Nhận biết nhiễm vi rút HPV ở nam giới

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiễm vi-rút Papillomavirus sinh dục (HPV) có lẽ là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (STI) phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hầu hết những người có hoạt động tình dục vào một số thời điểm trong đời.[1] Rất may mắn là dù có hơn 40 chủng HPV nhưng chỉ có vài trong số đó mới dẫn đến nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Vi-rút có thể không được phát hiện thấy ở nam giới không có triệu chứng và có thể ngủ yên trong vòng nhiều năm trước khi gây ra vấn đề. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe đều đặn là vô cùng quan trọng đối với người đã và đang hoạt động tình dục. Hầu hết trường hợp nhiễm vi-rút HPV đều tự khỏi. Tuy nhiên, cần trao đổi với bác sĩ về triệu chứng để sàng lọc ung thư do HPV.

Các bước[sửa]

Nhận biết dấu hiệu và triệu chứng của HPV[sửa]

  1. Hiểu được phương thức lây truyền của HPV. HPV có thể lây truyền thông qua tiếp xúc da-với-da ở bộ phận sinh dục. Sự tiếp xúc này có thể xảy ra trong khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, qua đường hậu môn, qua tiếp xúc từ tay đến bộ phận sinh dục, tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục với nhau mà không có sự xâm nhập, và (trong trường hợp hiếm) khẩu giao.[1][2] HPV có thể ở trong cơ thể hàng năm mà không gây ra triệu chứng này. Nghĩa là bạn vẫn có thể mang vi-rút ngay cả khi không quan hệ tình dục trong thời gian gần đây hoặc nếu chỉ quan hệ tình dục với một người.[3]
    • Vi-rút HPV không lây khi bắt tay hoặc từ vật dụng vô tri như bệ ngồi toilet (trừ đồ chơi tình dục dùng chung). Vi-rút không lây truyền qua đường không khí.[2]
    • Bao cao su không bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi HPV nhưng có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.[4]
  2. Xác định mụn cóc sinh dục. Một số chủng HPV có thể gây mụn cóc sinh dục: khối u hoặc sự phát triển ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Đây được xem là những chủng nguy cơ thấp vì hiếm khi dẫn đến ung thư.[5] Nếu không chắc có mắc mụn cóc sinh dục hay không, bạn có thể so với triệu chứng gặp phải với những triệu chứng sau:
    • Vị trí xuất hiện mụn cóc sinh dục phổ biến nhất ở nam giới là dưới phần da trước của dương vật chưa cắt bao quy đầu hoặc trên trục của dương vật đã cắt bao quy đầu.[6] Mụn cóc cũng có thể xuất hiện trên tinh hoàn, vùng bẹn, đùi hoặc quanh hậu môn. [3]
    • Trong những trường hợp hiếm, mụn cóc có thể xuất hiện trong hậu môn hoặc niệu đạo, gây xuất huyết hoặc khó chịu khi đi vệ sinh. Mụn cóc hậu môn cũng có thể không phải do quan hệ tình dục qua đường hậu môn.[7]
    • Mụn cóc có thể khác nhau về số lượng, hình dáng (phẳng, nhô cao hoặc giống chùm bông cải), màu sắc (màu da, đỏ, hồng, xám hoặc trắng), độ chắc; và triệu chứng (không có triệu chứng, ngứa hoặc đau).
  3. Tìm dấu hiệu ung thư hậu môn. HPV hiếm khi gây ung thư ở nam giới. Ngay cả khi hầu hết những người hoạt động tình dục tiếp xúc với HPV thì vi-rút này cũng chỉ gây ung thư ở khoảng 1.600 nam giới mỗi năm (thống kê ở Mỹ).[8] Ung thư hậu môn có thể bắt đầu mà không có triệu chứng rõ ràng hoặc với một hoặc một số triệu chứng dưới đây:[3]
    • Xuất huyết, đau hoặc ngứa hậu môn.
    • Tiết dịch bất thường từ hậu môn.
    • Sưng hạch bạch huyết (u có thể cảm nhận được) ở hậu môn hoặc vùng bẹn.
    • Nhu động ruột bất thường hoặc thay đổi hình dáng phân.
  4. Xác định ung thư dương vật. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 700 nam giới được chẩn đoán ung thư dương vật do HPV. Dấu hiệu ban đầu có thể là của ung thư dương vật gồm có:[9]
    • Vùng da dương vật trở nên dày hơn hoặc thay đổi màu sắc, thường ở đỉnh hoặc vùng da phía trước dương vật (nếu chưa cắt bao quy đầu)
    • U trên dương vật, thường không gây đau
    • Phát ban da mềm, có màu đỏ
    • Khối u nhỏ, bong vảy
    • Sự phát triển trên da có màu xanh hơi nâu, phẳng
    • Tiết dịch có mùi dưới vùng da phía trước dương vật
    • Sưng ở đuôi dương vật
  5. Cảnh giác với dấu hiệu ung thư cổ họng và ung thư miệng. HPV làm tăng nguy cơ ung thư cổ họng hoặc phần sau của miệng (ung thư miệng), ngay cả khi không phải là nguyên nhân trực tiếp.[8] Dấu hiệu nguy cơ gồm có:[10]
    • Đau họng hoặc đau tai dai dẳng
    • Khó nuốt, khó mở miệng to hoặc khó cử động lưỡi
    • Sụt cân không có nguyên do
    • Hạch ở cổ, miệng hoặc cổ họng
    • Khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói kéo dài hơn 2 tuần[3]
  6. Cảnh giác với yếu tố nguy cơ gây nhiễm HPV ở nam giới. Một số đặc điểm có thể khiến bạn có nguy cơ nhiễm HVP cao hơn. Ngay cả khi không có triệu chứng, bạn cũng nên trang bị kiến thức về những quy trình kiểm tra và phương pháp điều trị y tế hiện có nếu thuộc một trong những nhóm sau:[11]
    • Nam giới quan hệ tình dục với nam giới, đặc biệt là người “tiếp nhận” khi quan hệ qua hậu môn
    • Nam giới có hệ miễn dịch kém, ví dụ như người nhiễm HIV/AIDS, người mới cấy nội tạng, hoặc đang uống thuốc ức chế miễn dịch
    • Nam giới quan hệ tình dục với nhiều người (dưới bất kỳ hình thức nào), đặc biệt là nếu không dùng bao cao su
    • Nghiện thuốc lá, nghiện rượu bia, uống quá nhiều Hot yerba mate hoặc ăn quá nhiều lá lốt có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư do HPV (đặc biệt là ung thư miệng và cổ họng).[10]
    • Nam giới chưa cắt bao quy đầu có nguy cơ cao hơn nhưng số liệu thống kê này chưa rõ ràng.[12]

