Những thói hư tật xấu của người Việt/198

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Việc bắt chước dễ dãi thường gây nhiễu loạn

(Trần Trọng Kim, Nho giáo, 1930)

Tính bắt chước vốn là tính tự nhiên của loài người, dẫu ở nước nào cũng thế cả. Nhưng giá ta có sẵn cái tinh thần tốt rồi chỉ bắt chước lấy những điều có bổ ích thêm cho tinh thần ấy thì thật là hay lắm.

Chỉ hiềm vì mình để cái tinh thần của mình hư hỏng đi, mà lại mong bắt chước sự hành động của người ta, thì sự bắt chước ấy lại làm cho mình dở hơn nữa.

Vì đã gọi bắt chước là chỉ bắt chước được cái hình hài bề ngoài mà thôi, còn cái tinh thần ở trong, phi[1] lâu ngày nhiễm[2] lấy được mà hoá[3] đi, thì khó lòng mà bắt chước được.

Thành thử bao nhiêu những sự bắt chước của mình chỉ là làm loạn cả tính tình tư tưởng và phong tục của mình.

Có lắm người vọng tưởng[4] rằng mình cố bắt chước được người ngoài là mình làm điều có ích cho sự tiến hoá của nòi giống. Không ngờ rằng sự bắt chước vội vàng quá lại thành cái độc, gây ra các thứ bệnh cho xã hội.

Mà sự lầm lỗi ấy chỉ mỗi ngày một thêm ra chứ không bớt đi được.

Chú thích[sửa]

  1. không phải
  2. thâm nhập
  3. biến dạng, tiêu hóa. Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu ghi: phàm vật này mất đi mà vật kia sinh ra gọi là hoá
  4. nghĩ lầm

← Mục lục

Liên kết đến đây