Nuôi dạy con yêu đọc sách

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bạn có thể tạo ra môi trường ở nhà để cuốn hút con bạn vào thế giới văn học diệu kỳ. Các cuốn sách và các ký tự trong văn học đóng vai trò lớn trong trường phổ thông, cao đẳng và trong cuộc sống, và cũng có thể dẫn tới sự quan tâm trong việc theo đuổi sự nghiệp chuyên môn nếu sự quan tâm đó là cao. Việc đọc là sở thích suốt đời và có thể giúp xây dựng sự tưởng tượng, từ vựng và giáo dục của con bạn.

Các bước[sửa]

  1. Việc dạy con bạn đọc bắt đầu từ trong bụng mẹ. Hãy để cho cái thai nghe được nhạc cổ điển phương Tây bằng việc đặt các tai nghe lên bụng bạn - các bản giao hưởng cổ điển có tác động có lợi cao trong việc hình thành trí tuệ. Hãy đọc cho trẻ trước và sau khi sinh càng nhiều có thể càng tốt. Hãy cố thử tránh để bé nói. Hãy nói cho bé những gì bạn có thể nói cho bất kỳ người lớn hay đứa trẻ nào lớn hơn. Hãy để ra cho bé lớn hơn một chút xây các khối nhà cao tầng ABC, và kể các câu chuyện của trẻ nhỏ và đơn giản hóa các câu chuyện của Shakespeare cho chúng theo cách kích thích sự tưởng tượng của chúng. Hãy chất sách vào nhà và các cuốn sách kinh điển có hình minh họa cho trẻ. Hãy chất tất cả các câu chuyện cổ tích truyền thống - chuyện cổ Grimm và ngụ ngôn của Aesop, chuyện cổ tích của Hans Christian Andersen. Hãy mua nhiều sách cho bản thân bạn để làm gương về yêu đọc sách. Các cuốn sách bạn chọn không nhất thiết phải là mới và đắt tiền, và quả thực, việc chỉ ra cho con bạn sự sung sướng đọc và việc trao đổi (exchanging) hoặc chia sẻ sách là bài học cuộc sống quan trọng khác trong việc đọc nhanh, chia sẻ và không gây bừa bộn (cluttering). Hãy mua một dải “rộng” các cuốn sách, cả phù hợp với độ tuổi cho trẻ nhà bạn và tất cả các dạng sách khác cho ngôi nhà của bạn. Nếu con bạn quen với việc nhìn thấy các cuốn sách trong mỗi phòng và các hàng sách trên các giá sách, thì hình ảnh này sẽ trở nên rất quan trọng khi chúng bắt đầu nghĩ về tầm quan trọng và giá trị giải trí của việc đọc sách. Hãy chỉ ra sự kích thích trong việc mua và mượn sách và đừng quên có nhiều sách cho bản thân bạn nữa.
    • Có nhiều cửa hàng sách (bookstores) phục vụ cho trẻ em nhưng bạn thật rất dễ để đi tới các cửa hàng sách và các sự kiện bán sách ở thư viện quen thuộc với con bạn, bắt đầu ở tuổi nhỏ. Hãy để các con bạn đi theo bạn vì điều này giúp tường tận tham gia vào con đường yêu đọc sách. Hãy để cho chúng chọn vài cuốn sách cũng như bạn chọn vài cuốn sách có thể đọc được cùng, sao cho chúng cảm thấy chúng sở hữu quyết định về một vài cuốn sách vậy.
    • Hãy cân nhắc thậm chí mua 2 cuốn sách y hệt nhau sao cho bạn và con bạn đều có thể cùng đọc và sử dụng chúng như một sự cạnh tranh. Khi bạn và con bạn đọc xong, cả 2 đều có thể hỏi nhau các câu hỏi về cuốn sách đó.
    • Các cuốn sách cũ là rẻ! Đối với đứa trẻ nhỏ tuổi hơn, việc xem các cuốn chuyện tranh và các cuốn sách đọc độc lập cũng như các cuốn sách để hát hoặc nghe cùng và đọc sẽ giúp chúng có được tri thức để đọc tốt hơn.
    • Các cuốn sách về nghệ thuật có thể được thấy trong các bảng giá để trả giá ở các cửa hàng sách; hãy đặt chúng lên bàn trà và khuyến khích chăm chú đọc bất kỳ lúc nào.
