Nhận ra một người đang có bầu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hỏi một người phụ nữ xem liệu cô ấy có đang mang bầu không là một việc khá kì quặc, dù sự thật là thế nào đi nữa. Có thể bạn chỉ đang tò mò, hoặc có thể bạn đang băn khoăn không biết có nên nhường ghế xe buýt cho cô ấy hay không. Dù sao, vẫn có một số dấu hiệu cho thấy cô ấy đang mang bầu mà bạn có thể quan sát trước khi hỏi để tránh gặp phải tình huống khó xử. Nhưng nói chung, tốt nhất là bạn không nên võ đoán rằng một cô gái đang mang thai. Bạn nên tránh hỏi thẳng về vấn đề đó và chờ đợi tới khi họ tự nói ra.

Các bước[sửa]

Xác định một phụ nữ mới mang bầu[sửa]

  1. Để ý sự thay đổi về trang phục. Khi mới có bầu, nhiều phụ nữ sẽ bắt đầu mặc quần áo rộng hoặc những bộ đồ có khả năng che giấu "cái bụng lùm lùm". Khi bụng ngày một lớn, phụ nữ cũng sẽ cần mua thêm quần bầu hoặc những bộ đồ cỡ lớn. Nếu bạn thấy cô ấy mặc những bộ đồ khác so với phong cách bình thường, hoặc cô ấy mua đồ cỡ rộng hơn, có thể cô ấy đang mang bầu.[1]
  2. Lắng nghe khi cô ấy nói về thói quen ăn uống. Nhiều phụ nữ sẽ thay đổi khẩu vị cũng như thay đổi loại thực phẩm mà họ muốn ăn. Vì thế, việc chú ý tới những lời phàn nàn hoặc bình luận về thực phẩm của cô ấy sẽ giúp bạn xác định sự thật:[2]
    • Thèm ăn: Không phải ai cũng thế, nhưng một số người cảm thấy họ thèm những sự kết hợp đồ ăn kì lạ (như dưa chuột muối ăn cùng với kem) hoặc họ chỉ thích một loại đồ ăn nhất định (như các loại quả họ cam hoặc đồ ăn Trung Quốc). Hãy chú ý khi cô ấy nói về loại đồ ăn yêu thích.
    • Sợ ăn: Nhiều bà bầu tự dưng sợ một loại đồ ăn nhất định mà trước đó họ không có vấn đề gì cả. Nếu bạn biết rằng cô ấy thích sushi mà bỗng nhiên cô ấy buồn nôn khi nghĩ tới cá, có thể cô ấy đang có bầu.
    • Uống nhiều nước: Nước là yếu tố quan trọng trong việc đưa chất dinh dưỡng tới thai nhi, vì thế, các bà bầu thường rất cẩn thận trong việc uống đủ nước. Bà bầu có thể đột ngột thể hiện nhu cầu uống đủ nước của mình và/hoặc bắt đầu mang theo chai nước.
  3. Để ý tới dấu hiệu buồn nôn. Ngoài các thay đổi trong thói quen ăn uống, nhiều bà bầu còn bị buồn nôn - hay còn gọi là "ốm nghén" trong những tháng đầu tiên của thai kì. Việc này có thể bắt nguồn từ những thay đổi trong chế độ ăn uống, ví dụ như cô ấy chỉ ăn bánh quy mặn, nhưng cũng có thể nó không liên quan gì tới việc ăn cả. Nhiều người cảm thấy mệt mỏi trong suốt cả ngày chứ không chỉ riêng buổi sáng, vì thế, hãy để ý tới mọi dấu hiệu buồn nôn và nôn. Để phân biệt triệu chứng này với những bệnh tiêu hoá thông thường hoặc cảm cúm, hãy nhớ rằng ốm nghén sẽ diễn ra trầm trọng và lâu hơn so với bệnh cúm - loại bệnh chỉ diễn ra trong vài ngày.[3]
  4. Chú ý tới những lời than phiền về cơn đau hoặc cảm giác không thoải mái. Thai nghén sẽ gây ra rất nhiều thay đổi, và nó sẽ dẫn tới hiện tượng sưng đau toàn cơ thể. Nếu bạn nghe thấy cô ấy nói về chứng đau lưng dưới và đau đầu hoặc chóng mặt, đó có thể là dấu hiệu của việc mang bầu.[4] Khi cô ấy nói về cơn đau hoặc những chỗ sưng, hãy hỏi xem cô ấy đã bị va vào đâu hay là do chơi thể thao quá đà và xem cô ấy nói gì. Ví dụ:
    • “Ôi không! Cậu bị đau lưng bao lâu rồi?
    • Tớ vừa nghe thấy cậu nói là cậu thấy váng vất, cậu bị thế lâu chưa?”
  5. Để ý tới hành vi của cô ấy. Ngoài những thay đổi về mặt thể chất, nhiều bà bầu còn thay đổi cả về hành vi hoặc thói quen nữa. Hãy quan sát người mà bạn nghi là đang có bầu để xem họ có những biểu hiệu sau đây không:
    • Vào phòng vệ sinh nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu mang bầu. Do thay đổi về hooc-môn cũng như áp lực mà tử cung tạo ra cho các cơ quan nội tạng, bà bầu có thể bị táo bón, đi tiểu nhiều và bị nôn.[4]
    • Thay đổi tâm trạng cũng là hiện tượng phổ biến ở các bà bầu do hooc-môn thay đổi, dẫn tới mệt mỏi và dễ xúc động (ví dụ như họ vừa vui cười đã khóc được ngay mà không cần lý do gì cả).[2]
  6. Chú ý khi cô ấy nói về giấc ngủ. Mệt mỏi là lời than phiền phổ biến của nhiều bà bầu, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu thấy bất kì biểu hiện nào sau đây, bạn có thể nghĩ tới việc cô ấy đang mang bầu:[5]
    • Cô ấy thể hiện sự mệt mỏi đáng kể và khó thực hiện các hoạt động thường ngày.
    • Cô ấy nói nhiều về việc cảm thấy mệt mỏi hoặc "hoàn toàn kiệt sức".
    • Bạn thấy cô ấy nằm nghỉ vào những thời điểm kì lạ (ví dụ như trong giờ làm hoặc giờ học).
  7. Hỏi cô ấy về dự định trong tương lai. Một cách tinh tế để xác định chuyện mang thai của phụ nữ là hỏi về những dự định sắp tới của cô ấy. Vì thông thường, thai kì sẽ kéo dài 9 tháng, nếu bạn hỏi về những kế hoạch nằm trong giai đoạn đó, có thể bạn sẽ đoán được là cô ấy có mang bầu hay không. Nếu có, cô ấy sẽ khó có thể đi du lịch trong ba tháng cuối thai kì, cho nên bạn có thể hỏi xem cô ấy có định đi đâu chơi trong vài tháng nữa không. Bạn cũng có thể hỏi xem cô ấy có kế hoạch gì cho mùa hè chưa, biết đâu cô ấy sẽ buột miệng nói về việc trang trí phòng ngủ của em bé!

