Lụt và Lụt Hà Nội

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Theo bố cục bài "Flood" trên wikipedia Anh ngữ. Bạn hãy giúp VLOS hoàn thiện nội dung!

Lụt là hiện tượng nước tràn ngập trên một vùng đất. Người ta cũng dùng cụm từ đại hống thủy để mô tả những trận lụt lớn do nước gây ngập sâu trên một diện tích rộng lớn. Nếu hiểu theo nguyên nhân lụt là do "dòng nước" thì hiện tượng ngập nước do thủy triều cũng có thể được cho là lụt.

Lụt có thể do nước từ các sông, hồ tràn ra khu vực lân cận khi lượng nước vượt quá sức chứa của chúng hay do nước từ những dòng sông tràn ra vùng đất lân cận khi cường độ dòng nước quá lớn. Hiện tượng này thường sảy ra tại các chỗ phân nhánh sông hay những đoạn sông quanh co.

Từ lụt trong tiếng Anh là Flood có nguồn gốc từ ngôn ngữ các dân tộc Giéc-manh. Trong tiếng Đức có từ tương đương là Flut.

Các loại lụt[sửa]

Lụt ven sông[sửa]

Lụt chậm: Do mưa kéo dài (thường gặp ở các vùng nhiệt đới) hay do tuyết tan nhanh (thường ở vùng ôn đới). Nước từ các nguồn này đổ xuống các dòng sông làm lượng nước vượt quá sức chứa của sông. Mưa rào, mưa bão, áp thấp nhiệt đới là những nguyên nhân của lụt loại này.

Lụt nhanh: Lụt sảy ra nhanh chóng và thường do các cơn bão mạnh.

Lụt phía hạ lưu[sửa]

Thường do ảnh hưởng kết hợp: Sức gió mạnh của bão làm triều dâng cao.

Lụt ven biển[sửa]

Do những cơn bão biển dữ dội hay thảm họa khác như sóng thần.

Lụt do thảm họa[sửa]

Các nguyên nhân khác như vỡ đê, động đất, núi lửa v.v. cũng có thể dẫn đến lụt.

Các loại lụt khác[sửa]

Lụt sảy ra do nước tích lại trên một bề mặt không có khả năng thấm nước. Ví dụ: mưa sẽ làm ẩm mặt đất nhưng mưa kéo dài làm giảm và làm mất khả năng thấm nước của đất nên nước sẽ đọng lại trên mặt đất. Nếu mưa kéo dài lượng nước sẽ tăng trong khi nước mất đi do bay hơi không đáng kể sẽ dần dần gây ra lụt.

Lụt do nhiều con bão tràn qua.

Gây hại của lụt[sửa]

Ảnh hưởng sơ cấp (ảnh hưởng sớm)[sửa]

Phá hủy: Lụt có thể làm hại, gây hư hỏng hay sập đổ hoàn toàn các công trình giao thông như cầu, cống, đường tàu, hệ thống thoát nước, nhà cửa v.v.

Thương vong: Người và động vật bị chết đuối, bị thương do tai nạn do ngập nước gây ra.

Ảnh hưởng thứ cấp (ảnh hưởng muộn)[sửa]

Ảnh hưởng đến nước sinh hoạt nói riêng và nguồn nước nói chung: Nước bị ô nhiễm do nước mang theo các chất thải từ cống, rãnh, ao hồ tràn lên đường phố, nhà, khu vực các vòi nước công cộng..., khan hiếm nước uống...

Bệnh cho người và động vật: Do vệ sinh kém, do các bệnh truyền nhiễm dựa vào nước để phán tán. Một ví dụ điển hình là dịch tả.

Thiệt hại trong nông nghiệp: Gây ngập các khu vực trồng trọt nên có thể gây giảm năng suất, nguyên nhân của mất mùa, mất trắng... gây khan hiếm lương thực. Nhiều loài thực vật không có khả năng chịu úng bị chết.

Ảnh hưởng lâu dài[sửa]

Gây khó khăn cho nền kinh tế: Giảm "tức thời" hoạt động du lịch, chi phí cho tái xây dựng, tăng giá các mặt hàng lương thực thực phẩm v.v.

Phòng chống và quản lý lụt[sửa]

Các con sông có khả năng gây lụt ở các nước phương tây thường được quản lý một cách chặt chẽ. Các con đê, đập, đập tràn, hồ chứa nước được coi là những công trình hạn chế nguy cơ tràn nước gây lụt từ những dòng sông. Lụt ven biển được hạn chế bởi hệ thống đê biển, làm giàu các bãi cát ven biển.

Ví dụ: Để phòng lụt tại Luân Đôn (nước Anh) do nước tràn từ Sông Thames người ta đã xây dựng các các công trình chắn ngang sông vận hành một cách cơ học. Các hệ thống này được nâng lên khi mực nước sông dâng tới mức độ nhất định.

