Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nhịn ăn để giải độc cơ thể bằng nước
Từ VLOS
Sẽ không có chế độ nhịn ăn nào khiến bạn phải nỗ lực nhiều như khi nhịn ăn để giải độc cơ thể bằng nước. Nhịn ăn để giải độc cơ thể bằng nước dễ thực hiện và có thể dùng để giảm cân, tập trung vào đời sống tâm linh bên trong và có khả năng giải độc cơ thể.[1] Hạn chế cung cấp calo trong thời gian ngắn có thể giúp bạn sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn nếu thực hiện đúng cách nhưng mặt khác, nhịn ăn cũng có thể gây nguy hiểm.[2] Dù mục đích là gì thì bạn cũng phải nhịn ăn để giải độc cơ thể bằng nước một cách an toàn, thực hiện từ từ và dưới sự giám sát của chuyên gia chăm sóc sức khỏe có kinh nghiệm, đồng thời biết cách nhận biết thời điểm cần ngừng lại và dần trở về chế độ ăn bình thường.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chuẩn bị cho việc nhịn ăn để giải độc cơ thể bằng nước[sửa]
-
Đến
gặp
bác
sĩ
trước
tiên.
Nếu
nghĩ
đến
việc
chỉ
uống
nước
để
giải
độc
cơ
thể,
bạn
cần
tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ.
Mặc
dù
mang
lại
lợi
ích
cho
nhiều
người
nhưng
phương
pháp
này
cần
phải
tránh
trong
một
số
trường
hợp.
Vì
vậy,
bạn
nên
trao
đổi
với
bác
sĩ
về
thuốc
chữa
bệnh
và
bệnh
lý
(nếu
có)
với
bác
sĩ
nhằm
xác
định
xem
nhịn
ăn
để
giải
độc
cơ
thể
bằng
nước
có
an
toàn
hay
không.[3]
Bác
sĩ
sẽ
khám
tổng
quát
và
có
thể
tiến
hành
thêm
một
số
xét
nghiệm
máu.
- Nếu đang dùng thuốc chữa bệnh, bạn phải trao đổi với bác sĩ xem có nên tiếp tục uống thuốc trong thời gian nhịn ăn không, hoặc liệu có cần thay đổi liều thuốc không.
- Nhịn ăn dưới sự giám sát của chuyên gia có kinh nghiệm. Tốt nhất bạn nên nhịn ăn dưới sự giám sát của bác sĩ, đặc biệt là nếu nhịn ăn trên 3 ngày hoặc đang mắc bệnh lý. Đến gặp bác sĩ được đào tạo về cách nhịn ăn để thanh lọc cơ thể và nhờ hướng dẫn, theo dõi tình trạng cơ thể trong quá trình nhịn ăn. Bạn có thể hỏi bác sĩ để được hướng dẫn hoặc giới thiệu đến gặp chuyên gia.[1]
-
TUYỆT
ĐỐI
KHÔNG
nhịn
ăn
nếu
đang
mắc
bệnh
lý.
Một
số
bệnh
lý
có
thể
trở
nặng
nếu
bạn
nhịn
ăn
và
dẫn
đến
vấn
đề
sức
khỏe
nghiêm
trọng
hơn.
Không
nhịn
ăn
để
thanh
lọc
cơ
thể
bằng
nước
nếu
mắc
một
trong
số
các
vấn
đề
sau,
trừ
khi
được
sự
chấp
thuận
của
bác
sĩ:[4]
- Bất kỳ rối loạn ăn uống nào như chán ăn hoặc cuồng ăn vô độ
- Đường huyết thấp (hạ đường huyết) hoặc tiểu đường[5]
- Thiếu hụt enzyme
- Bệnh thận hoặc gan giai đoạn cuối
- Nghiện rượu
- Rối loạn chức năng tuyến giáp
- AIDS, lao phổi hoặc bệnh truyền nhiễm
- Ung thư giai đoạn cuối
- Ban đỏ Lupus
- Bệnh mạch vành hoặc tuần hoàn kém
- Bệnh tim, bao gồm suy tim, loạn nhịp tim (đặc biệt là rung tâm nhĩ), tiền sử lên cơn đau tim, vấn đề về van tim hoặc bệnh cơ tim
- Bệnh Alzheimer hoặc hội chứng não hữu cơ
- Sau ghép tạng
- Tê liệt
- Mang thai hoặc đang cho con bú
- Uống thuốc chữa bệnh mà bạn không thể ngừng uống[6]
-
Chọn
thời
gian
nhịn
ăn
để
thanh
lọc
cơ
thể
bằng
nước.
