Những thói hư tật xấu của người Việt/209

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Những nhạc điệu rời rạc, ẻo lả

(Lương Đức Thiệp, Xã hội Việt nam, 1944)

Âm nhạc Việt Nam hãy còn ấu trĩ. Nhạc khí thô lậu chỉ đủ cho sự chơi cá nhân hay gia đình chứ không hợp với lối chơi công cộng, lại không biết rõ khoa âm hưởng học[1] nên sự lựa chọn chắp ghép hoá hợp cao độ của mỗi âm mỗi tiếng không theo một định luật nào cả. Nhạc phổ[2] không có, sự thống nhất trong các bản các bài cũng thiếu hẳn. Bởi vậy thường cùng một bài mà mỗi người chơi theo một cách, với những tiếng lèo tiếng đệm âm gió thêm vào hay rút bớt đi, tuỳ ở sở thích riêng.

Nhạc cổ Việt nam chỉ gợi được những cảm giác uể oải, yếu ớt bằng phẳng như cánh đồng lúa kéo đến tận chân trời. Sóng âm không bao giờ đột ngột vút lên hạ xuống làm cho các giác quan bị kích thích mạnh mẽ để nâng tâm hồn con người lên tới cái buồn thanh cao hoặc cái vui tráng lệ.

Chú thích[sửa]

  1. ở đây có lẽ tác giả muốn nói tới những hiểu biết cần thiết giúp cho việc phối âm phối khí
  2. bản nhạc được ghi trên mặt giấy

← Mục lục

Liên kết đến đây