Thành phố Venice (Italia) cũng xây dựng những công trình tương tự như Luân Đôn. Tuy nhiên, nếu mực nước biển tiếp tục tăng do biến đổi khí hậu thì tác dụng phòng lụt của các công trình này sẽ giảm dần.

Hệ thống chống lũ lớn nhất là tổ hợp khổng lồ các công trình thủy lợi (còn được gọi là những công xưởng đồng bằng) được xây dựng trong các năm 1950 đến 1997 tại vùng đông nam Hà Lan để bảo vệ vùng đồng bằng Rhine-Meuse-Scheldt khỏi bị bởi nước biển tràn vào. Trước đó, vào năm 1932 Hà Lan cũng đã hoàn thành đập lớn nhất thế giới tại miền bắc nước này.

Năm nay, tại thành phố Xanh Pê-téc-bua (Nga), một tổ hợp phòng lụt vừa được hoàn thành. Công trình này giúp thành phố hạn chế hưởng của những cơn bão lớn đồng thời là công trình giao thông vành đai thành phố. Trong tổ hợp này 11 đập nước với chiều dài 25,4 km và cao hơn mực nước 8 mét được xây dựng.

Để chống lại những tác hại do nước biển, tại khu vực New Orleans (Mỹ) (nơi có 35% diện tích đất đai nằm dưới mực nước biển), hàng trăm dặm đê với các cống lớn điều lũ đã được xây dựng. Hệ thống thủy lợi này vẫn "chịu bại trận" trước sức tàn phá của cơn bão Katrina vào năm 2005, kết cục 50% diện tích khu vực này đã bị ngập trong nước.

Trung Quốc đã quy hoạch vùng phân lũ trong các trường hợp khẩn cấp để bào vệ các khu đô thị lớn.

Hoạt động và công việc trong và sau lụt[sửa]

Các công việc tiến hành trong và ngay sau các trận lụt nhằm làm hạn chế thiệt hại, làm sạch môi trường và khắc phục tổn thất, ổn định sinh hoạt cho cộng đồng lại tiềm ẩn rủi ro đối với những người trực tiếp tham gia thực hiện. Các công nhân, các tình nguyện viên hay bất cứ cá nhân nào tham gia vào những công việc này cần chú ý!. Các nguy cơ có thể "tiếp tục gây hại" cho người cũng đa dạng như điện giật, tiếp xúc với khí độc như các bon điôxít, tại nạn do xe cộ, lửa, các hóa chất gây hại, bị thương do va chạm với nhiều loại vật dụng sắc nhọn, các vật liệu có tính độc, bị cảm lạnh, nhiễm trùng v.v. Các loại trang bị bảo hộ thích hợp cho mỗi loại công việc như găng tay, mũ cứng, áo phao, ủng bó, bọc ngón tay bằng thép v.v. cần được trang bị cho từng đối tượng tham gia vào từng công việc cụ thể!

Vệ sinh thực phẩm[sửa]

Những mặt lợi[sửa]

Các trận lụt lớn tại những khu vực đông dân cư, khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp thường để lại những hậu quả nặng nề cả về tính mạng con người và tài sản cũng như những tác động xấu về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, nhiều trận lụt lại giúp đất đai trở nên màu mỡ do nước ngập để lại. Những đợt lụt theo chu kỳ do những con sông có biên độ dao động cao đã mang lại sự phồn thịnh cho cộng đồng người sinh sống trong lưu vực sông như Hoàng Hà (Trung Quốc), Sông Hằng, Sông Nin, Lưỡng Hà, Mê Kông v.v. Ở những vùng này con người đã tranh thủ được mặt có lợi của nước lụt trong canh tác nông nghiệp (chủ yếu là trồng các các loại cây trồng ưa nước ngập như canh tác lúa ở đồng bằng sông Mêkông). Dòng chảy của các con sông cũng được con người sử dụng cho các nhà máy thủy điện (một trong những loại năng lượng tái tạo được. Tuy vậy, nếu không có sự tính toán hợp lý thì các công trình thủy điện có thể góp phần làm tăng nguy cơ ngập úng và gây nguy hại đến cuộc sống của con người do khả năng làm thay đổi môi trường nước, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái lưu vực sông, ảnh hưởng đến cấu trúc và sức chịu đựng của bờ sông, thay đổi chế độ dòng chảy v.v.

Với việc xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi như kênh dẫn và phân phối nước, hệ thống cống điều tiết dòng chảy cùng tác dụng phân phối nước phù sa, hệ thống cống tiêu v.v. con người cũng đã chủ động để tranh thủ tác dụng làm giàu cho đất của những dòng sông. Một trong những công trình thủy lợi nổi tiếng trong số đó tại Việt Nam là Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải [1].