Bạn
nên
cân
nhắc
bắt
đầu
bằng
chế
độ
nhịn
ăn
1
ngày.[7]
Giới
hạn
thời
gian
nhịn
ăn
ở
mức
tối
đa
3
ngày
nếu
tự
nhịn
ăn.
Một
số
bằng
chứng
cho
thấy
chỉ
có
chế
độ
nhịn
ăn
ngắn
hạn
1-3
ngày
mới
mang
lại
lợi
ích
cho
sức
khỏe.[8]
Nếu
muốn
nhịn
ăn
lâu
hơn,
bạn
cần
tiến
hành
dưới
sự
giám
sát
của
bác
sĩ
–
ví
dụ
như
quá
trình
tu
luyện
và
nhịn
ăn
phải
được
chuyên
gia
y
tế
giám
sát.[1]
- Sẽ an toàn hơn và có lợi cho sức khỏe hơn khi bạn nhịn ăn trong thời gian ngắn thay vì nhịn ăn kéo dài (quá 3 ngày). Cân nhắc việc nhịn ăn để thanh lọc cơ thể bằng nước tối đa 1 ngày mỗi tuần.[9]
- Nhịn ăn trong thời điểm ít căng thẳng. Nên lên kế hoạch nhịn ăn khi bản thân không phải chịu nhiều áp lực và khi nhịn ăn không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu có thể, bạn nên tránh làm việc khi nhịn ăn. Chỉ nên nhịn ăn khi có thể nghỉ ngơi cả về thể chất lẫn tinh thần.[10]
- Chuẩn bị về mặt tinh thần. Ý nghĩ nhịn ăn trong nhiều ngày có thể gây khó khăn cho bạn. Do đó, nên trao đổi với bác sĩ, đọc sách hướng dẫn nhịn ăn của tác giả nổi tiếng và trao đổi với người có kinh nghiệm về việc nhịn ăn. Hãy xem quá trình nhịn ăn như một chuyến phiêu lưu.
-
Chuyển
sang
chế
độ
nhịn
ăn.
Thay
vì
nhịn
ăn
để
thanh
lọc
cơ
thể
bằng
nước
một
cách
đột
ngột,
bạn
nên
bắt
đầu
từ
từ.
Đầu
tiên,
có
thể
hạn
chế
đường,
thực
phẩm
chế
biến
sẵn
và
caffeine
trong
chế
độ
ăn
ít
nhất
2-3
ngày
trước
khi
nhịn
ăn,
và
ăn
chủ
yếu
là
rau
củ
quả.[10]
Ngoài
ra,
có
thể
cân
nhắc
giảm
khẩu
phần
ăn
trong
nhiều
tuần
trước
khi
nhịn
ăn.
Cách
này
giúp
cơ
thể
thích
ứng
và
chuẩn
bị
tinh
thần
chuyển
sang
chế
độ
nhịn
ăn
một
cách
dễ
dàng
hơn.
Bên
cạnh
đó,
bạn
có
thể
cân
nhắc
chế
độ
nhịn
ăn
gián
đoạn
trước
khi
bắt
đầu
nhịn
ăn
để
thanh
lọc
cơ
thể
bằng
nước.
Chế
độ
nhịn
ăn
gián
đoạn
có
thể
kéo
dài
khoảng
1
tháng:
- Tuần 1: Không bỏ bữa sáng
- Tuần 2: Bỏ qua bữa sáng và bữa trưa
- Tuần 3: Bỏ qua bữa sáng, bữa trưa và giảm khẩu phần ăn trong bữa tối
- Tuần 4: Bắt đầu chế độ nhịn ăn để thanh lọc cơ thể bằng nước
Tiến hành thanh lọc cơ thể[sửa]
-
Uống
9-13
cốc
nước
mỗi
ngày.
Nói
chung,
nam
giới
nên
uống
khoảng
13
cốc
nước
lọc
và
các
chất
lỏng
khác
(khoảng
3
lít),
nữ
giới
nên
uống
khoảng
9
cốc
(khoảng
2,2
lít).[11]
Kiên
trì
uống
đủ
lượng
nước
được
khuyến
nghị
hàng
ngày
trong
quá
trình
nhịn
ăn
để
thanh
lọc
cơ
thể
bằng
nước.