    • Hãy mua hoặc tạo các giá sách trong nhà cho tư liệu đọc quý giá của bạn. Nếu con bạn thấy dải rộng lớn các cuốn sách và có thể thấy từng đầu sách khi ngó qua, thì chúng nhiều khả năng hơn sẽ chọn một cuốn và đọc nó. Hãy đặt các cuốn sách vào các phòng khác nhau trong nhà bạn, có lẽ cả trong các cái giỏ hay trên giá đỡ.
  2. Hãy mua hoặc mượn các phương tiện khác. Các nguồn để đọc như các tạp chí (magazines), báo, .v.v., là cách thức khác để dẫn dắt con bạn vào việc đọc sách. Hãy đầu tư vào việc đăng ký với các tạp chí mà bạn thấy thích và với nội dung phù hợp cho trẻ. Nếu con bạn thấy các phương tiện đọc khác nhau của bạn, chúng có lẽ sẽ có sự quan tâm trong các chủ đề khác nhau như thời trang, thời sự, thể thao, động vật, phim, .v.v. Báo chí (Newspapers) là tuyệt vời để dạy cả bạn và con bạn về thế giới thực. Hãy đọc chúng trên bàn ăn sáng hoặc sau giờ làm việc trong một khung cảnh thoái mái không có TV ồn ào. Điều này tạo nên ví dụ cho con bạn về những gì mọi người làm để học tập và nghỉ ngơi cùng một lúc. Báo chí là thứ gì đó con bạn nhận thức được như là nguồn về những gì đang xảy ra bên ngoài gia đình bạn.
    • Hãy dạy con bạn cách đọc báo, bao gồm cả việc tìm thông tin thích hợp trong các phần khác nhau của tờ báo, như tin tức thế giới, các thông báo công khai, các tranh biếm họa (cartooons), .v.v.
    • Nhiều gia đình đã định hướng tới các tạp chí, gồm cả các mục của trẻ em. Hãy định hướng cho con bạn vào các mục đó sao cho chúng có thể làm các bài đố (puzzles), tham gia các cuộc thi, và đọc khi làm thế.
    • Nghe các cuốn sách có tiếng nói trên CD hoặc MP3.
    • Biết là sự phổ biến của các đầu đọc điện tử (e-reader) ngày một gia tăng, iPad, .v.v., cũng cân nhắc đưa các nguồn tư liệu điện tử vào cuộc sống của con bạn. Tùy vào độ tuổi, có các cuốn sách điện tử như hệ thống học tập Leap Pad® cho phép đứa trẻ đọc các cuốn sách bằng việc sử dụng bút; chúng thường được nhằm vào bọn trẻ độ tuổi từ chập chững biết đi tới khoảng 10 tuổi, dù các phiên bản tiếng nước ngoài có thể được sử dụng lâu hơn nếu muốn. Ngoài ra, bọn trẻ lớn tuổi hơn có thể tiến tới các cuốn sách điện tử chi tiết hơn (đắt hơn) cho các trình đọc sách điện tử, iPad, các máy tính, .v.v.
  3. Tặng sách như món quà. Các cuốn sách là các món quà lý tưởng cho ngày sinh nhật, nghỉ lễ, giáng sinh, đi du lịch, như là phần thưởng, .v.v. Nhiều cuốn sách được tặng nhân một sự kiện hoặc lý do đặc biệt sẽ trở thành kỷ niệm đặc biệt và sẽ được trân trọng lâu dài. Hãy viết một thông điệp đáng yêu ở ngoài bìa sao cho vật kỷ niệm đó sẽ được nhớ mãi.
    • Gợi nhắc những người thân và bạn bè của bạn tặng các cuốn sách họ đã yêu quý khi còn là trẻ con cho con bạn, để mở rộng tri thức của chúng về văn học khác nhau từ các thế hệ khác nhau.
  4. Hãy dạy con bạn tôn trọng và yêu các cuốn sách. Nếu bạn có thể dạy được các con coi các cuốn sách như những người bạn suốt đời của chúng, thì chúng sẽ có sự tôn trọng bẩm sinh đối với sách. Tình yêu đọc sẽ tới từ việc quan sát tình yêu đọc của bạn, từ sự vui thú có được thông tin mới cho bản thân chúng từ việc đọc, và từ nhiều tiện ích của việc có khả năng đọc những điều như vậy như là các sách chỉ dẫn trò chơi, thông tin trường học, và các chương trình trên TV!
