Khủng hoảng lương thực trên thế giới
Giá lương thực đang tăng ở mọi nơi trên trái đất. Sự tăng giá các loại lương thực thiết yếu như gạo và ngô đang đẩy những người nghèo đến sự cùng quẫn vì sự rình rập của cái đói. Đến lúc nào đó điều tồi tệ nhất sẽ đến!
Fort Dimanche từng là một nhà tù ở Haiti, ngay phía trên thủ phủ Port-au-Prince, nơi từng diễn ra những đòn tra tấn tù nhân của nhà đọc tài François Duvalier. Ngày nay, hàng ngàn người nghèo khổ đang sinh sống tại đây hàng ngày phải bới cả rác thải để tìm thức ăn nhưng cũng không dễ dàng vì cả đến những con chó cũng khó tìm được cho mình một chút thức ăn!
Phía trên nhà tù cũ, những người phụ nữ làm việc trong một xưởng sản xuất đang chuẩn bị thứ đồ ăn giống như bánh bích quy (hay chỉ tạm gọi chúng là bích quy). Nguyên liệu chính cho loại bánh đó là đất sét màu vàng được mang về từ vùng núi gần đó. Loại sét này được trộn với muối, dầu thực vật cho nhuyễn và được phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Loại "bánh" này là thức ăn duy nhất của nhiều người dân nơi đây. Họ nếm vị của dầu thực vật, mút khô "miễng bánh" và bỏ đi phần bã. Họ thường xuyên bị ỉa chảy vì chúng nhưng chúng lại giúp họ xua tan được sự hành hạ của những cơn đói.
"Tôi hy vọng một ngày nào đó được ăn no và có đủ lương thực để ăn và khi đó tôi sẽ không ăn loại thức ăn này nữa" - Marie Noël, người sống sót cùng với bảy đứa con của mình nhờ vào những chiếc "bánh đó" nói với phóng viên!
Mảng đất sét nguyên liệu cho 100 cái bánh giá 5 đô la và trong vòng một năm nay đã tăng giá thêm 40% nữa. Giá của các loại lương thực cũng tăng như vậy. Tuy nhiên với cùng số tiền ít ỏi, người ta có thể mua được nhiều "bánh quy" hơn bánh mỳ hay bánh ngô. Một bát cơm để ăn mỗi ngày còn xa vời hơn.
Trực trạng khan hiếm lương thực đến với vùng đất này từ tuần trước. Một đám đông những người khốn khổ diễu hành qua thủ phủ để đến trước tòa nhà làm việc của tổng thống. Họ ném đá, họ quăng chai lọ và họ hét to "chúng tôi đói!". Các lốp xe bị đốt và nhiều người chết. Những cuộc diễu hành tương tự có sảy ra đâu đó trên hành tinh vào lúc này hay trong những ngày cận kề?
Nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cho rằng: Lương thực đã trở lên khan hiếm, đắt đỏ và sự thật là khó có khả năng cung cấp cho nhiều người. Hai trăm người giàu có nhất thế giới có số tiền tương tưong với tiền ủa 40% dân số địa cầu trong khi khoảng 850 triệu người hàng ngày phải đi ngủ với cái bụng đói. Đây là tai uơng và điều tồi tệ nhất ảnh hưởng đến chân giá trị của loài người.
Chúng ta có nên ngạc nhiên khi sự tuyệt vọng trở thành bạo lực? Khủng hoảng lương thực làm tổn hại trước hết đến những người nghèo ở Châu Phi, Châu Á và Trung Đông. Những loại lương thực thiết yếu như gạo, ngô, lúa mỳ có giá ổn định trong một thời gian dài đã tăng giá tới 180% trong vòng 3 năm gần đây. Một "nút cổ chai" của sự phát triển mà mặt trái do nó mang lại còn trầm trọng hơn tình trạng khủng hoảng của thị trường tài chính toàn cầu. Không còn gì để mất, những người khốn khổ bên miệng vực của cái chết vì đói tất sẽ phản ứng với sự giận dữ trong tuyệt vọng.
Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã tổ chức hội nghị vào tuần trước để đánh giá tình trạng khủng hoảng lương thực toàn cầu. Chủ tịch Ngân hàng thế giới, ông Robert Zoellick, cảnh báo rằng tình trạng khủng hoảng này có khả năng ảnh hưởng và làm mất ổn định tới 33 quốc gia kể cả Hy Lạp, Indonesia và Paksistan (tại những nước này quân đội đã được huy động để ngăn chặn vận chuyển bột mỳ). Khủng hoảng cũng tạo điều kiện tăng số vụ đụng độ có liên quan đến tôi giáo tại Mauritania (Mô-ri-ta-ni), Mozambia (Mô-dăm-bích), Senegal (Sê-nê-gal), Bờ biển ngà và Cameroon.
Một số nguyên nhân của khủng hoảng lương thực:
- Dân số thế giới vẫn tăng đều đặn trong khi đó diện tích đất trồng trọt đang thu hẹp dần.
- Biến đổi khí hậu làm mất đất nông nghiệp. Có trường hợp đất bị biến đổi không phục hồi được do hạn hán, lũ lụt, gió bão, sói mòn...
- Sự thay đổi thói quen ăn uống làm nhiều vùng đất thâm canh hay đất rừng chưa khai hoang được chuyển thành đồng cỏ chăn nuôi gia súc. Năng lượng cung cấp cho con người do ăn thịt, uống sữa... từ gia súc nuôi trên đồng cỏ chắc chắn sẽ thấp hơn tổng số năng lượng khi tiêu thụ lượng lương thực được trồng trên cùng diện tích.
- Ngân hàng thế giới mong muốn các nước đang phát triển tiến hành thay đổi chinh sách kinh tế bao gồm cả việc bãi bỏ thuế bảo hộ. Đây là sự thay đổi thường làm tổn hại đến sản xuất nông nghiệp của các nước này.
- Những người đầu cơ đang làm tăng giá của các nguyên liệu thô. Giá dầu cao làm người ta quan tâm hơn đến "các cây trồng năng lượng" hay "năng lượng sinh học" làm cho nhiều khu vực trồng cây lượng cung cấp thức ăn cho người và gia súc biến thành các cánh đồng cho "cây năng lượng".
- Hàng triệu người phải di tản vì các cuộc chiến cần viện trợ lương thực và thực tế họ cũng không có khả năng sản xuất lương thực nữa.
Cuộc khủng hoảng này sẽ có nguy cơ không chỉ là một "nút cổ chai" mà sẽ ảnh hưởng đến hầu hết người nghèo trên toàn thế giới. Đối với họ, quan trọng nhất là lương thực. Họ dành phần lớn thu nhập để lo cái ăn. Giá lương thực càng tăng, người nghèo sẽ càng nghèo thêm. Hậu quả là những thành tựu phát triển (đặc biệt là thành tựu xóa đói nghèo và chống bệnh tật) trong nhiều năm liền của các vùng đang phát triển sẽ tan thành mây khói.
Vì một thế giới có quá nhiều người nhưng đất nông nghiệp cứ hẹp dần làm sự dành giật lấy các vùng đất tốt cho nông nghiệp đang diễn ra và trở thành cuộc xung đột Bắc-Nam trên toàn cấu. Nhà kinh tế học người Mỹ Paul Krugman cho rằng hiện nay bạn đang nghe nói về khủng hoảng tài chính thế giới nhưng có một cuộc khủng hoảng khác đang diễn ra và số nhiều người bị tổn hại vì nó lớn hơn nhiều - đó chính là khủng hoảng lương thực.
Tại Mexico, người dân phải nhập thêm bột ngô (chủ yếu từ Mỹ). Hiện nay ngày càng nhiều nông dân Mỹ bán ngô của mình cho các nhà máy sản xuất xăng sinh học và người Mexico chỉ còn cách trả thêm tiền để có đủ thức ăn! Họ đã yêu cầu chính chính phủ. Tổng thống nước này, ông Felipe Calderón, đã quyết định trợ giá mua ngô cho người dân với mức cao. Việc làm tương tự chỉ có thể được thực hiện ở những quốc gia có tiềm lực tài chính như Mexico. Còn ở các nước khác thì sao? Người nghèo tiếp tục phải chịu hậu quả của "lạm phát giá lương thực"!?
Nguyễn
Bá
Tiếp,
theo
tờ
Tấm
gương
(der
Spiegel),
Đức
14/4/2008
Trong khi nhiều người phải lên giường trong cơn đói thì nhiều người lo đổ đầy bình xăng của họ!
Liên kết ngoài[sửa]
- Vì sao giá lương thực thế giới leo thang? BBC tiếng Việt