyền cung cấp nước cho cộng đồng. Tư nhân hóa nguồn nước có phải là điều đúng đắn?
Khi cầu vượt quá so với khả năng cung cấp thì người quyết định vấn đề sử dụng rất quan trọng. Những công ty tư nhân cho rằng nước còn quan trọng hơn dầu lửa và họ đang kiếm lời song song với việc củng cố quyền lực trong các vấn đề liên quan đến nước sạch (có nghĩ là liên quan đến an sinh của người dân). Từ đó có thể suy luận rằng những người nghèo không có đủ điều kiện để "tiếp cận" với nước sạch trong khi nước là của thiên nhiên.
Vậy nước là hàng hóa như dầu lửa hay là nguồn lợi thiên nhiên?
Đây là vấn đề thuộc về bản chất. Cho đến khi câu hỏi được giải đáp một cách thẳng thắn thì chúng ta vẫn phải đối mặt với xung đột đặc biệt khi những thế lực lớn mở rộng phạm vi tìm kiếm và sở hữu nguồn nước ra ngoài biên giới của họ. Ngoài xung đột giữa con người còn có xung đột giữa con người với tự nhiên. Chúng ta đang lấy nhiều hơn những gì chúng ta được thiên nhiên san sẻ. Câu trả lời cho câu hỏi "Ai là chủ nhân của nước?" sẽ là "Không ai cả." Nước thuộc về trái đất, thuộc về thiên nhiên, nước của mọi loài, của thế hệ tương lai. Nước là niềm tin của con người vào hệ thống tổ chức xã hội và là biểu hiện của quyền con người!
Ngân hàng thế giới cho rằng đây không phải là vấn đề nhân quyền mà là nhu cầu của con người. Như vậy, các công ty tư nhân cũng có quyền tương đương với các công ty nhà nước trong cung cấp nước. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng không một ai có quyền từ chối cung cấp nước chỉ vì khách hành không có đủ tiền trả.
Còn chỗ cho công nghệ khử mặn để biến nước biển thành nước sinh hoạt và còn chỗ (kể cả cho những công ty tư nhân) nhưng dù bằng cách nào và quan điểm ra sao thì hai mục đích là bảo tồn, bảo vệ nguồn nước cùng với bảo đảm sự công bằng của con người trong sử dụng nước sạch.phải được thực hiện.
Nếu thực sự con người đang đối mặt với khủng hoảng nước, vấn đề phải được giải quyết như thế nào?
Nếu những nhà lãnh đạo thế giới, các tổ chức tài chính quốc tế, Liên Hiệp Quốc và các tổ chức thuộc chính phủ thực sự muốn giải quyết các vấn đề liên quan đến nước, họ phải có hành động ở tầm quốc gia và quốc tế càng sớm càng tốt. Chúng ta muốn thấy một hiệp ước của Liên Hiệp Quốc về đảm bảo cho mọi người được dùng nước sạch. Chúng ta muốn chứng kiến một thỏa thuận của G8 về đảm bảo nước sinh hoạt cho người nghèo ở cả thành thị và nông thôn.
Nếu chính phủ của bạn quan tâm một cách đầy đủ đến vấn đề này, các công ty sẽ không được phép đưa chất thải vào mọi nguồn nước và như vậy lượng tiền tỷ sẽ không phải chi ra cho việc phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm. Nước cần sự quan tâm của tất cả, từ hệ thống chíng trị đến bản thân mỗi cá nhân trong cộng đồng.
Ông kỳ vọng gì từ bộ phim này?
Bộ phim là một lời cảnh báo. Bạn nuôi dưỡng nhận thức thì hành động sớm muộn cũng sảy ra. Con người quan tâm đến nước thật nhiều, khác với người dân Mỹ, họ không quan tâm mặc dù nó rất quan trọng. Cần phải có cách để thay đổi điều này. Hy vọng rằng mọi người sẽ dần dần "từng giọt, từng giọt" giành sự quan tâm cho nước. Nếu được như vậy, bộ phim đã tạo sự thay đổi!
Theo CNN, Ngày 20 tháng 9 năm 2008
Nếu bạn đóng vòi nước trong khi đánh răng thì đã tiết kiệm được cả chục lít nước sạch trong một phút (Planet in Peril, CNN) nhưng không nên cho rằng mình có nhiều tiền để trả thì cứ để cho nó chảy đi <veterinary>.
Xem thêm[sửa]
- Tiết kiệm nước
- Khủng hoảng lương thực trên thế giới
- Website của FLOW [1]