    • Hãy thông báo cho con bạn các quy định chăm sóc các cuốn sách như không được vẽ hoặc viết vào các cuốn sách thư viện, và không vứt đi các cuốn sách không mong muốn mà thay vào đó hãy tặng chúng. Tránh việc giảng bài; hãy giải thích đơn giản về những điều khoản vì sao các cuốn sách là những đối tượng đặc biệt và đáng được chúng ta tôn trọng.
  5. Hãy bỏ thời gian vào trong thư viện cùng nhau như việc thường xuyên đi ra bên ngoài. Hãy để con bạn chọn các cuốn sách yêu thích để đọc và mượn (borrow), và hãy khuyến khích con bạn khai thác thư viện và tận hưởng tất cả các hoạt động mà thư viện chào. Con bạn sẽ tới thư viện (library) với sự gần gũi với bạn, bỏ thời gian vào xung quanh những điều thú vị để đọc và làm, và như một nơi yên tĩnh, như một lúc để tư duy.
    • Từ sớm, hãy dạy các con cách có trách nhiệm (responsible với các cuốn sách của thư viện và để chúng nhận trách nhiệm về các khoản phí có liên quan tới việc trả sách muộn. Đây là bài học tốt về tính tự chịu trách nhiệm, về sự lo trước, đáp ứng thời hạn chót, và có ý thức trách nhiệm chia sẻ. Nó cũng là bài học trong vấn đề tiền bạc nếu bạn nhất quyết các khoản phí trả sách muộn phải bỏ ra từ tiền túi (pocket money) của chúng! Hãy chỉ làm điều này nếu con có thể tới thư viện một mình bằng việc đi bộ hoặc xe đạp để trả sách. Việc ép chúng chịu phạt vì tính hay quên sẽ dạy chúng bài học ngược lại.
  6. Hãy dạy con bạn về các nhà văn nổi tiếng (famous writers), các diễn viên và các nghệ sỹ có trong các cuốn sách, hoặc những người viết các cuốn sách kinh điển. Hãy chỉ cho chúng các bức tranh của các tác giả nổi tiếng và nói cho chúng về cuộc đời của họ. Con bạn có lẽ quyết định rằng nó cũng muốn viết các cuốn sách; hãy làm tất cả điều bạn có thể để khuyến khích điều này bằng việc cung cấp giấy và bút, và bình luận thân thiện về tất cả những nỗ lực viết (writing).
  7. Hãy đọc thường xuyên và con bạn cũng sẽ bắt chước bạn. Hãy thử đọc vào những thời gian nhất định trong ngày, như giữa trưa khi ngồi dưới ánh mặt trời, hoặc ấm cúng bên đống lửa, hoặc trên giường, hoặc trước bữa sáng (brakfast). Hãy để giá các tư liệu đọc ở những nơi như vậy như giường của bạn và trên ghế bành sao cho con bạn có thể thấy các cuốn sách và coi việc đọc như là một phần thông thường trong cách sống (lifestyle) của bạn. Việc mô hình hóa vai trò đọc này sẽ khuyến khích con bạn và bạn có thể yên tâm rằng nếu bạn là một độc giả, thì con bạn cũng sẽ như vậy.
  8. Hãy đọc cho và với con bạn. Bọn trẻ hưởng lợi từ việc nghe đọc và đọc cùng. Hãy để con bạn xướng lên các từ (to sound out words) và đọc một câu khi bạn tiếp tục câu chuyện. Điều này làm cho chúng cảm thấy như là một phần của quy trình học tập và giúp làm cho câu chuyện có tính tương tác (interactive) hơn. Cũng nên nhét chúng lên giường, đọc to, và để chúng đi vào giấc ngủ với câu chuyện tốt lành. Hãy làm cho điều này trở thành thói quen. Hãy giữ thói quen đọc càng lâu có thể càng tốt nếu đứa trẻ thích bạn đọc cho nó. Điều này thậm chí có thể giữ cho tới tuổi vị thành niên nếu bạn biến việc đọc to thành một hoạt động gia đình ít nhất một lần trong tuần, khi toàn bộ gia đình tụ tập cùng nhau để nghe một cuốn sách thú vị trong lúc nghỉ ngơi (relaxing).
