Những thói hư tật xấu của người Việt/80

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Xóm làng níu kéo kìm hãm nhau

(Nguyễn Văn Vĩnh, Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã, Đông Dương Tạp chí, năm 1914)

Dân trí hẹp hòi, ở ta nhiều người học hành chẳng qua mong lấy thi đỗ làm quan cho làng cho họ được nhờ. Công nghệ buôn bán thường đợi khách đến tận làng mà mua những đồ chế hóa[1]. Người bất đắc dĩ phải đi xa cầu thực[2], hồ[3] kiếm được đồng tiền dư, trước hết phải lo nghĩ tới việc dựng cái nhà thờ, tậu vài ba mẫu ruộng ở quê quán mình. Nói việc nhỏ nhặt như người đi làm công làm việc, nhiều kẻ vì nghĩa làng nước mà quên đến cả nghĩa doanh sinh[4], chỗ cao lương bổng, không cầu, mà cầu lấy nơi ít tiền nhưng được tư án quán, tức có tên về làng về nước, kẻ bán buôn nơi thành thị hoặc kẻ có tài chế hóa ra được thứ hàng gì khéo, vị yêu nghệ[5] mà chuyên nghệ thì ít, song vị muốn tăng công để lấy chút danh mệnh để đem mặt về ngẩng nơi đình đám thì nhiều, cho nên lòng ao ước nhỏ nhen được thỏa là không lo gì đến nghệ nữa:

Chú thích[sửa]

  1. Làm ra
  2. Kiếm ăn
  3. Những mong, may ra
  4. Tìm cách sinh nhai
  5. Ngày nay nói nghề

← Mục lục

Liên kết đến đây