Những thói hư tật xấu của người Việt/25

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Kiêu ngạo hão huyền

(Nguyễn Đỗ Mục, Gõ đầu trẻ, Đông Dương Tạp chí, năm 1914)

Kiêu ngạo lộ ra ngoài mặt là những kẻ làm bộ làm tịch, ta đãy kẻ giờ[1] khinh người bằng nửa con mắt. Lại có thứ kiêu ngạo kín ở trong bụng, nghe điều trái tai không cãi, thấy điều chướng mắt không chê, chỉ nói mát một câu hay cười nhạt một tiếng. Có kẻ bụng dạ nhỏ nhen thì sinh ra kiêu ngạo, hơi một tí đã có tính hợm. Vậy nên đấng nghiêng tin lệch đất không kiêu ngạo bằng những kẻ đội lốt sư tử, trên rừng bạc bể không kiêu ngạo bằng những kẻ mầu mỡ riêu cua.

Có kẻ tư tưởng sai lầm thì sinh ra kiêu ngạo, ăn tàn phá hại lại tự cho là sang trọng vào nhòng[2], lừa dưới dối trên lại tự cho là khôn ngoan chẻ vỏ[2].

Kiêu ngạo lại thường là một người ngu, ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vụng, vịt lội dưới ao chê sấm là nhỏ.

Kiêu ngạo không chỉ là cái cớ riêng của đám người không có giáo dục mà còn tại tập tục và trình độ cả đám đông xã hội. Còn người thì thào những canh thua canh được thì con bạc mới sĩ diện đổ hào[2], cong người bình phẩm những cỗ to, cỗ nhỏ thì nhà đám mới lên câu thịnh soạn, còn người ước ao những tấm lòng tróc hổ[2] thì thầy địa lý mới lên mặt chỉnh tôn[2], còn người mê mẩn những tính quỷ hồn ma thì phù thủy mới rung đùi đắc pháp.

Chú thích[sửa]

  1. Một thứ "anh hùng thời đại"
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 Một số tiếng nóng, chỉ sự hoàn hảo ở trình độ cao mà dám bịp bợm trong các nghề thường mang ra khoe

← Mục lục

Liên kết đến đây