Những thói hư tật xấu của người Việt/74

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi học hỏi người, thường thiếu tự tin

(Nguyễn Trọng Thuật, Điều đình cái án quốc học, năm 1931)

Cách học muốn cho bằng người thì phải biến hóa khác đi. Nay cứ toàn mô phỏng, thấy không thể theo cho bằng được, bèn sinh lòng tự tiện[1], là mình tự khinh cái tài của mình, tự tiện quá rồi tự khí[2], tự bỏ cái tài của mình, cho mình là đồ bỏ. Mà đồ bỏ thật, vì học không có cái gì dùng được như mẫu của người. Cũng vì thế mà bao nhiêu cái hay không còn gì nữa.

Trước khi vì học thuật nước nhà mà hy vọng, ta phải hết sức từ bỏ cái căn bệnh cẩu thả, cái tính tự tiện tự khí. Không thì về xã hột lại cứ lười biếng a dua không suy xét lựa chọn, không có cái tinh thần tự giác tự tin. Về kẻ học giả lại cứ tham cận lợi[3], nhai văn nuốt chữ, lấy học đường của nước văn minh làm con đường tắt hiển vinh, học đến bao giờ cũng chung vô sở đắc[4].

Chú thích[sửa]

  1. Tự tiện đây là tự coi rẻ minh, khác với tự tiện có nghĩa làm theo ý thích
  2. Tự làm hỏng mình
  3. Lợi ích trước mắt
  4. Cuối cùng vẫn không nắm được

← Mục lục

Liên kết đến đây