Nikola Tesla

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nikola Tesla (chữ Kirin Serbia: Никола Тесла) (10 tháng 7 1856 7 tháng 1 1943) là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Ông sinh ra ở Smiljan, Đế quốc Áo, sau này trở thành công dân Hoa Kỳ. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Các phát minh của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều pha động cơ điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần 2.

Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên lúc cuối đời.[1] Ông qua đời năm 86 tuổi trong một phòng khách sạn ở New York với một số tiền ít ỏi trong túi.[2]

Những công trình của Tesla gần như bị lãng quên sau khi mất, nhưng kể từ những năm 1990, tên tuổi của ông mới thực sự trở nên nổi tiếng. Họ của ông được đặt làm tên của đơn vị đo cường độ cảm ứng từ tesla trong hệ đo lường quốc tế. Tesla còn thiết kế ra một loại máy phát điện ở hiệu điện thế cao dạng tháp mà ngày nay người ta gọi là tháp Tesla.

Tập tin:Nikola Tesla Smiljan 04.jpg
Tượng Nikola Tesla ở Smiljan, Crotia

Những năm đầu (1856–1885)[sửa]

Tập tin:Нікола Тэсла, 1880..png
Tesla mặc bộ đồ truyền thống Serbia,
Tập tin:Nikola Tesla Memorial Center.JPG
Nhà (giáo xứ) của Tesla được phục dựng ở Smiljan, Croatia, nơi ông sinh ra và nhà thờ nơi cha ông ấy phụng sự. Vào thời kì Chiến tranh Nam Tư, một số tòa nhà đã bị lửa gây hư hại nghiêm trọng. Chúng được phục dựng và mở cửa trở lại vào năm 2006.[3]
Tập tin:Nikola Tesla birth certificate.png
Tesla's baptismal record, 28 June 1856
Tập tin:Milutin Tesla.jpg
Nikola Tesla's father Milutin, Orthodox priest in the village of Smiljan

Nikola Tesla sinh vào ngày 10, tháng 7, năm 1856 trong một ngôi làng của Croatia cũ. Cha ông là Milutin Tesla - một linh mục Chính thống giáo. Mẹ ông là Đuka Tesla (nhũ danh Mandić), một phụ nữ tài năng, bà tạo ra những công cụ thủ công, thiết bị cơ khí trong nhà và có khả năng nhớ các tác phẩm thơ dài tiếng Serbia. Nikola tin rằng trí nhớ siêu phàm (eidetic memory) và khả năng sáng tạo vô tận của ông được thừa hưởng từ mẹ. Tesla's progenitors were from western Serbia, near Montenegro.

Năm 1870, Tesla chuyển tới Karlovac[4] để nhập học ở Higher Real Gymnasium. Tai đây ông bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Martin Sekulić - một giáo viên dạy toán.[5] Tesla có thể tính được tích phân trong đầu, điều làm cho giáo viên của ông không tin và nghĩ rằng Tesla đã gian lận.[6] Ông tốt nghiệp vào năm 1873 (sớm hơn một năm của cấp học).

Năm 1874, ông trốn được lệnh cưỡng chế nhập ngũ của quân đội Áo-Hung bằng cách chạy đến Tomingaj. Tại đây ông khám phá về những ngọn núi, và nói rằng sự hòa hợp với tự nhiên làm ông trở nên khỏe hơn, về cả thể chất lẫn tinh thần.[5] Ông đọc rất nhiều sách khi sống ở Tomingaj và từng nói rằng những tác phẩm siêu phàm của Mark Twain đã khôi phục bệnh tật trước đó của ông một cách kỳ diệu.[4]

