Bệnh than

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Vi khuẩn than trong cơ thể của một con khỉ
Một con ngựa vằn bị chết sau khi nhiễm Bacillus anthracis (vi khuẩn gây bệnh than)
Một biểu hiện xung quanh vết thương của người bị mắc bệnh than

Bệnh than (từ nguyên tiếng Hy Lạp Άνθραξ nghĩa là than, còn gọi là bệnh nhiệt thán, tên khoa học: Anthrax) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra trên các loài động vật máu nóng (gồm có gia súc, động vật hoang dã và con người), ở một vài dạng vi khuẩn có độc tính rất cao[1][2][3].

Trên thế giới, vi khuẩn bệnh than đã từng được sử dụng trong khủng bố sinh học[1][4][5][6].

Một số đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh than[sửa]

Vi khuẩn được Robert Koch phân lập từ năm 1876, là trực khuẩn lớn, bắt màu Gram dương, hình que, kích thước (4-8) x (1-1,5) µm, có khả năng sinh bào tử (nha bào).

Ở ngoài môi trường, khi điều kiện bất lợi, vi khuẩn Bacillus anthracis sẽ sinh nha bào. Nha bào bệnh than có sức sống rất cao, có thể tồn tại hàng thập kỷ thậm chí thế kỷ trong môi trường khắc nghiệt[7] và được ghi nhận có mặt ở tất cả các lục địa (kể cả Châu Nam Cực).[8] Khả năng chịu nhiệt và đề kháng với các hóa chất khử trùng của nha bào rất cao. Dưới tác dụng của phenol 5%, nha bào tồn tại tới 40 ngày. Khi đun sôi ở nhiệt độ 100 °C nha bào tồn tại trong thời gian 15 phút, hấp ướt ở nhiệt độ 121 °C nha bào tồn tại trong 15 phút, sấy khô 150 °C nha bào tồn tại trong 1 giờ. Vi khuẩn nhiệt thán bị tiêu diệt ở nhiệt độ 50 °C-55 °C trong thời gian 15 – 40 phút, ở 70 °C trong một vài phút, trong nội tạng của động vật chết một vài tuần[2].

Loài mắc bệnh[sửa]

Các loài mắc bệnh gồm có: động vật ăn cỏ (trâu, , ngựa, , cừu, hươu, nai...), động vật ăn thịt (chó, mèo...), động vật ăn tạp (lợn nhà, lợn rừng) và con người. Người mắc bệnh khi vi khuẩn hoặc nha bào nhiệt thán xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở, qua đường hô hấp do hít phải nha bào, đường tiêu hóa do ăn thịt gia súc mắc bệnh[9].

Nguồn bệnh và đường lây truyền[sửa]

Nguồn bệnh bao gồm các chất bài tiết, dịch tiết, máu, nước tiểu, dịch mật, sữa, phủ tạng, cơ quan sinh dục… của động vật mắc bệnh. Ở ngoài môi trường, vi khuẩn nhiệt thán hình thành nha bào tồn tại trong một thời gian dài có ở đất, nước, không khí, cỏ cây, các vật dụng… nhiều nhất ở nhưng nơi bị nhiễm chất bài tiết hoặc nơi chôn cất động vật mắc bệnh. Đối với những nơi chôn người và động vật mắc bệnh, nha bào vẫn tồn tại và phát tán rộng lên môi trường khi giun đất ăn phải và đùn theo phân lên mặt đất[3].

Đường lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, hô hấp và qua vết thương hở trên da. Khi động vật ăn phải, hít phải, tiếp xúc với nha bào bệnh than qua vết thương, nha bào phát triển thành vi khuẩn nhiệt thán, từ đó xâm nhập vào các cơ quan, tổ chức trong cơ thể gây bệnh[2][9].

Những biểu hiện khi mắc bệnh than[sửa]

Động vật mắc bệnh có thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài tuần; gia súc có biểu hiện lè lưỡi ra ngoài, bụng chướng to, lòi dom, các lỗ tự nhiên (miệng, mũi, hậu môn, cơ quan sinh dục,...) chảy dịch nhầy lẫn máu sẫm màu không đông hoặc khó đông. Xuất hiện nhiều mụn loét đỏ thẫm, chảy dịch vàng trên các vùng da cổ, ngực, hông,... Các hạch (hạch hầu, hạch trước vai, hạch đùi) sưng to và tụ máu. Lách sưng to, tím sẫm nát nhũn. Các xoang cơ thể chứa máu đen không đông. Thịt tím, tái thẫm máu[3].

