Phát hiện chlamydia ở phụ nữ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chlamydia là một bệnh lây lan qua đường tình dục nguy hiểm nhưng phổ biến và có thể chữa trị được, bệnh này có thể gây ra đau vùng chậu mãn tính cũng như vô sinh. 75% phụ nữ mắc chlamydia không xuất hiện triệu chứng mà chỉ nhận thức được vấn đề khi tình hình trở nên phức tạp. Để giúp bạn kịp thời áp dụng các biện pháp chữa trị, điều đầu tiên bạn rất cần biết chính là nhận diện và nắm bắt các triệu chứng của chlamydia.

Các bước[sửa]

Nhận diện triệu chứng của chlamydia ở vùng tam giác[sửa]

  1. Chú ý đến khí hứ. Nếu bạn thấy khí hư của mình không bình thường, đây có thể là dấu hiệu của chlamydia hoặc các bệnh khác lây lan qua đường tình dục.[1]
    • Dấ hiệu bất thường của khí hư bao gồm sự thay đổi về mùi, màu hoặc hình thái mà bạn chưa từng thấy.
    • Nếu bạn nghi ngờ khí hư của mình có dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia về sức khỏe y tế để được kiểm tra và kịp thời chữa trị.
    • Xuất huyết giữa kỳ có thể là một dấu hiệu khác của chlamydia.[2]
  2. Để ý đến các cơn đau. Đau khi tiểu tiện và/hoặc khi quan hệ có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm do chlamydia.[2]
    • Nếu bạn thấy đau hoặc không thoải mái trong khi quan hệ, hãy tránh giao hợp đến khi bạn có kết quả kiểm tra thực hiện bởi chuyên gia trong lĩnh vực này. Viêm nhiễm do chlamydia có thể khiến một số phụ nữ cảm thấy đau khi giao hợp kiểu truyền thống.
    • Đau rát khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm do nấm men hoặc các bệnh lây lan qua đường tình dục khác. Hãy kịp thời đến gặp bác sĩ để có phương pháp chữa trị thích hợp nhất.
  3. Kiểm tra xem bạn có ra máu sau khi giao hợp không. Một số phụ nữ bị xuất huyết máu nhỏ giọt sau khi giao hợp qua âm đạo, đây cũng có thể là một triệu chứng liên quan đến chlamydia ở nữ giới.[2]
  4. Báo với bác sĩ về những cơn đau trực tràng, chảy máu hoặc sự bất thường của khí hư. Tất cả những vấn đề trên đều là dấu hiệu của chlamydia. Nếu bạn có chlamydia ở âm đạo, viêm nhiễm có thể lây lan tới hậu môn. Nếu bạn có quan hệ tình dục qua đường hậu môn, viêm nhiễm có thể xuất phát từ trực tràng.[1]

Các dấu hiệu cơ thể khác của chlamydia[sửa]

  1. Theo dõi các cơn đau thắt lưng, bụng và vùng chậu khi cơn đau ở mức trung bình và tiến triển từ từ. Đôi khi bạn cũng có thể thấy đau dữ dội hơn, cảm giác như đau thận vậy. Những cơn đau này có thể là dấu hiệu của việc chlamydia đã lây lan từ cổ tử cung lên tới ống dẫn trứng.[3]
    • Khi bệnh tiến triển, nếu ấn vào phần bụng dưới, bạn sẽ thấy đau nhói.
  2. Chữa trị khi bị đau họng. Nếu bạn bị đau họng do có quan hệ qua đường miệng, cũng có khả năng bạn đã bị lây chlamydia từ bạn tình của mình, dù cho họ không hề có dấu hiệu của bệnh.[4]
    • Việc lây truyền từ dương vật sang miệng là một phương thức truyền bệnh của viêm nhiễm do chlamydia.
  3. Kiểm soát cơn buồn nôn và sốt. Phụ nữ nhiễm chlamydia thường bị sốt và dẫn tới buồn nôn, đặc biệt khi viêm nhiễm đã lan tới ống dẫn trứng.[3]
    • Nhiệt độ cơ thể của một người mà cao hơn 37,3 độ C (99 độ F) thì người đó được coi là bị sốt.