Mô hình tính toán trong quản lý lũ, lụt[sửa]

Từ thế kỷ 14 con người đã tìm hiểu về quy luật của lũ, lụt và tìm cách quản lý (lợi dụng những mặt lợi, hạn chế những tác hại) do lũ, lụt gây ra. Với sự trợ giúp của máy tính, việc thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu về lũ, lụt đã giúp tạo ra các mô hình theo dõi, quản lý lũ lụt nói riêng và thiên tai nói chung như các mô hình 1D đo mức lũ trong các dòng sông, mô hình 2D tính toán mức độ lụt tại các vùng đồng bằng cửa sông. HEC-RAS[2](một mô hình tính toán được phép sử dụng miễn phí) cùng với TUFLOW[3] và Flowroute[4] kết hợp các chức năng của hai loại 1D và 2D là những mô hình được biết đến nhiều trong tính toán, quản lý lũ lụt. Gần đây các mô hình tính toán lụt do thủy triều cũng được xây dựng nhằm hạn chế tác hại do nước biển dâng và sóng thần...

Lụt Hà Nội (2008)[sửa]

Sơ lược về đặc điểm địa lý[sửa]

Hà Nội ở khoảng 20°25' đến 21°23' vĩ độ Bắc, 105°15' đến 106°03' độ kinh độ Đông, nằm hai bên bờ sông Hồng, thuộc vùng châu thổ sông Hồng , đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc giáp Thái Nguyên Vĩnh Phúc, Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình, phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.

Trừ các huyện ngoại thành bao gồm Sóc Sơn, Đông Anh, phần lớn diện tích Hà Nội trước khi mở rộng là đồng bằng (Hà Nội được mở rộng do gộp thêm diện tích tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 3 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình từ ngày 1 tháng 8 năm 2008). Việc đắp đê ngăn lũ sông Hồng hàng trăm năm trước đây làm các vùng trũng trong địa phận Hà Nội không tiếp tục được phù sa bồi đắp. Địa hình đồi xen kẽ các vùng trũng còn thấy rất rõ tại huyện Sóc Sơn.

Khu vực nội thành và phụ cận còn nhiều hồ, ao, đầm do sông Hồng để lại như ở huyện Thanh Trì, quận Hoàng Mai. Những Hồ nước được người dân Việt Nam ở khắp mọi nơi biết đến là Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây. Đối với những người dân sống trong khu vực trung tâm thì các hồ Giảng Võ, Ngọc Khánh, Thủ Lệ, Bảy Mẫu, ... cũng là những địa điểm quen thuộc. Tuy vậy, chắc chắn không phải tất cả mọi người đều biết rằng diện tích, hình dáng và đặc điểm thủy hóa của các hồ nước này thay đổi không ngừng theo thời gian và do những tác động của con người trong suốt chiều dài lịch sử Hà Nội đặc biệt là những đổi thay trong tiến trình đô thị hóa với tốc độ cao. Cũng chính vì những biến đổi và những tác động đó mà nhiều hồ. ao đã hay đang dần biến mất.

Sông Hồng chảy qua phía đông khu vực nội thành cũ của Hà Nội và đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (giữa Thái Bình Nam Định) là con sông có vai trò quan trọng đối với cuộc sống người dân đồng bằng Bắc Bộ. Các sông khác có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn Hà Nội còn có sông Đáy, sông Tích, sông Tô Lịch, sông Nhuệ... Các con sông nhỏ chảy quan địa phận thành phố cũng bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người đang dần trở nên hẹp và nông, với dòng nước bị ô nhiễm. Trong số những con sông nhỏ của Hà Nội xưa thì Ngọc Hà đã hoàn toàn mất hẳn.

Hà Nội có khí hậu điển hình cho khí hậu miền bắc Việt Nam: Mùa hè (tháng 5 đến tháng 9 với khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều với lượng mưa trung bình 1.682 mm/năm), mùa đông (tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lạnh, khô), mùa xuân thường có mưa phùn.

Nguyên nhân gây Lụt Hà Nội 2008[sửa]

Qua theo dõi thông tin trên internet và lời kể của người khác cùng với những lần chứng kiến lụt trên đường phố Hà Nội trước đây, có thể thấy rằng:

- Có địa điểm đã bị lụt nhanh, có chỗ lụt chậm.

- Những địa điểm bị lụt nhanh thường ở các khu phố thuộc nội thành, những chỗ lụt chậm thường ở các quận mới, các huyện ngoại thành (cũ và mới).

- Lụt không phải do bão mà do mưa to kéo dài làm mất khả năng thấm của đất, nước tràn đầy các hồ, ao, đầm chứa và tràn lên khu dân cư gây lụt.