Tiếp nhận đánh giá và điều trị y tế khi cần[sửa]

  1. Cân nhắc việc tiêm vắc-xin. Một chuỗi vắc-xin ngừa HPV có thể giúp bảo vệ bạn một cách an toàn và lâu dài khỏi nhiều chủng HPV gây ung thư (nhưng không phải tất cả).[13] Vắc-xin hiệu quả hơn nhiều đối với người trẻ nên Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị dùng cho nam giới thuộc những nhóm sau:[14]
    • Tất cả nam giới dưới 21 tuổi (lý tưởng nhất là ở độ tuổi 11-12 trước khi quan hệ tình dục)
    • Tất cả nam giới có quan hệ tình dục với nam giới ở độ tuổi 26 hoặc thấp hơn
    • Tất cả nam giới có hệ miễn dịch suy yếu ở độ tuổi 26 hoặc thấp hơn (bao gồm nam giới dương tính với HIV)
    • Thông báo với nhân viên y tế về bất kỳ tình trạng dị ứng nghiêm trọng nào trước khi tiêm vắc-xin, đặc biệt là dị ứng với cao su Latex hoặc nấm men.
  2. Điều trị mụn cóc sinh dục. Mụn cóc sinh dục có thể tự biến mất sau vài tháng và không dẫn đến ung thư. Lý do nên điều trị chủ yếu là để giúp bạn thấy thoải mái hơn. Phương pháp điều trị bao gồm dùng kem hoặc thuốc mỡ (ví dụ như Podofilox, Imiquimod hoặc Sinecatechins) dùng thoa tại nhà, hoặc đến bác sĩ để được loại bỏ mụn cóc bằng cách đóng băng (làm lạnh), dùng axit hoặc phẫu thuật.[6] Bác sĩ cũng có thể thoa giấm để làm sáng màu mụn cóc chưa nhô lên hoặc chưa thấy rõ.[15]
    • Bạn có thể lây truyền HPV ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng và nguy cơ sẽ cao hơn nếu bạn bị mụn cóc sinh dục. Vì vậy, nên trao đổi với đối phương quan hệ tình dục về nguy cơ này và che chắn mụn cóc bằng bao cao su hoặc các vật chắn khác nếu có thể.
    • Mặc dù chủng HPV gây mụn cóc sinh dục không gây ung thư nhưng bạn vẫn có nguy cơ tiếp xúc với nhiều hơn một chủng vi-rút. Do đó, nên trao đổi với bác sĩ nếu chú ý thấy dấu hiệu ung thư hoặc triệu chứng khó giải thích.
  3. Hỏi bác sĩ về phương pháp sàng lọc ung thư nếu quan hệ tình dục với nam giới. Tỉ lệ ung thư hậu môn do HPV cao hơn nhiều ở nam giới có quan hệ tình dục với nam giới. Nếu thuộc nhóm này, bạn nên trao đổi với bác sĩ về định hướng tình dục và yêu cầu xét nghiệm phết hậu môn. Bác sĩ có thể khuyến nghị xét nghiệm 3 năm một lần (và mỗi năm một lần nếu dương tính với HIV) để sàng lọc ung thư hậu môn.[16]
    • Không phải bác sĩ nào cũng cho rằng sàng lọc thường xuyên là cần thiết hoặc hữu ích. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin về xét nghiệm và để bạn tự lựa chọn. Bạn có thể chủ động hỏi nếu bác sĩ chưa nhắc đến phương pháp sàng lọc.
    • Đối với những quốc gia mà quan hệ đồng tính là bất hợp pháp, bạn có thể tiếp nhận điều trị và tìm nguồn thông tin sức khỏe từ tổ chức LGBT hoặc tổ chức phòng ngừa HIV quốc tế.
  4. Tự kiểm tra thường xuyên. Tự kiểm tra có thể giúp bạn phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm HPV. Nếu là ung thư, phát hiện sớm sẽ giúp điều trị dễ dàng hơn nhiều. Nếu nghi ngờ, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy dấu hiệu không thể giải thích được.
    • Thường xuyên kiểm tra dương vật và bộ phận sinh dục để phát hiện dấu hiệu của mụn cóc và/hoặc khu vực trông bất thường ở dương vật.[17]
  5. Trao đổi các triệu chứng có thể là ung thư với bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra và hỏi bạn các câu hỏi để chẩn đoán vấn đề. Nếu nghi ngờ là ung thư do HPV, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết và cho bạn biết kết quả trong vòng vài ngày. [18]
    • Nha sĩ có thể kiểm tra dấu hiệu ung thư miệng và ung thư cổ họng trong các buổi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.[19]
    • Nếu được chẩn đoán ung thư, phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và bệnh có được chẩn đoán sớm không. Ung thư giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng các quy trình tiểu phẫu hoặc điều trị cục bộ như loại bỏ bằng tia Laser hoặc làm lạnh. Nếu ung thư đã lan rộng, có thể bạn sẽ cần xạ trị hoặc hóa trị.[20]