Năm 1875, Tesla nhập học Đại học Bách khoa của Áo, tại thành phố Graz. Trong năm đầu, ông không hề bỏ một buổi giảng nào, đạt được thứ hạng cao nhất bằng việc vượt qua 9 bài kiểm tra[4][5] (gần gấp đôi so với thông thường). Ông sáng lập một câu lạc bộ văn hóa của người Serb[5], và nhận được là thư ca ngợi của hiệu trưởng tới cha ông, trong đó ghi rằng: "Con trai ông là một ngôi sao hạng nhất". Tesla kể rằng ông làm việc từ 3 giờ sáng cho đến 11 giờ tối, không có ngày nghỉ lễ, hay chủ nhật, kể cả trường hợp đặc biệt.[4] Sau cái chết của cha ông năm 1879, Tesla tìm được một loạt những lá thư được gửi bởi những giáo sư cho cha ông cảnh báo rằng nếu Nikola không rời khỏi trường học thì có thể chết vì làm việc quá sức.[4] Năm thứ hai, Tesla đã có xung đột với Giáo sư Poeschl trong máy phát điện Gramme, khi Tesla cho rằng máy chỉnh lưu là không cần thiết. Vào cuối năm thứ hai của mình, Tesla mất học bổng và trở thành một con nghiện cờ bạc.[4][5] Trong năm thứ ba của mình, Tesla dùng cả phụ cấp và tiền học phí của mình để đánh bạc, sau đó đã đánh bạc thắng, lấy lại số tiền đã mất ban đầu của mình và trả lại tiền nợ cho gia đình. Tesla tuyên bố rằng "đã hoàn toàn kiểm soát được đam mê của mình" nhưng sau đó, ông đã lại trở thành tay chơi bi-a ở Mỹ. Khi thời gian của kỳ thi đến, Tesla đã không chuẩn bị và yêu cầu để được nghiên cứu, nhưng đã bị từ chối. Ông không bao giờ tốt nghiệp đại học và đã không nhận được thứ hạng nào cho học kỳ cuối cùng.

Làm việc cho Edison[sửa]

Năm 1882, Tesla đã bắt đầu làm việc cho Continental Edison Company ở Pháp, công việc của ông là thiết kế và cải tiến các thiết bị điện.

Vào tháng 6 năm 1884, Tesla dời đến thành phố New York. Trong suốt chuyến đi vượt Đại Tây Dương, vé, tiền bạc, và một số hành lý của ông đã bị đánh cắp, và ông đã gần như bị ném xuống biển sau khi một cuộc nổi loạn nổ ra trên tàu. Ông đến chỉ có bốn xu trong túi, một lá thư giới thiệu, một vài bài thơ, và một phần đồ chưa bị đánh cắp.

Tesla được thuê để làm việc cho Edison Machine Works. Công việc của Tesla bắt đầu với kỹ thuật điện đơn giản và nhanh chóng tiến triển để giải quyết một số vấn đề khó khăn nhất của công ty. Tesla thậm chí còn được cung cấp các nhiệm vụ để thiết kế lại từ đầu máy phát điện một chiều của Công ty Edison.

Tesla có thể thiết kế lại máy phát điện và mô tơ lỗi thời và không có hiệu quả của Edison, nâng cao cả hiệu quả kinh tế lẫn chất lượng. Theo lời Tesla, Edison đã nói rằng: "Nếu anh có thể làm được điều đó, chúng tôi sẽ ra anh 50 ngàn đô la". Đây là một lời nói khó tin từ Edison, người mà trả lương một cách bủn xỉn, và không hề có đủ từng ấy tiền mặt. Sau nhiều tháng làm việc, Tesla hoàn thành nhiệm vụ và yêu cầu được giữ lời hứa. Edison bảo rằng ông chỉ nói đùa thôi. "Tesla à, anh không hiểu kiểu hài hước của người Mỹ chúng tôi", Tesla hiểu rằng Edison thực sự không có số tiền đó. Thay vào đó, Edison đề nghị chỉ nâng lương thêm 10 đô từ 18 đô một tuần cho Tesla. Về sau, do bất đồng về việc sử dụng dòng điện xoay chiều, Tesla thôi việc.

Năm 1886–1899[sửa]

Tập tin:RMFpatent.PNG
, giải thích nguyên lý động cơ xoay chiều của Tesla.

Năm 1886, Tesla thành lập công ty riêng của mình, Tesla Electric Light & Manufacturing. Công ty lắp đặt hệ thống chiếu sáng đèn hồ quang điện dựa trên thiết kế của Tesla và cũng thiết kế cho máy chỉnh lưu phát điện (dynamo electric machine commutators), những bằng sáng chế đầu tiên phát hành cho Tesla ở Mỹ.

Tesla đã đề nghị các công ty nên tiếp tục phát triển ý tưởng của mình - phát triển hệ thống và động cơ truyền tải dòng xoay chiều. Nhưng những nhà đầu tư đã không đồng ý, thậm chí còn sa thải ông, mặc cho ông không một xu dính túi. Tesla buộc phải đi đào mương để sống. Tesla đã coi rằng mùa đông năm 1886/1887 là thời gian của "những cơn đau đầu khủng khiếp và những giọt nước mắt cay đắng". Trong thời gian cực khổ này, ông đã tự hỏi mình đã đi học để làm gì?

