Những bệnh lý thần kinh thường gặp ở trẻ em

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mục lục

Kỹ thuật khám - chẩn đoán bệnh thần kinh[sửa]

Khai thác tiền sử và bệnh sử[sửa]

Tiền sử gia đình:[sửa]

Chú ý khai thác các triệu chứng thần kinh và các biểu hiện bệnh lý giống trẻ đang mắc

Tiền sử lúc mẹ mang thai:[sửa]

Chú ý các bệnh xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, đặc biệt tình trạng nhiễm virut, vấn đề sử dụng thuốc trong lúc mẹ mang thai.

Tiền sử sản khoa:[sửa]

Trong lúc chuyển dạ có bị kéo dài không; trong lúc sinh ra có can thiệp gì không như hút giác, kẹp lấy thai…

Tiền sử phát triển tinh thần - vận động qua các thời kỳ tuổi trẻ:[sửa]

Tùy theo tuổi của trẻ để đánh giá sự phát triển về tinh thần - vận động có bị chậm không.

Tiền sử bệnh tật trước đây có liên quan đến hiện tại:[sửa]

Ví dụ trẻ bị động kinh, não úng thủy… Các triệu chứng lúc khởi phát và tiến triển như thế nào theo trình tự thời gian.

Kỹ thuật khám[sửa]

Ngoài những động tác thăm khám chung toàn thân ra cần chú ý khám kỹ lưỡng về thần kinh (có khi cần khám đánh giá 2-3 lần mới chính xác).

Có thể ứng dụng 4 kỷ năng (nhìn, sờ, gõ, nghe) để khám lâm sàng thần kinh kết hợp những thăm khám đặc biệt chuyên khoa. Đối với trẻ sơ sinh cần chú ý các phản xạ nguyên thuỷ và phản xạ tư thế.

Đánh giá về ý thức:[sửa]

Xem trẻ có hôn mê không

Đánh giá về vận động (trương lực, cơ lực, phản xạ):[sửa]

Xem trẻ có bị liệt không

Đánh giá về các dây thần kinh sọ não:[sửa]

Xem trẻ có bị liệt dây thần kinh sọ não nào không.

Đánh giá về cảm giác:[sửa]

Xem trẻ có bị giảm hay mất cảm giác ở vùng nào trên cơ thể.

Đánh giá về thần kinh thực vật:[sửa]

Xem trẻ có bị rối loạn về

- Nhiệt độ: sốt hoặc hạ thân nhiệt.

- Màu sắc da: xanh tái, trắng bệch, đỏ…

- Tình trạng phù: phù cục bộ hay phù toàn thân.

- Loét dinh dưỡng: loét ở các vị trí tì như ở gót chân, cùi chỏ, vùng cùng cụt…

- Vả mồ hôi...ngoài ra cần xem có rối loạn cơ vòng hay không.

Khám các dấu hiệu của HC màng não, HC tiểu não, HC ép tuỷ...[sửa]

Một số xét nghiệm cận lâm sàng trong bệnh thần kinh[sửa]

Dịch não tuỷ[sửa]

Kỹ thuật chọc dò:[sửa]

- Chọc dò tuỷ sống.

- Chọc dò dưới chẩm.

- Chọc dò dưới màng cứng.

- Chọc dò não thất

Phân tích kết quả:[sửa]

- Áp lực: tăng hay giảm.

- Màu sắc: trong hay đục, vàng, đỏ…

- Tế bào: tăng hay không, thành phần bạch cầu đa nhân hay lympho ưu thế.

- Vi trùng: có hay không, vi khuẩn gram gì, vi khuẩn gì.

- Sinh hoá (Protein, Glucose, NaCl): các thành phần sinh hóa tăng hay giảm.

- Định lượng các thành phần miễn dịch.

Kết luận:[sửa]

- Bệnh lý nhiểm trùng thần kinh (viêm não- màng não mủ, lao, siêu vi, ký sinh trùng).

- Bệnh lý viêm không rõ nguyên nhân (xơ cứng từng mảng, viêm đa rể dây thần kinh: Hội chứng Guillain-Barré, bệnh Sarcoidose, bệnh Lupus, bệnh viêm quanh động mạch nốt).

- Bệnh ác tính ở hệ thần kinh.

- Bệnh thoái hoá hệ thần kinh.