Nhận thức về chlamydia[sửa]

  1. Xác nhận nguy cơ lây nhiễm chlamydia của bản thân. Nếu bạn có hoạt động tình dục theo bất cứ phương thức nào và có nhiều bạn tình và/hoặc có quan hệ tình dục không an toàn thì bạn đã nằm trong nhóm có nguy cơ lây nhiễm chlamydia. Chlamydia lây lan khi vi khuẩn ‘’Chlamydia trachomatis’’ được tiếp xúc với màng nhầy trên cơ thể bạn. Bất cứ người nào hiện đang có hoạt động tình dục đều nên kiểm tra các bệnh lây lan qua đường tình dục hàng năm, trong đó có xét nghiệm chlamydia.[5] Bạn cũng nên làm xét nghiệm khi có bạn tình mới.
    • Nguy cơ lây nhiễm chlamydia cao hơn ở người có hoạt động tình dục không an toàn bởi bạn tình của bạn có thể bị nhiễm chlamydia hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác. Những viêm nhiễm như vậy có thể được ngăn chặn bằng cách sử dụng bao cao su cho nam giới và/hoặc nữ giới.
    • Bạn có nguy cơ nhiễm chlamydia cao hơn nếu bạn đã từng bị các bệnh lây qua đường tình dục.
    • Người trẻ tuổi có nguy cơ nhiễm chlamydia cao hơn.
    • Quan hệ tình dục đồng tính ở nam giới cũng khiến bạn có nguy cơ nhiễm chlamydia cao hơn, vì thế hãy trao đổi cởi mở, thẳng thắn với bạn tình của mình và hãy chắc rằng người đó chỉ có một bạn tình là bạn.
    • Hiện tại vẫn chưa phát hiện trường hợp truyền nhiễm chlamydia từ miệng sang âm đạo và từ miệng sang hậu môn. Việc lây nhiễm từ miệng sang dương vật và ngược lại là hoàn toàn có khả năng, mặc dù quan hệ tình dục đường miệng có nguy cơ thấp hơn so với quan hệ tình dục kiểu truyền thống.[4]
  2. Xét nghiệm trước khi xuất hiện triệu chứng. Viêm nhiễm chlamydia không biểu hiện thành triệu chứng đối với 75% phụ nữ có bệnh. Dù vậy, chlamydia có thể phá hủy cơ thể bạn ngay cả khi bạn không thấy bất cứ triệu chứng nào. Viêm nhiễm chlamydia mà không được chữa trị kịp thời có thể gây ra viêm nhiễm vùng chậu, dần dà gây sẹo và thậm chí vô sinh.[5]
    • Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi chlamydia xâm nhập vào cơ thể 1-3 tuần.
    • Xét nghiệm ngay khi bạn tình của bạn có kết quả dương tính với chlamydia.
  3. Xét nghiệm tùy theo giới tính. Lấy mẫu ở âm đạo bằng tăm bông và thực hiện xét nghiệm. Với phụ nữ, phương pháp này đồng nghĩa với việc lấy mẫu ở cổ tử cung, âm đạo hoặc trực tràng; đối với đàn ông, dụng cụ lấy mẫu sẽ được đặt vào niệu đạo hoặc trực tràng. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể làm thêm xét nghiệm nước tiểu.[6]
    • Tham khảo bác sĩ hoặc phòng khám gần nhất cũng như các trung tâm có cung cấp dịch vụ xét nghiệm các bệnh lây lan qua đường tình dục. Ở một số nước, các xét nghiệm này có thể được thực hiện miễn phí.[7]
  4. Điều trị ngay khi phát hiện bệnh. Nếu bạn được xác định dương tính với chlamydia, bạn có thể được đề nghị điều trị bằng cách uống kháng sinh, đặc biệt là azithromycin và doxycycline. Nếu bạn uống thuốc đầy đủ như được hướng dẫn, viêm nhiễm sẽ hết sau một đến hai tuần. Trong trường hợp nặng hơn, bạn có thể phải dùng thuốc khác sinh mức độ IV.[4]
    • Khi bạn nhiễm chlamydia, bạn tình của bạn cũng cần được kiểm tra và điều trị để có thể khống chế khả năng lây lan qua lại giữa hai người. Trong thời gian điều trị, bạn cần nói không với quan hệ tình dục.
    • Bbệnh lậu (giang mai) thường được phát hiện ở những người nhiễm chlamydia. Vì thế bác sĩ có thể kê đơn cho bạn để điều trị cả bệnh lậu. Điều trị bệnh lậu thậm chí còn rẻ hơn so với việc xét nghiệm ra bệnh này, vì thế bác sĩ có thể kê đơn cho bạn dù bạn chưa làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh này.[3]

Lời khuyên[sửa]

  • Chỉ có khoảng 30% phụ nữ xuất hiện triệu chứng bệnh khi nhiễm chlamydia, vì thế việc xét nghiệm là rất cần thiết nếu bạn hiện đang có hoạt động tình dục. Nhiễm chlamydia mà không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp ở hệ thống sinh sản và đe dọa tính mạng, những biến chứng này hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng thuốc kháng sinh và bằng việc sử dụng các biện pháp tránh thai như bao cao su hay màng ngăn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]