- Các cánh đồng ngoại thành vừa chứa nước mưa, vừa chứa nước đổ ra từ các khu dân cư trong khi nước không thể thoát ra sông do mực nước sông dâng cao gây ngập nặng cho hoa màu.

Tóm lại: Nước mưa không thoát kịp hoặc không có đường thoát!

  • Nguyên nhân trực tiếp:

- Khả năng thấm của đất giảm: Do bề mặt bị bê tông hóa, diện tích phủ cây xanh thấp...

- Mật độ lưu thông cao của người và phương tiện cản trở dòng chảy.

- Hệ thống tiêu nước kém: Ít về số lượng, phân bố không hợp lý, nhỏ về kích thước và không đảm bảo về chất lượng (sụt cống, tắc cống do rác hữa cơ, rác vô cơ đặc biệt là rác xây dựng ...) lại bị gián đoạn do con người (các dụng cụ dựng hàng quán, đào lấp tự do...).

- Tổng dung tích các "bể chứa" bao gồm diện tích hồ, ao, đầm, phá ... bị thu hẹp do bị lấp, xâm lấn, độ sâu giảm do rác các loại.

- Sông giảm độ sâu do chất thải, tốc độ dòng chảy giảm do các công trình đang thi công như cầu, cống..

- Mưa lớn ở các vùng lân cận tăng áp lực nước lên các vùng trũng trong và xung quanh Hà Nội.

  • Bắt nguồn từ:

- Quy hoạch và xây dựng. Thực trạng khu phố mới ngập nặng hơn khu phố cổ đặt câu hỏi về thiết kế và chất lượng của hệ thống thoát nước trong quy hoạch và triển khai xây dựng...

- Áp lực dân số...

- Quản lý...

- Ý thức người dân...

- Khả năng ứng phó (phản ứng) của chính quyền và người dân...

- Ảnh hưởng do biến đổi khí hậu

Tôi mới nghĩ được như vầy! Hãy giúp tôi bổ xung cho mục này!

Ảnh hưởng của Lụt Hà Nội 2008[sửa]

- Thiệt hại về người:

Người chết do nước lụt là nguyên nhân trực tiếp; người chết do lụt là nguyên nhân gián tiếp như những người già yếu bị lạnh, trẻ em đang ốm bị lạnh, người ốm hay người bị thương không được cấp cứu kịp thời do đường ngập nước v.v. Khó có thể thống kê một cach đầy đủ số người chết do lụt.

Thời gian trong và sau khi ngập nước là cơ hội cho nhiều loại bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, côn trùng hay các loại động vật có nọc độc cắn; bị thương do tai nạn hay do va chạm với các vật nhọn sắc...

Cũng như các thảm họa khác, lụt cũng là nguyên nhân của các loại bệnh thần kinh do bị sốc, hoảng loạn v.v.

- Thiệt hại kinh tế:

Các công trình xây dựng bị hư hỏng hay phá hủy hoàn toàn, nhiều nhà dân bị hư hại hay bị lũ cuốn; các phương tiện giao thông bị hư hỏng...

Một diện tích lớn hoa màu bị chìm trong nước, các khu vực nuôi trồng thủy sản bị nước "cào bẳng" nên người dân chịu cảnh mất trắng.

Khan hiếm lương thực, thực phẩm, đẩy giá lên cao ảnh hưởng đến cuộc sống người dân đặc biệt là người nghèo.

- Ảnh hưởng xã hội:

Đời sống khó khăn là một trong những nguyên nhân phát sinh tệ nạn xã hội.

Gián đoạn các hoạt động văn hóa, giáo dục.

Những ảnh hưởng lâu dài do nhiều hoạt động kinh tế xã hội của cá nhân, tổ chức bị gián đoạn hay hủy bỏ.

  • Cần thiết phải có những điều tra, đánh giá, tổng hợp thiệt hại trước mắt và lâu dài do lụt gây ra!

Mô hình phòng chống lụt cho Hà Nội?[sửa]

Ai đã từng chứng kiến những dòng nước cuồn cuộn, giận dữ, sẵn sàng cuốn phăng tất cả mọi chướng ngại mới thấy rằng Hà Nội vẫn còn may! May vì các tuyến đê gần Hà Nội không bị vỡ. May vì trạm bơm duy nhất cứu Hà Nội không gặp sự cố trong những giờ cao điểm. Đất thiêng vẫn còn nhưng trong mưa lụt rét run người có ai nghĩ và tin vào Hào khí Thăng Long xưa và nay? Điều gì sẽ đến nếu mưa cùng gió bão? Nếu nước phía hạ lưu dâng cao? Nếu những may mắn thần kỳ trên đã không đến?

Không quanh co vòng vo được nữa!

2/11/2008 Nguyễn Bá Tiếp, xem toàn bộ

Liên kết đến đây