Xác định việc mang thai ở giai đoạn sau[sửa]

  1. Nhìn hình dáng bụng của cô ấy. Cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều khi mang thai, nhất là ở phần bụng. Khi em bé lớn lên, bụng cô ấy cũng sẽ to ra để chứa vừa em bé. Đôi khi, bạn cũng khó mà phân biệt được bụng bầu với bụng mỡ, nhưng bụng bầu vẫn có những nét khác biệt nho nhỏ. Sự tăng cân có thể biểu hiện ở một cái bụng tròn, nhưng nếu các bộ phận khác ít hoặc không tăng kích cỡ tương tự, có thể là cô ấy đang có bầu. Nếu bạn vô tình va phải cô ấy, hãy nhớ là bụng bầu sẽ cứng hơn bụng mỡ.[6]
  2. Chú ý tới ngực của cô ấy. Ngực lớn lên là dấu hiệu thay đổi phổ biến nhất, vì các mô ở ngực thường rất nhạy cảm với những thay đổi về hooc-môn. Nếu bạn không quen biết cô ấy từ trước, mẹo này sẽ không có ích gì cả vì bạn không biết cỡ ngực vốn có của cô ấy để so sánh; tuy nhiên, vài bà bầu ở giai đoạn giữa và cuối thai kì có thể có ngực lớn hơn mức cân đối so với cơ thể, đó là do ngực đang bị sưng để chuẩn bị tiết sữa.[1]
  3. Nhìn bàn chân và mắt cá chân của cô ấy. Mắt cá chân bị sưng là hiện tượng phổ biến ở bà bầu, nhất là từ khoảng tháng thứ 5 trở đi. Đó là do cơ thể bắt đầu trữ nước và sản xuất ra nhiều máu và dịch hơn khi mang thai.[7] Cô ấy có thể mang những đôi giày hoặc dép thấp và êm chân nhằm làm giảm cơn đau khi đi đứng với đôi chân bị sưng như vậy.
  4. Để ý cách cô ấy đi lại. Khi cơ thể của cô ấy thay đổi và to lên, dáng đi của cô ấy có thể sẽ khác. Hãy để ý những dấu hiệu phổ biến sau:
    • Một dáng đi kềnh càng và những thay đổi khác trong cách đi thường xảy ra do bụng bầu đã lớn và chân bị sưng, do đó, cô ấy sẽ hơi mất thăng bằng một chút.
    • Nhiều người có xu hướng ôm bụng hoặc đặt tay lên bụng khi di chuyển. Cả hai hành động đó đều nhằm giữ thăng bằng, ngoài ra còn là hành động gắn kết giữa mẹ và em bé.[4]
  5. Chú ý tới hơi thở gấp gáp. Ngoài những thay đổi trong cách đi đứng, nhiều bà bầu còn trải qua hiện tượng hụt hơi vào tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Đó là do thai nhi đang phát triển và cần nhiều ô-xy hơn; ngoài ra, tử cung giãn nở cũng tạo thêm áp lực lên phổi và cơ hoành.[2] Cảm giác hụt hơi và khó gắng sức là rất phổ biến, và khi kết hợp với các dấu hiệu mang thai khác thì bạn đã có thể khẳng định là cô ấy đang có bầu.

Lời khuyên[sửa]

  • Dù cô ấy có thể hiện rất nhiều dấu hiệu như trên, tốt nhất là bạn vẫn không nên hỏi thẳng về việc bầu bí. Nhiều dấu hiệu ở trên có thể bắt nguồn từ nhiều nhân tố khác; việc bạn hỏi về chuyện mang thai khi cô ấy không hề có bầu có thể khiến cô ấy buồn và không thoải mái.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]