Vào tháng 4 năm 1887, Tesla mở lại công ty khác, the Tesla Electric Company, với sự ủng hộ của luật sư New York Charles F. Peck và Alfred S. Brown, giám đốc của Western Union. Họ thành lập một phòng thí nghiệm cho Tesla tại 89 Liberty Street ở Manhattan để Tesla có thể làm việc với những động cơ hiện tại của mình và các thiết bị phân phối điện khác, bằng một thỏa thuận mà họ thỏa thuận rằng sẽ chia sẻ công bằng năm mươi-năm mươi với Tesla cho bất kỳ lợi nhuận được tạo ra từ các bằng sáng chế của ông. Tại đây, năm 1887, ông xây dựng động cơ cảm ứng dựa trên một nguyên tắc từ trường quay ông tuyên bố đã hình thành năm 1882. Ông đã nhận được bằng sáng chế Mỹ cho động cơ này vào tháng 5 năm 1888. Vào thời điểm đó, nhiều nhà phát minh cố gắng để phát triển động cơ AC. Vì lợi thế của nó trong việc truyền tải điện cao áp. Động cơ cảm ứng từ trường quay dường như đã coi là một phát minh độc lập của Tesla, nhưng nó không phải là một phát minh độc đáo vào thời điểm đó. Nhà vật lí người Italy Galileo Ferraris xuất bản một bài báo về từ trường quay dựa trên động cơ cảm ứng vào 11 Tháng ba năm 1888, một mô hình làm việc có thể đã được ông chứng minh tại Đại học Turin vào đầu năm 1885. Trong năm 1888, một tháng trước khi Tesla chứng minh động cơ cảm ứng AC của mình, kỹ sư Westinghouse Oliver B. Shallenberger phát minh ra đồng hồ điện được dựa trên nguyên tắc từ trường quay.

Thí nghiệm tia X[sửa]

Đầu năm 1894, Tesla bắt đầu đầu tư nghiên cứu một nguồn năng lượng phóng xạ không nhìn thấy được khi ông được thông báo rằng nguồn năng lượng này đã làm hỏng tấm phim trong phòng thí nghiệm của ông trong những thí nghiệm trước đó[7][8] (sau này được xác định là "Tia Roentgen" hay "Tia X"). Các thí nghiệm trước đó của ông được thực hiện với các ống Crookess, một loại ống phóng điện tử ca-tốt lạnh. Không lâu sau đó, nhiều trong số hàng trăm các công trình nghiên cứu trước đó của ông như các mô hình, dự án, ghi chú, dữ liệu phòng thí nghiệm, các công cụ, hình ảnh có giá trị $50,000—đã bị mất trong trận cháy phòng thí nghiệm lần thứ 5 vào tháng 3 năm 1895.[9] Tesla có thể đã vô tình chụp được ảnh tia X khi ông đang chụp ảnh Mark Twain dùng nguồn sáng từ ống Geissler, một loại ống phóng khí thời kỳ đầu. Điều duy nhất được ghi nhập trong ảnh là ốc khóa bằng kim loại trên kính của camera.[10]

Đọc thêm về Nikola Tesla[sửa]

Bài báo (trước 1900)[sửa]

Sách[sửa]

Tạp chí[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. Robert Lomas, “Spark of genius”, Independent Magazine, ngày 21 tháng 8 năm 1999. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2008.
  2. Bennett, Scott (2007). Encyclopedia of Energy. ISBN 818994052X. http://books.google.com/?id=DZXhE38wOKoC&pg=PT59&dq=tesla+death+hotel+room+alone#v=onepage&q=tesla%20death%20hotel%20room%20alone&f=false. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2010.
  3. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên tsbirthplace
  4. 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 Tesla, Nikola. “My Inventions The Autobiography of Nikola Tesla”. Truy cập 16 August 2012.
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 “Tesla Timeline”. Tesla Universe. Truy cập 16 August 2012.
  6. “Tesla Life and Legacy – Tesla's Early Years”. PBS. Truy cập 8 July 2012.
  7. Maja Hrabak et al., "Nikola Tesla and the Discovery of X-rays," in RadioGraphics, vol. 28, July 2008, 1189–92. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2012
  8. P. K. Chadda, Hydroenergy and Its Energy Potential. Books.google.com. http://books.google.com/books?id=Fi18dCHfbLkC&pg=PT88&lpg=PT88&dq=tesla+x-rays+1887&source=bl&ots=UVw7tdb5bk&sig=hXULQfNzmjjtPVuemVrxWrlfGIo&hl=en&sa=X&ei=Bis2UJ7PA8Xi0QHKyIH4Aw&ved=0CDoQ6AEwAg#v=onepage&q=tesla%20x-rays%201887&f=false. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2012.
  9. “Tesla Timeline”. Tesla Universe. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  10. Cheney 2001, tr. 134

Liên kết đến đây