Chọn
nước
càng
tinh
khiết
càng
tốt
hoặc
uống
nước
chưng
cất.[12]
- Không uống toàn bộ lượng nước cùng lúc. Bạn nên chia đều lượng nước được khuyến nghị ra để uống suốt cả ngày. Có thể chia lượng nước thành 3 bình 1 lít mỗi ngày để biết lượng nước nên uống là bao nhiêu.
- Không uống nhiều hơn lượng được khuyến nghị vì như vậy sẽ làm mất cân bằng muối và khoáng chất trong cơ thể, gây ra các vấn đề về sức khỏe.[13]
- Chống chọi với cơn đói. Nếu thấy đói dữ dội, bạn có thể vượt qua cơn đói bằng cách uống 1-2 cốc nước, sau đó nằm xuống nghỉ ngơi. Cơn đói sẽ dần qua đi.[7] Ngoài ra, bạn có thể đọc sách hoặc thiền để không còn nghĩ đến cơn đói.
-
Thoát
khỏi
chế
độ
nhịn
ăn
một
cách
chậm
rãi.
Đầu
tiên,
bạn
nên
chuyển
từ
chế
độ
nhịn
ăn
sang
chế
độ
bình
thường
bằng
cách
uống
thêm
nước
cam
hoặc
nước
cốt
chanh.[7]
Sau
đó,
dần
kết
hợp
thức
ăn
vào
chế
độ
ăn.
Ăn
một
lượng
nhỏ
thức
ăn
mỗi
2
tiếng.
Tiến
hành
từng
bước,
từ
thực
phẩm
dễ
tiêu
hóa
sang
thực
phẩm
khó
tiêu
hóa
hơn.
Tùy
vào
thời
gian
nhịn
ăn
mà
bạn
có
thể
kéo
dài
quá
trình
chuyển
đổi
này
trong
một
hoặc
vài
ngày:[14]
- Nước ép hoa quả
- Nước ép rau củ
- Hoa quả tươi và rau lá xanh
- Sữa chua
- Súp rau củ và rau củ nấu chín
- Ngũ cốc và đậu nấu chín
- Sữa, chế phẩm từ sữa động vật và trứng
- Thịt, cá, thịt gia cầm
- Tất cả các thức ăn khác
- Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh. Nhịn ăn sẽ không tốt cho sức khỏe nếu bạn trở về với chế độ ăn nhiều chất béo và nhiều đường. Vì vậy, sau quá trình nhịn ăn, bạn cần tuân thủ chế độ ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, ít chất béo xấu và đường tinh luyện. Tập thể dục 30 phút, 5 ngày mỗi tuần. Bên cạnh đó, nên có lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe và chỉ nhịn ăn như một phần nhỏ của lối sống tốt cho sức khỏe.[15]
Giữ an toàn trong quá trình thanh lọc cơ thể bằng nước[sửa]
-
Tránh
chóng
mặt.
Sau
2-3
ngày
nhịn
ăn
để
thanh
lọc
cơ
thể
bằng
nước,
bạn
có
thể
bị
chóng
mặt
khi
đứng
dậy
quá
nhanh.
Tránh
hiện
tượng
này
bằng
cách
đứng
dậy
chậm
rãi
và
hít
thở
sâu
trước
khi
đứng
dậy.[16]
Nếu
thấy
chóng
mặt,
bạn
nên
ngồi
hoặc
nằm
xuống
ngay
cho
đến
khi
thấy
hết
choáng.
Hoặc
bạn
có
thể
thử
kẹp
đầu
vào
giữa
hai
đầu
gối
cho
bớt
choáng.
- Nếu choáng đến mức mất nhận thức, bạn phải ngừng nhịn ăn và đi khám bác sĩ.
- Phân biệt giữa tác dụng phụ bình thường và không bình thường. Cảm thấy chóng mặt, hơi yếu sức, buồn nôn hoặc tim đập lỡ vài nhịp là tác dụng phụ phổ biến khi nhịn ăn.[7] Mặt khác, bạn phải ngừng nhịn ăn và đi khám bác sĩ ngay nếu rơi vào tình trạng mất nhận thức, cảm thấy lú lẫn, tim đập nhanh nhiều hơn 1-2 lần mỗi ngày, đau bụng hoặc đau đầu dữ dội, hoặc các triệu chứng khác đáng báo động.
-
Nghỉ
ngơi
nhiều
hơn
trong
quá
trình
nhịn
ăn
để
thanh
lọc
cơ
thể
bằng
nước.