    • Hãy tìm sự quan tâm yêu thích trong một cuốn sách đặc biệt. Vài đứa trẻ yêu cuốn sách nào đó, như Peter Pan, Nàng Bạch Tuyết, Cinderella, Lassie, .v.v. Hãy đọc đi đọc lại cuốn sách đó cho chúng mỗi khi chúng yêu cầu. Hãy đọc cuốn sách đó đặc biệt lúc lên giường khi chúng đi vào giấc ngủ. Nếu con bạn bao giờ đó gặp ác mộng (nightmare), thì bạn có thể sử dụng cuốn sách yêu thích này để ru chúng và giúp chúng trở về với giấc ngủ.
  9. Hãy duy trì chế độ đọc nhưng bộc phát (spontaneous). Nếu con bạn muốn đọc buổi tối trước khi lên giường, hãy để chúng đọc trong khoảng thời gian có giới hạn và sau đó tắt đèn. Hãy nói cho chúng biết chúng có thể đọc với ánh sáng đèn pin trong bóng tối nếu chúng muốn. Hãy làm cho điều đó trổ nên vui nhộn và phần thưởng đặc biệt vì hành vi tốt. Trẻ nhỏ thực sự thích phần thưởng đọc của “đám trẻ lớn” này, và điều đó trở thành một thói quen tốt (good habit) cho chúng để đọc trước khi ngủ.
    • "Hãy đi cùng với các khái niệm" của công nghệ tiên tiến, như ban ngày sẽ qua đi khi màn đêm buông xuống để đọc và học. Các trò chơi máy tính và hộp Xbox cũng ở đây như TV và việc soạn thảo văn bản (texting) trên các điện thoại cầm tay. Hãy cố gắng khuyến khích con bạn đọc một chút mỗi ngày.
  10. Hãy chú ý tới những mối quan tâm đang thay đổi của con bạn. Khi con bạn lớn hơn, hãy chú ý tới các chủ đề có sự quan tâm giữa bạn và đứa trẻ. Hãy tập trung vào việc mang các cuốn sách ở trong nhà mà phản ánh được các mối quan tâm ngày một gia tăng của chúng và tiếp tục thưởng cho chúng bằng các cuốn sách và các vé thưởng sách.
    • Hãy khuyến khích sự tò mò (curiosity) của con bạn trong việc tìm các câu trả lời cho các câu hỏi chúng có thể có. Điều này thường sẽ dẫn chúng tới các cuốn sách về chủ đề đó và khuyến khích xa hơn sở thích đọc.
    • Đừng bỏ qua các cuốn sách tiếng nước ngoài. Nếu con bạn nói hai thứ tiếng (bilingual) hoặc có sự quan tâm về các văn hóa khác, hãy nuôi dưỡng điều này qua việc đọc sách về các ngôn ngữ khác. Thậm chí nếu bạn không biết ngôn ngữ thứ hai, vẫn có nhiều sự lựa chọn có sẵn để giúp con bạn - và bạn - học hỏi khi bạn tiếp tục.
  11. Hãy đi tới câu lạc bộ sách (book club). Trước hết, hãy ra nhập câu lạc bộ sách phù hợp cho các con và gia đình. Khi chúng lớn hơn lên, hãy đưa chúng tới câu lạc bộ sách dành cho lứa tuổi của chúng, và khi tới lúc, hãy để chúng đi một mình hoặc để tự chúng làm và bạn có thể thưởng thức tách cà phê hoặc tự đọc sách cho mình. Chúng sẽ thấy những người khác ở độ tuổi của chúng có quan tâm tới sách và niềm đam mê (passion) này không phải là ngốc ngếch như một vài trẻ vị thành niên có lẽ đang giả thiết.
  12. Hãy tránh ép con bạn. Khi con bạn không quan tâm về một cuốn sách cụ thể nào đó, hãy mặc kệ chúng. Hãy cố gắng đọc cho chúng những gì chúng quan tâm nhất nhưng cũng luôn giới thiệu những cuốn sách mới. Một cách ngẫu nhiên để lại những cuốn sách thú vị nằm xung quanh mọi lúc thường là cách tốt nhất để làm cho chúng có hứng khởi mà không ép chúng.