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn hoặc đối phương quan hệ tình dục có thể mang vi-rút HPV nhiều năm mà không xuất hiện dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Không nên xem HPV là dấu hiệu của sự không chung thủy trong mối quan hệ. Không có cách nào xác định ai là người chịu trách nhiệm về việc lây lan vi-rút. 1% nam giới hoạt động tình dục có thể bị mụn cóc sinh dục tại bất kỳ thời điểm nào.
  • Lưu ý rằng ung thư hậu môn không giống như ung thư đại trực tràng (đại tràng). Hầu hết ung thư đại tràng không liên quan đến HPV, mặc dù có bằng chứng cho thấy có liên quan trong một vài trường hợp.[21] Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm sàng lọc thường xuyên để phát hiện ung thư đại tràng và cho bạn biết rõ hơn về các yếu tố nguy cơ cũng như triệu chứng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 http://www.uptodate.com/contents/human-papillomavirus-hpv-vaccine-beyond-the-basics
  2. 2,0 2,1 http://www.thehpvtest.com/about-hpv/hpv-faqs/
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 http://www.cdc.gov/std/hpv/hpvandmen-fact-sheet-february-2012.pdf
  4. http://www.cdc.gov/condomeffectiveness/latex.html#HPV
  5. http://www.cancer.org/cancer/cancercauses/othercarcinogens/infectiousagents/hpv/hpv-and-cancer-info
  6. 6,0 6,1 http://www.cdc.gov/std/treatment/2010/genital-warts.htm
  7. http://patient.info/health/anogenital-warts-leaflet
  8. 8,0 8,1 http://www.cdc.gov/cancer/hpv/statistics/cases.htm
  9. http://www.cancer.org/cancer/penilecancer/detailedguide/penile-cancer-signs-symptoms
  10. 10,0 10,1 https://www.cancer.gov/types/head-and-neck/patient/oropharyngeal-treatment-pdq
  11. http://www.cancer.org/cancer/analcancer/detailedguide/anal-cancer-risk-factors
  12. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3210112/
  13. http://www.cancer.org/cancer/cancercauses/othercarcinogens/infectiousagents/hpv/hpv-faq
  14. http://www.cdc.gov/hpv/parents/questions-answers.html
  15. http://www.medicinenet.com/genital_warts_in_men_hpv_virus/page2.htm
  16. http://www.cancer-network.org/cancer_information/gay_men_and_cancer/anal_cancer_hiv_and_gay_men.php
  17. http://www.webmd.com/sexual-conditions/hpv-genital-warts/hpv-virus-men
  18. http://www.cancer.org/cancer/penilecancer/detailedguide/penile-cancer-diagnosis
  19. http://www.ada.org/~/media/ADA/Publications/Files/Dental_Patient_0510.pdf?la=en
  20. http://www.cancer.org/cancer/penilecancer/detailedguide/penile-cancer-treating-general-info
  21. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23895733