Bạn
có
thể
cảm
thấy
mệt
mỏi
và
thiếu
sức
sống
trong
giai
đoạn
nhịn
ăn.
Vì
vậy,
đừng
nên
quá
gắng
sức.
Duy
trì
thói
quen
ngủ
nghỉ
tốt
cho
sức
khỏe.
Trong
quá
trình
nhịn
ăn,
bạn
cần
nghỉ
ngơi
nhiều
hơn,
cả
về
thể
chất,
tình
cảm,
tinh
thần
và
sinh
lý.[12]
- Nếu thấy buồn ngủ, bạn nên nằm chợp mắt một chút. Đọc thêm sách báo cho tinh thần phấn chấn hơn. Lắng nghe cơ thể và không gắng sức.
- Nếu thấy mệt mỏi hoặc không tỉnh táo, bạn không nên điều khiển phương tiện.
-
Tránh
tập
thể
dục
cường
độ
cao
trong
khi
nhịn
ăn.
Nguồn
năng
lượng
trong
cơ
thể
có
thể
dao
động,
có
lúc
thấy
mệt
mỏi
và
yếu
sức,
nhưng
cũng
có
lúc
bạn
cảm
thấy
tràn
đầy
năng
lượng.
Ngay
cả
khi
thấy
tràn
đầy
năng
lượng,
bạn
cũng
không
nên
ép
bản
thân
quá
mức.[7]
Thay
vào
đó,
chỉ
nên
tập
Yoga
nhẹ
nhàng
và
giúp
cơ
thể
phục
hồi.
Yoga
là
một
cách
nhẹ
nhàng
để
giãn
cơ
và
tập
thể
dục
cường
độ
nhẹ.[12]
- Yoga và giãn cơ nhẹ có thể tốt cho nhiều người nhưng cũng có thể là hoạt động quá mạnh đối với người khác. Vì vậy, nên lắng nghe cơ thể và chỉ làm những điều giúp bạn thấy thoải mái.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu muốn tìm phương pháp dễ thực hiện hơn, bạn có thể thử nhịn ăn để thanh lọc cơ thể bằng nước ép rau củ. Tránh dùng hoa quả ngọt và có thể xay nhuyễn cải xoăn, cần tây, dưa chuột, rau mùi và rau bina (cải bó xôi) hữu cơ để thanh lọc cơ thể.
- Ngay cả khi giảm cân được bằng cách nhịn ăn, bạn vẫn phải có lối sống năng động và ăn đủ dinh dưỡng để tránh tăng cân trở lại.
Cảnh báo[sửa]
- Ngừng nhịn ăn và đi khám bác sĩ ngay nếu bị đau bụng dữ dội, ngất xỉu hoặc lú lẫn.
- Chỉ nên áp dụng phương pháp nhịn ăn để thanh lọc cơ thể bằng nước cho người trưởng thành sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Phương pháp này không phù hợp cho người dưới 18 tuổi.
- Không súc ruột trước hoặc trong quá trình nhịn ăn. Trái với nhiều ý kiến cho rằng việc này là cần thiết, khoa học hiện đại không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy thanh lọc đại tràng có thể giúp ích và thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe. Súc ruột có thể gây co thắt, chướng bụng, buồn nôn và nôn mửa. [3]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3946160/
- ↑ http://www.sciencemag.org/news/2015/06/short-term-fasting-may-improve-health
- ↑ 3,0 3,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/expert-answers/detox-diets/faq-20058040
- ↑ http://www.allaboutfasting.com/healthy-fasting.html
- ↑ http://jpma.org.pk/supplement_details.php?article_id=182
- ↑ http://nutritionstudies.org/fasting-effective-ancient-therapy-todays-health-concerns/
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 http://www.yogicwayoflife.com/three-day-water-fast-and-its-benefits/
- ↑ http://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=16513299
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/expert-answers/fasting-diet/faq-20058334
- ↑ 10,0 10,1 http://www.allaboutfasting.com/water-fasting-tips.html
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/water/art-20044256
- ↑ 12,0 12,1 12,2 http://www.allaboutfasting.com/water-fasting.html
- ↑ http://www.clevelandclinicmeded.com/medicalpubs/diseasemanagement/nephrology/hyponatremia-and-hypernatremia/
- ↑ http://www.allaboutfasting.com/breaking-a-fast.html
- ↑ https://health.clevelandclinic.org/2015/10/interested-fasting-health-get-facts-first/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/orthostatic-hypotension/basics/lifestyle-home-remedies/con-20031255