Điện não đồ:[sửa]

Chỉ định trong những trường hợp sau:

Bệnh động kinh.[sửa]

Ngất[sửa]

Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ)[sửa]

Rối loạn trí nhớ[sửa]

Hôn mê[sửa]

Suy nhược thần kinh[sửa]

Một số bệnh não chuyển hoá hay nhiểm độc[sửa]

Nhức đầu và bán đầu thống[sửa]

Viêm não[sửa]

Những tổn thương choáng chổ ở não (u não, u máu ...)[sửa]

Điện thần kinh-cơ[sửa]

X-Quang thần kinh sọ não[sửa]

Chụp hộp sọ không sửa soạn (thẳng, nghiêng, khu trú)[sửa]

Chụp tuỷ sống[sửa]

Chụp cắt lớp[sửa]

Cộng hưởng từ[sửa]

Chụp mạch não[sửa]

(chụp động mạch cảnh, chụp động mạch sống nền)

Ghi hình não bằng đồng vị phóng xạ[sửa]

Siêu âm qua thóp ở trẻ sơ sinh và bú mẹ[sửa]

Sinh thiết (não, da, sợi thần kinh ngoại biên, cơ)[sửa]

Tử thiết.[sửa]

Các triệu chứng-bệnh lý thần kinh[sửa]

Dị tật bẩm sinh và bệnh lý mắc phải của hệ thần kinh[sửa]

Não bộ:[sửa]

- Tật vô não, tật não rổ, tật sọ chẻ đôi, tật đầu nhỏ, tật đầu to, thoát vị màng não-não hay thoát vị màng não đơn thuần.

- Các thương tổn mạch máu não bẩm sinh như phình mạch, dò động tĩnh mạch, u tĩnh mạch, giãn mao mạch.

- Các thương tổn não ở thời kỳ chu sinh thường chủ yếu là do rối loạn chuyển hoá (thiếu oxy, hạ đường huyết) và nhiểm độc – nhiểm trùng (tăng bilirubin máu gây HC vàng da nhân hoặc viêm não-màng não), chấn thương sản khoa, xuất huyết, đẻ non...

Tuỷ sống:[sửa]

- Tật nứt đốt sống, thoát vị màng não hay thoát vị màng não-tuỷ, xoang bì bẩm sinh (các dị tật trên thường đi kèm với nhau), bệnh rỗng tuỷ, bệnh cắt ngang tuỷ sống.

- Các thương tổn chèn ép tuỷ như áp xe nội tuỷ; áp xe ngoài màng cứng; các nang; u ung thư tuỷ sống, viêm tuỷ cắt ngang, viêm tuỷ xám.

Hội chứng tăng áp lực nội sọ:[sửa]

- Những dấu hiệu lâm sàng:

+ Nhức đầu.

+ Nôn mữa.

+ Thay đổi tính tình, giảm trí nhớ.

+ Ù tai, chóng mặt.

+ Nhìn đôi, giảm thị lực.

- Những dấu hiệu cận lâm sàng:

+ X quang hộp sọ: dãn khớp sọ, tăng dấu ấn ngón tay, thay đổi hố yên...

+ Đo áp lực dịch não tuỷ thấy tăng.

+ Soi đáy mắt: phù gai thị

Các thương tổn choán chổ lan rộng:[sửa]

- U não.

- Tụ máu dưới màng cứng hoặc tràn dịch dưới màng cứng.

- Tụ máu (mủ) ngoài màng cứng.

- Áp xe não.

Não úng thuỷ (bẩm sinh, mắc phải)[sửa]

Các bệnh thoái hoá của hệ thần kinh:[sửa]

Đây là những bệnh hiếm gặp

- Bại não: Mất các chức năng của não bộ, thể hiện những rối loạn về tâm thần-vận động, các khuyết tật về giác quan...

Bệnh lý của rể và dây thần kinh:[sửa]

- Viêm đa rể thần kinh: Do tác nhân hoá học, nhiểm độc, nhiểm trùng hoặc chuyển hoá.

- Viêm đa dây thần kinh: Do nhiểm trùng, nhiểm độc, chấn thương, chuyển hoá...

- Viêm đa rể-dây thần kinh; Viêm đa rể-dây thần kinh với phân ly đạm tế bào trong dịch não tủy (Hội chứng Guillain-Barré).

- Liệt dây thần kinh mặt:

+ Liệt mặt trung ương với dấu hiệu liệt ¼ mặt dưói.

+ Liệt mặt ngoại biên với dấu hiệu Charles-Bell thường hồi phục tốt.

NGUỒN

Giáo trình Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Huế

Liên kết đến đây