Những thói hư tật xấu của người Việt/132

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bôi bác, giả dối

(Thạch Lam, Hà Nội ba sáu phố phường, năm 1994)

Cái chí của người Việt Nam ta cũng khác: qùa muốn bán cho rẻ và nhiều, thích thế để xiêu lòng khách, còn cái phẩm có tất hay không, không quan tâm đến. Bát mằn thắn của người mình có đủ cả rau thơm, xá xíu, đôi khi mấy miếng dồi và một phần chia tám quả trứng vịt. Mằn thắn làm rất te bột, nặn xuề xòa để trông càng to hơn, nhưng nhân thì hết sức kín đáo và nhỏ bé vì được một tí thịt chỗ bàng nhạc[1] mua rẻ của các hàng thịt lậu ôi ở ngoại ô, lúc trút hàng bán rẻ. Nước cũng rất nhiều -nữa, dềnh lên như ao sau trận mưa, nhưng nhạt ví như nước bèo.

Tất cả chỉ bán có năm xu. Tưởng đắt hàng là phải. Thế mà không. Khó lấy nhiều hoa mắt người ta được. Miễn là thức hàng bán xứng với đồng tiền, đừng lừa dối người mua, của ngon thì người ta ăn đắt rẻ không kỳ quản. Đó là một sự thức giản dị trong nghề buôn bán mà tiếc thay nhiều nhà buôn người mình không biết đến, làm tồi bán rẻ rồi đánh lừa được người mua thì lấy làm sung sướng.

Chú thích[sửa]

  1. Bạc nhạc, chỉ chỗ thịt dai không có nạc

← Mục lục

Liên kết đến đây