Đối với lợn mắc bệnh, hầu bị sưng nên khó nuốt, khó thở, không kêu được; nếu bị nặng sưng cả phần ngực, bụng và mặt. Vị trí sưng có màu đỏ sẫm, tím bầm[3].

Ở người, khi bị bệnh than sốt cao 41-42 °C, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực, ho khan, ù tai, kiệt sức, bụng chướng to, tiêu chảy; vị trí nhiễm bệnh do vết thương hoặc xây xát sưng đỏ, ngứa, rồi chuyển thành đỏ sẫm, đau đớn và rất ngứa, xung quanh vết ban đỏ dần sưng phồng, loét, đỏ sẫm có đáy sâu mầu tím. Người mắc bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong cao[9].

Xử lý động vật khi mắc bệnh than[sửa]

Các quốc gia đều quy định không được phép mổ xác chết hoặc giết mổ động vật mắc bệnh hoặc có dấu hiệu nghi mắc bệnh than. Ở Việt Nam, xác chết động vật, động vật sống mắc bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh than phải tiêu hủy theo trình tự:[3]

  • Trước khi đưa đi tiêu hủy phải đốt và nút các lỗ tự nhiên (tai, mũi, miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục,...), bọc kín xác chết động vật để không cho dịch tiết rơi vãi ra ngoài môi trường; rắc vôi bột để khử trùng.
  • Chọn vị trí đất cao ráo, cách xa bãi chăn nuôi, nguồn nước, đường giao thông, khu dân cư,... để đào hố chôn xác chết. Trước khi cho xác chết xuống hố, đổ một lớp vôi xuống đáy hố.
  • Cho động vật xuống hố và đốt cho xác chết cháy hết ngay trong hố. Sau đó, đổ một lớp vôi lên trên xác chết đã bị đốt. Sau đó đổ bê tông vào hố chôn, đặt biển cảnh báo “Mả gia súc mắc bệnh Nhiệt thán! Cấm chăn thả gia súc”[3] và rào chắn xung quanh.

Hình ảnh[sửa]

Chú thích[sửa]

  1. 1,0 1,1 http://www.cdc.gov/anthrax/basics/index.html “Hướng dẫn tìm hiểu về bệnh than”. Trung tâm Quốc gia về Bệnh Truyền Nhiễm Do Động Vật Truyền Sang Người và Mới Xuất Hiện (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  2. 2,0 2,1 2,2 Trần Sĩ Tuấn (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). “Cảnh báo bệnh than xuất hiện”. Báo Sức khỏe và Đời sống. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 Vũ Văn Tám. Thông tư số 07/TT-BNNPTNT ngày 31/05/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn. http://law.omard.gov.vn/LinkClick.aspx?fileticket=RCrg5pzmuxQ%3D&tabid=62&mid=385
  4. “NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH THAN”. Sở Y tế Hà Giang (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  5. “Bóng ma khủng bố sinh học ám ảnh toàn thế giới”. Báo Người lao động (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  6. Nguyên Khang (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). “FBI: Thất bại nặng nề trong vụ "Amerithrax"”. Báo An ninh Thế giới. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  7. “Crossrail work stopped after human bones found on site”.
  8. Hudson, JA; Daniel, RM; Morgan, HW (2006). "Acidophilic and thermophilic Bacillus strains from geothermally heated antarctic soil". FEMS Microbiology Letters 60 (3): 279–282. doi:10.1111/j.1574-6968.1989.tb03486.x. 
  9. 9,0 9,1 9,2 Đặng Văn Dinh (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). “Bệnh nhiệt thán gia súc và một số biện pháp phòng, chống”. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..

Tham khảo[sửa]

  • Alibek, K. Biohazard. New York, New York: Dell Publishing, 1999.
  • Bacillus anthracis and anthrax”. Todar's Online Textbook of Bacteriology (University of Wisconsin-Madison Department of Bacteriology). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  • “Anthrax”. CDC Division of Bacterial and Mycotic Diseases. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  • “Focus on anthrax”. Nature.com. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  • Chanda, A., S. Ketan, and C.P. Horwitz. 2004. Fe-TAML catalysts: A safe way to decontaminate an anthrax simulant. Society of Environmental Journalists annual meeting. October 20–24. Pittsburgh.
  • Meselson, M. et al. (1994). "The Sverdlovsk Outbreak of 1979". Science 266(5188) 1202–1208
  • Sternbach, G. (2002). "The History of Anthrax". The Journal of Emergency Medicine 24(4) 463–467.

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này