Những thói hư tật xấu của người Việt/63

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tật huyền hồ sáo hủ

(Nguyễn Văn Vĩnh, Tật huyền hồ sáo hủ, Đông Dương Tạp chí, năm 1913)

Xét trong văn chương, xảo kỹ nước Việt Nam, điều gì cũng toàn là huyền hồ giả dối hết cả, không cái gì là thực tình... Thời tiết nước mình thì không biết một chút chi chi, tả đến tứ thời thì Xuân phải phương thảo địa, Hạ phải lục hà trì, Thu phải hoàng hoa tửu, Đông phải bạch tuyết thi[1]. Thành ra đến câu hát cũng hát cho người, cảnh nhà mình thì như mắt mù tai điếc. Mượn chữ người, mượn đến cả phong cảnh tính tình chớ không biết dùng cái vật liệu mượn ấy mà gây dựng lấy văn chương riêng cho nó có lý tường đặc biệt.

Người Việt Nam lý hội[2] điều đẹp cũng có một cách lạ. Sách Tàu tả người đẹp môi son mắt phượng, mày ngài khuôn trăng mình liễu thì bao giờ tả người đẹp ta cũng cứ thế mà tả.

Chú thích[sửa]

  1. Huyền là sự gì lơ lửng không dính vào đâu, hồ là lời nói càn, sáo là lời dựa theo khuôn có sẵn, hủ là lời khoe khoang, bốn chữ này ghép lại chỉ sự ăn nói linh tinh, trống rỗng, giả tạo
  2. Vùng đất đầy có thơm, ao sen xanh mướt, rượu hoàng hoa và thơ tả tuyết trắng

← Mục lục

Liên kết đến đây