Nhện

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
  1. đổi

Nhện là một bộ động vật săn mồi, không xương sống thuộc lớp hình nhện; cơ thể chỉ có hai phần, tám chân, miệng không hàm nhai, không cánh - cùng lớp Arachnid với bọ cạp, ve bét....

Tất cả các loài nhện đều có khả năng làm màng nhện, một thứ sợi mỏng nhưng bền như bằng chất đạm, tiết ra từ phần sau cùng của bụng. Màng nhện được dùng làm nhiều việc như tạo dây để leo trèo trên vách, làm tổ trong hốc đá, tạo nơi giữ và gói mồi, giữ trứng và giữ tinh trùng. Nhiều loài nhện dùng tính chất dính của màng nhện để bẫy mồi, trong khi một số loại khác săn mồi bằng cách rình, và tấn công phục kích.

Ngoài 150 loại nhện thuộc họ Uloboridae, Holarchaeidae,và Mesothelae, tất cả các loại khác đều có khả năng tiêm nọc độc khi cắn - hoặc do tự vệ hoặc để giết mồi. Tuy nhiên, chỉ có 200 loại có nọc độc gây hại cho con người[1]. Nhiều loại nhện to, cắn đau nhưng không làm độc hay tử vong.

Hình dáng[sửa]

Tập tin:Archindae characters.jpg
Cơ thể con nhện:
(1) bốn cặp chân
(2) đầu-ngực nhập chung một phần
(3) bụng

Phần lớn các loài côn trùng thân mình có ba phần: đầu, ngực và bụng. Nhện khác biệt ở chỗ chỉ có hai phần: đầu-ngực vào một phần, phần kia là bụng. Ngoại lệ là giống nhện sát thủ (Eriauchenius gracilicollis)- đặc biệt vì là loại duy nhất có cổ (thực ra là phần đầu ngực được chia làm hai phần riêng biệt). Bên ngoài phần bụng của nhện không ngăn ra nhiều đoạn - trừ loài của họ Liphistiidae. Cuối phần đầu-ngực là một đoạn nối để nhện có khả năng chuyển phần bụng khắp hướng. Những loài côn trùng trong lớp Arachnida thường không có phần này.

Phần đầu ngực[sửa]

Nhện có bốn cặp chân hai bên phần đầu ngực. Trên mình và chân có lông lưa thưa để cảm giác sự rung động và âm thanh và mùi hương.

Mỗi bên miệng có hai ngàm dùng để kẹp mồi và bám vào bạn tình khi giao hợp. Nhện không nhai mà chỉ thò ống hút vào mồi để hút chất lỏng ra.

Nhện thường có mắt đơn, thị giác nhện có nhiều dạng - có loài chỉ phận biệt sáng tối, có loài có khả năng thấy chi tiết gần bằng mắt chim bồ câu.

Phần bụng[sửa]

Phần bụng nhện bao gồm: khe thở, lỗ sinh dục và núm tuyến tơ. Nhện có hai khe thở và ở giữa là lỗ sinh dục. Phía sau và dưới cùng ở phần bụng là núm tuyến tơ.

Các giác quan[sửa]

Đa số nhện có 8 mắt. Loài Haplogynae có 6 mắt, Tetrablemma có 4 mắt và Caponiidae có 2 mắt. Một số nhện có hai mắt phát triển to hơn những mắt kia. Một số khác không có mắt.

Nhện thường có tám mắt, bố trí theo nhiều hình thức khác nhau và hiện tượng này thường được sử dụng trong ngành phân loại các nòi giống khác nhau. Loài nhện Haplogynae có 6 mắt, một số có tám mắt (Ví dụ loài Plectreuridae), hay bốn mắt (Ví dụ Tetrablemma) và có loài chỉ có hai mắt (loài Caponiidae). Ở một số nhện, chỉ có hai mắt phát triển, còn các mắt khác rất yếu. Một số khác, như loài nhện sống trong hang tối, không có mắt. Giống nhện săn mồi, như loài nhện nhảy hay nhện sói thì mắt rất tinh tường, có loài còn thấy được màu sắc.

Bắt mồi[sửa]

Một số loài tích cực nhử mồi và có thể bắt con mồi với một quả bóng tơ dính; Những loài khác,hay là chờ ở khu vực hay qua lại của con mồi và trực tiếp tấn công chúng từ nơi phục kích.

Đặc điểm cấu tạo[sửa]

Tập tin:Nhện nhân tạo.jpg
Một con nhện nhân tạo

Cơ thể nhện gồm: phần đầu - ngực và phần bụng.

Cấu tạo ngoài của nhện gồm kìm, chân xúc giác, chân bò, khe thở, lỗ sinh dục, núm tuyến tơ.

Đôi kìm có tuyến độc: bắt mồi và tự vệ

Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông): cảm giác về khứu giác và xúc giác

4 đôi chân bò: di chuyển và chăng lưới

Phía trước là đôi khe thở: hô hấp

Ở giữa là một lỗ sinh dục: sinh sản

Phía sau là các núm tuyến tơ: sinh ra tơ nhện

Tập tính[sửa]

Chăng lưới: Chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng, chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)

Bắt mồi: Khi rình bắt mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lấp tức hành động ngay:

- Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc.

- Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi

- Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để 1 thời gian

- Nhện hút dịch lỏng ở con mồi

/* Tiến hóa */

Xem chi tiết: Tiến hóa của Nhện

Hóa thạch[sửa]

Dù có ít hóa thạch của nhện được quan sát,[2] nhưng có khoảng 1000 loài nhện đã được miêu tả từ các hóa thạch.[3] Do cơ thể nhện khá mềm, phần lớn hóa thạch nhện được tìm thấy trong hổ phách.[3] Hổ phách cổ nhất chứa các động vật chân khớp có tuổi khoảng 130 triệu năm vào đầu kỷ Creta. In addition to preserving spiders' anatomy in very fine detail, pieces of amber show spiders mating, killing prey, producing silk và có thể caring for their young. Trong một số ít hổ phách lưu giữ cả trứng và mạng nhện, đôi khi cả con mồi;[4] mạng nhện hóa thạch cổ nhất có tuổi khoảng 100 triệu năm.[5] Các hóa thạch nhện đầu tiên từ một vài lagerstätte, nơi mà các điều kiện môi trường thích hợp để bảo tồn các tế bào khá mềm của nhện.[4]

Các loài thuộc lớp Hình nhện cổ nhất là trigonotarbid Palaeotarbus jerami, có tuổi khoảng 420 triệu năm trong kỷ Silua, và phần bụng và ngực có hình tam giác, cũng như 8 chân và các cặp râu phát triển mạnh.[6] Attercopus fimbriunguis có tuổi 386 triệu năm trong kỷ Devon có bộ phận sản xuất tơ, và được xem là một loài nhện.[7]

Phân nhánh[sửa]

Chú thích[sửa]

  1. Diaz, James H. (2004). "The global epidemiology, syndromic classification, management, and prevention of spider bites". American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 71 (2): 239-250. http://www.ajtmh.org/cgi/content/full/71/2/239.
  2. Selden, P.A., Anderson, H.M. an Anderson, J.M. (2009). "A review of the fossil record of spiders (Araneae) with special reference to Africa, and description of a new specimen from the Triassic Molteno Formation of South Africa". African Invertebrates 50 (1): 105–116. Abstract PDF
  3. 3,0 3,1 Dunlop, Jason A.; David Penney, O. Erik Tetlie, Lyall I. Anderson (2008). "How many species of fossil arachnids are there?". The Journal of Arachnology 36 (2): 267–272. doi:10.1636/CH07-89.1.
  4. 4,0 4,1 Penney, D., and Selden, P.A. (2007). "Spinning with the dinosaurs: the fossil record of spiders". Geology Today 23 (6): 231–237. doi:10.1111/j.1365-2451.2007.00641.x.
  5. Hecht, H.. “Oldest spider web found in amber”. New Scientist. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  6. Dunlop, J.A. (1996). "A trigonotarbid arachnid from the Upper Silurian of Shropshire" (PDF). Palaeontology 39 (3): 605–614. http://palaeontology.palass-pubs.org/pdf/Vol%2039/Pages%20605-614.pdf. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008. Hóa thạch này ban đầu được đặt tên là Eotarbus nhưng sau đó đã được đổi tên do người ta nhận ra nó là một loài thuộc lớp hình nhện trong kỷ Cacbon và đã được đặt tên là Eotarbus: Dunlop, J.A. (1999). "A replacement name for the trigonotarbid arachnid Eotarbus Dunlop". Palaeontology 42 (1): 191. doi:10.1111/1475-4983.00068.
  7. Vollrath, F., and Selden, P.A. (2007). "The Role of Behavior in the Evolution of Spiders, Silks, and Webs" (PDF). Annual Review of Ecology, Evolution, and Systematics 38: 819–846. doi:10.1146/annurev.ecolsys.37.091305.110221. http://homepage.mac.com/paulselden/Sites/Website/ARES.pdf. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.

Tài liệu[sửa]

  • W. S. Bristowe (1976). The World of Spiders. Taplinger Pub Co. ISBN 0-8008-8598-8.
  • Crompton, John. The Life of the Spider, Mentor, 1950.
  • Hillyard, Paul. The Book of the Spider, Random House, New York, 1994.
  • Kaston, B. J. How to Know the Spiders, Dubuque, 1953.
  • Main, Barbara York. Spiders, Collins (The Australian Naturalist Library), Sydney, 1976.
  • Ubick, Darrell; Pierre Paquin, Paula E. Cushing, and Vincent Roth. Spiders of North America: an Identification Manual, American Arachnological Society, 2005.
  • Wise, David H. "Spiders in Ecological Webs." Cambridge University Press. Great Britain: 1993.
  • Sách giáo khoa sinh học 7, tái bản lần thứ bảy

Liên kết ngoài[sửa]

Tổng quát[sửa]

Địa phương[sửa]

Hình thái[sửa]

Phân loại[sửa]

Hình ảnh[sửa]

Lặt vặt[sửa]

Liên kết đến đây