Những thói hư tật xấu của người Việt/183

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Quan niệm về kinh tế quá cổ lỗ

(Nguyễn Xuân Dương, Sự so sánh về tư tưởng kinh tế Đông Tây An Nam tạp chí, 1931)

Tư tưởng kinh tế nước ta phần nhiều bị cái triết học của người đời[1] nó đè nén. Sách Đại học[2] có câu “ Đức là gốc mà của là ngọn “, ông Mạnh tử nói “ nhân nghĩa là đủ, sao cứ nói lợi “. Xưa nay không ai không lấy sự dè sẻn làm chủ nghĩa rất cần, nói đến tài chính không ai không lấy sự “ xem số thu vào để liệu số chi ra “ làm chủ đích. Sự hơn đong kém bán bị khinh rẻ, người mưu lợi bị chê bai …

Bởi đấy nên tư tưởng kinh tế phương đông tản tác mà lộn xộn, tư tưởng kinh tế phương Tây tề chỉnh mà phân minh.

Tư tưởng đã tản tác mà lộn xộn thì kết quả không tiến bộ chút nào; tư tưởng đã tề chỉnh và phân minh thì kết quả lại có phần tiến bộ nhiều lắm.

Chú thích[sửa]

  1. triết học nhân sinh
  2. một trong Tứ thư bốn bộ sách chính của đạo Nho. Ba cuốn kia là Luận ngữ, Trung Dung Mạnh Tử

← Mục lục

Liên kết đến đây