Video[sửa]

{{Video:Raise a Child Who Loves to Read (Nuôi dạy con yêu đọc sách)}}

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy tìm các cửa hàng sách bìa mềm đã qua sử dụng trong khu vực của bạn. Nhiều cửa hàng trao cho bạn tín dụng để có các cuốn sách bìa mềm mà bạn trao đổi buôn bán. Bạn có thể sau đó sử dụng thẻ tín dụng của bạn để mua các cuốn sách từng được những người khác buôn bán.
  • Các cuộc bán sách ở nhà để xe (Garage sales) có thể là sự mặc cả cho các cuốn sách cũ. Các cuốn sách bìa mềm thường có giá từ 10-50 xu. Các cuốn sách bìa cứng từ 25 xu tới 1 USD.
  • Hãy hỏi giáo viên hoặc thư viện của con bạn các danh sách những cuốn sách hay cho trẻ em.
  • Hãy chơi trò chơi chữ được viết ra như Chơi Scrabble (Play Scrabble) Chơi Bananagrams (Play Bananagrams), để thấm nhiều hơn tình yêu với các chữ.
  • Tham khảo Video: Nuôi dạy con yêu đọc sách

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng ép con bạn đọc.
  • Các cuốn sách người lớn với tình dục và bạo lực không nên là sách đọc của bất kỳ đứa trẻ nào.
  • Tránh các cuốn sách gây sợ hãi trước lúc đi ngủ, đặc biệt với trẻ nhỏ.
  • Đừng đặt trách nhiệm lên con bạn về các khoản tiền phạt của thư viện nếu đứa trẻ không có phương tiện trả sách đúng hạn. Nếu chúng phụ thuộc vào bạn để đưa đón chúng và bạn là người quên ngày tới hạn thậm chí sau khi chúng đã nhắc bạn, hãy nhận trách nhiệm vì các khoản tiền phạt của chúng. Hãy chỉ cho chúng trách nhiệm là gì.

Những điều bạn sẽ cần[sửa]

  • Nhiều sách cho người lớn, trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ, bao gồm cả các sách có ảnh - có thể là mới hoặc cũ không thành vấn đề. Càng nhiều càng tốt miễn là nội dung có tính giáo dục hoặc giải trí. Các con sẽ nhận thức được rằng nhiều cuốn sách khác nhau ở “nhà” là hay và thông thường. Chúng sẽ giữ thói quen đó khi chúng trở thành người lớn.
  • Tủ sách bất kỳ dạng nào có thể dù là mới, cũ hoặc bạn tự làm.
  • Thẻ thư viện, để khuyến khích con bạn sử dụng tài nguyên có giá trị này.

Bài viết có liên quan[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này