Khủng hoảng tài chính và đầu tư nước ngoài

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu năm 2007 đã đạt mức kỷ lục 1,8 ngàn tỷ đô la mỹ nhưng những bất ổn của nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới là những cảnh báo có ý nghĩa trong những năm tới - theo báo cáo mới đây của Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Theo LHQ, tốc độ tăng trưởng chậm của kinh tế thế giới sẽ có khả năng ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài - dự báo được đưa ra tại trong báo cáo về đầu tư thế giới tại Hôi nghị LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD).

Năm 2007, dòng vốn đầu tư đạt cao kỷ lục và vượt qua kỷ lục cũ vào năm 2000 đến 400 tỷ đô la mỹ dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và tín dụng toàn cầu vào nửa sau của năm.

Mặc dù vậy, số công ty đa quốc gia với những kế hoach tăng vốn đầu tư trong ba năm tiếp theo cũng bắt đầu giảm từ năm 2007. Tuy phần lớn các tập đoàn vẫn thực hiện kế hoạch nhưng ở mức vốn khiêm tốn hơn. Kết quả được đưa ra dựa trên phản hồi của 226 tập đoàn xuyên quốc gia lớn nhất thế giới.

Vào năm 2007, tăng đầu tư nước ngoài ở hầu hết các vùng trên thế giới và trong cả ba nhóm kinh tế bao gồm: (1) nhóm các nước phát triển, (2) nhóm các nước đang phát triển và (3) nhóm các nền kinh tế đang chuyển đổi của các quốc gia Đông-nam Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ. Vốn đầu tư trực tiếp 15 ngàn tỷ từ 79 ngàn công ty đa quốc gia với khoảng 790 ngàn liên doanh nước ngoài. Đầu tư trực tiếp đổ vào các nước phát triển đạt trên 1,2 ngàn tỷ trong đó Mỹ là quốc gia nhận nhiều nhất, tiếp theo là Anh, Pháp, Canada và Hà Lan. Nguồn vốn vào các nước đang phát triển cũng cao kỷ lục với 500 tỷ đô la, tăng 26% so với năm 2006 (trong đó các nước Nam Á, Đông Nam Á và Châu đại dương chiếm một nửa); các nước Mỹ la tinh và Caribê có mức tăng tăng cao nhất tới 36% (126 tỷ).

Dòng vốn vào các nước Tây Á năm 2007 là 71,5 tỷ, tăng so với những năm gần đây và vượt qua mức đầu tư vào Châu Phi năm 2004. Cũng như vậy, Châu Phi nhận 53 tỷ đầu tư, mức kỷ lục trong lịch sử của châu lục này. Các quốc gia kém phát triển nhất cũng đã nhận 13 tỷ (cũng là con số kỷ lục).

Dự báo cho thời gian từ năm 2008, Báo cáo cho rằng khủng hoảng tài chính và sụt giảm kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhưng cũng đề cập đến sự gia tăng đầu tư của các công ty xuyên quốc gia từ các nước đang phát triển (đặc biệt là từ các nước Châu Á) trong khi vốn từ Bắc Mỹ và Nhật Bản sẽ giảm đi.

Xem thêm[sửa]

Nguồn: Trung tâm thông tin Liên Hiệp Quốc (UN News Centre)

15/10/2008. Nguyễn Bá Tiếp, các bài khác

Liên kết đến đây