Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Những thói hư tật xấu của người Việt/223
Từ VLOS
Bệnh giả dối quá nặng
(Phan Bội Châu, Cao đẳng quốc dân, 1928)
Tục ngữ có câu nói rằng “Trăm voi không được một bát sáo“; lại có câu rằng “mười thóc không được một gạo”.
Xem đó mới biết tính chất người nước ta chứng bệnh giả dối là một chứng rất nặng.
- Sĩ [1] hay giả dối thì tìm tòi đạo lý không cậy óc mà cậy tai [2];
- Nông hay giả dối thì cày cấy ruộng trưa [3], không cậy người mà cậy đất [4];
- Công hay giả dối thì phấn sức lừa đời mà không cầu thực dụng;
- Thương hay giả dối thì đua nhau bòn vặt mà mất cả lợi to, thậm chí mướn đạo đức làm lối cầu danh mà trát vàng ở ngoài mặt, mướn nhân nghĩa làm mồi cầu lợi mà xức mật ở đầu môi.
Chẳng những ngoài đối với xã hội trên đối với quốc gia, gốc cây trăm năm đủ bị con mọt giả dối kia đục đổ, bức thành muôn dặm đã bị con mối giả dối kia xoi [5] tan; mà lại trong đối với một nhà, dưới đối với một mình cũng mắc con ma bệnh giả dối đo đục thấu cao hoang [6], khoét vào cốt tuỷ; tay dối lòng, miệng dối dạ; ăn bánh vẽ mà toan đầy bụng, mặc áo giấy mà đi với ma, kết quả không việc gì là việc thật...
Chú thích[sửa]
- ↑ từ đây trở xuống,điểm qua sĩ nông công thương là bốn loại người trong xã hội
- ↑ ý nói chỉ nghe hóng mà không chịu suy nghĩ
- ↑ mãi trưa mới ra ruộng
- ↑ dựa vào đất đai màu mỡ chứ không dựa vào lao động chăm chỉ
- ↑ làm cho thủng
- ↑ chỗ trọng yếu trong con người