Sóng thần và dấu ấn trong cát

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thảm họa sóng thần do động đất năm 2004 trên Ấn độ dương không phải là thảm họa sóng thần đầu tiên tại khu vực này - một thông tin mới được hai nhóm nghiên cứu quốc tế công bố tuần này trên tạp chí Nature.

Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng thiên nhiên tương tự đã từng sảy ra tại đây vào khoảng năm 1400.

Khi một thảm họa tương tự sảy ra, nó sẽ mang đến sự tàn phá khủng khiếp và mang đi mạng sống của nhiều người nhưng cùng với thời gian thì bằng chứng tự nhiên kể cả những bằng chứng từ lớp trầm tích về sự hiễn diện của nó lạ thật khó tìm thấy vì chúng bị gió, dòng nước và những tác động của động vật và con người xóa đi.

Brian Atwater cùng các đồng tại ĐH Washington tại Seattle (Mỹ) đã nghiên cứu vùng bãi biển tại một hòn đảo nằm ở phía bắc Phuket (Thái Lan) nơi hứng chịu các con sóng cao tới 20 mét trong khi một nhóm khác của GS Katrin Monecke cùng các cộng sự từ ĐH Kent State University tại Ohio (Mỹ) đã kiểm tra các bằng chứng từ chất trầm tích tại vùng đầm lầy ở Aceh phía bắc Sumatra nơi những ngọn sóng thần cao tới 30 mét đã đổ xuống vào năm 2004.

Cả hai nhóm đều tìm thấy bằng chứng về một trận sóng thần đã sảy ra đâu đó trên thế giới từ rất lâu. Bằng chứng tìm được tại các khu vực có địa hình thấp hay vùng đầm lầy nằm giữa những lằn trên bãi biển. Tại các vùng này cát từ những đợt sóng thần bị kẹt lại giữa những lớp than bùn và các loại chất hữu cơ khác. So sánh các lớp đất đã giúp tập thể nghiên cứu thấy những khác biệt giữa giữa đất hữu cơ đen và phần trầm tích màu sáng do các đợt sóng thần tạo nên. Hơn thế nữa, với sự trợ giúp của phương pháp xác định cacbon phóng xạ, các nhà khoa học tính toán được sự nối tiếp của các lớp cát. Các bằng chứng sinh học cũng giúp họ khẳng định thêm về sự xuất hiện của sóng thần tại đây vào khoảng năm 1300 đến những năm 1400. Họ cho rằng lớp đất được tạo thành mới nhất cũng đã có cách đây khoảng 600 đến 700. Chính lớp "mới" này đã phủ lên các chất lắng đọng sau vụ sóng thần "cổ".

Các dữ liệu nghiên cứu gợi ý rằng chu kỳ sảy ra các đợt sóng thần tại khu vực đảo Sumatra–Andaman được tính trong phạm vi hàng thế kỷ. Atwater và các đồng nghiệp mô tả mỗi đợt sóng thần đã tàn phá giá trị tích lũy hàng thế kỷ của các mảng lục địa và khoảng thời gian hàng thế kỷ cũng gây khó khăn cho con người trong việc dự báo, đề phòng và đối phó với thảm họa tương lai của thế hệ tương lai.

Theo Nature News, 30/10/2008

Nguyễn Bá Tiếp, xem các bài khác

Liên kết đến đây