Phát hiện thai ngoài tử cung

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng được thụ tinh ở một vị trí không phải là tử cung, ví dụ như ống dẫn trứng.[1] Mang thai ngoài tử cung có thể biến chứng thành một tình trạng nguy kịch nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị. Vì vậy, việc xác định được các triệu chứng thường gặp cũng như cách mà bác sĩ chẩn đoán và chữa trị mang thai ngoài tử cung là rất cần thiết.

Các bước[sửa]

Xác định các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung[sửa]

  1. Trễ kinh. Nếu bạn bị trễ kinh và trước đó có quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai, hãy thử thai sớm nhất có thể.[2]
    • Dù mang thai ngoài tử cung không xảy ra ở tử cung, cơ thể bạn vẫn sẽ có những biểu hiện, dấu hiệu của việc mang thai.
    • Nếu bạn mang thai ngoài tử cung, theo lý thuyết thì kết quả thử thai của bạn sẽ là dương tính.[2] Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng các phương pháp thử thai cũng có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả, vì thế, nếu còn nghi ngờ về kết quả thử thai, hãy đến gặp bác sĩ để thử máu.
  2. Xem xét các dấu hiệu mang thai khác. Khi mang thai, dù trứng được thụ tinh trong tử cung (như bình thường) hay trong ống dẫn trứng hoặc ở chỗ khác (trong trường hợp mang thai ngoài tử cung), bạn cũng sẽ trải qua một vài hoặc phần lớn các dấu hiệu phổ biến như sau:[1]
    • căng cứng ở vùng ngực
    • đi tiểu nhiều
    • buồn nôn, có thể kèm theo nôn ói[3]
    • không có kinh (như đã nêu ở trên).[1]
  3. Đau bụng dưới. Đau bụng dưới có thể là do mang thai ngoài tử cung, dù bạn đã khẳng định mình mang thai hay chưa.[1]
    • Cơn đau bạn cảm nhận thường xảy ra khi bào thai lớn lên và chèn ép các tế bào khác, khi mang thai ngoài tử cung, bào thai không có đủ không gian để lớn lên (ví dụ trong ống dẫn trứng, đây không phải là vị trí được hình thành để lưu chứa thai nhi).
    • Cơn đau bụng dưới có thể đau thắt dữ dội, tuy nhiên một số phụ nữ mang thai ngoài tử cung không hề trải qua cơn đau này.
    • Cơn đau thường ở một bên và tăng lên khi di chuyển hay bị căng ra.
    • Bạn cũng có thể bị nhức mỏi vai do máu được dồn xuống bụng dưới gây kích thích dây thần kinh dẫn đến vai.
    • Đau dây chằng cũng rất phổ biến khi mang thai. Tương tự như đau bụng dưới, cơn đau có thể ở một hoặc cả hai bên và thường đến theo đợt (mỗi lần kéo dài vài giây). Đau dây chằng thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai. [4] Trong khi đó đau bụng dưới thường xảy ra ở phần đầu của thai kỳ.
  4. Lưu ý khi xuất huyết âm đạo. Khi ống dẫn trứng bị kéo căng hoặc dãn ra có thể gây xuất huyết nhẹ, xuất huyết sẽ nặng hơn khi thai nhi lớn lên tới một mức nào đó, lúc này, ống dẫn trứng có thể bị vỡ. Xuất huyết khi đang mang thai là một dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám bác sĩ, đặc biệt là khi xuất huyết nhiều hoặc xảy ra liên tục, trong trường hợp này bạn cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.[1]
    • Xuất huyết nhiều do vỡ ống dẫn trứng (có thể xảy ra khi mang thai ngoài tử cung) có thể dẫn tới mất máu nghiêm trọng, ngất xỉu và, dù rất hiếm gặp, dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.[1]
    • Ngoài xuất huyết, bạn cần lưu ý tới một số dấu hiệu nghiêm trọng cần được xử lý kịp thời như đau bụng dưới dữ dội, cảm giác đầu nhẹ bẫng, chóng mắt, đột ngột tái xanh, hay loạn thần kinh.[1]
    • Chú ý, "xuất huyết làm tổ " là dấu hiệu hoàn toàn bình thường khi mang thai. Xuất huyết làm tổ thường xảy ra khoảng 3 tuần sau kỳ kinh nguyệt gần nhất của bạn kèm theo dịch tiết màu hồng/nâu nhạt, bạn sẽ tốn khoảng vài miếng băng vệ sinh từ khi bắt đầu xuất huyết tới khi kết thúc.[5] Xuất huyết do mang thai ngoài tử cung thường xảy ra sau khi trứng đã làm tổ và bắt đầu phát triển trong một không gian hạn chế và không đủ cho sự phát triển của bào thai sau này.
    • Hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế để kiểm tra nếu gặp phải tình trạng xuất huyết nhiều mà máu có màu nhạt, kéo dài hơn một ngày.

Chẩn đoán mang thai ngoài tử cung[sửa]

  1. Xem xét các nguy cơ mang thai ngoài tử cung mà bạn có thể gặp phải. Nếu bạn đang trải qua bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy xem bản thân bạn có nằm trong diện nguy cơ cao khiến bản thân mang thai ngoài tử cung hay không. Có một số nhân tố nhất định có thể khiến phụ nữ mang thai ngoài tử cung.
    • Nhìn chung, những người có tiền sử mang thai ngoài tử cung có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn.[1]
    • Các nhân tố nguy cơ khác bao gồm: viêm nhiễm vùng chậu (viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục), có nhiều bạn tình (bởi điều này tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục), có bất thường hoặc u ở ống dẫn trứng, từng trải qua phẫu thuật ổ bụng dưới hoặc vùng chậu, đặt vòng tránh thai, lạc nội mạc tử cung hay hút thuốc.[1][6]
    • Dù rằng phẫu thuật thắt ống dẫn trứng rất hiệu quả trong việc phòng tránh thai, tuy nhiên khi trứng đã thụ tinh, người từng làm phẫu thuật này sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn nhiều so với thông thường.[1]
  2. Kiểm tra máu để xác định nồng độ β-HCG. Đây là bước đầu tiên cần được thực hiện trong chẩn đoán mang thai ngoài tử cung.[7]
    • β-HCG là hormone được tiết ra trong quá trình trứng và nhau thai phát triển, vì thế nồng độ hormone này sẽ tăng lên khi quá trình mang thai tiếp diễn và là một biện pháp đáng tin cậy trong các phương pháp thử thai.
    • Nếu siêu âm không thấy dấu hiệu của phôi thai mà nồng độ β-HCG trong máu của bạn cao hơn 1500 IU/L (thường mức nghi ngờ là nằm trong khoảng 1500-2000 IU/L), bác sĩ sẽ đặt giả thiết vấn đề mang thai ngoài tử cung. Sở dĩ như vậy là do nồng độ β-HCG của người mang thai ngoài tử cung thường cao hơn so với mang thai thông thường.[1]
    • Nếu mang thai ngoài tử cung được chẩn đoán dựa trên nồng độ β-HCG, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm đầu dò nhằm tìm ra phôi thai và vị trí của phôi.[2]
  3. Siêu âm đầu dò âm đạo. Siêu âm đầu dò âm đạo có thể xác định 75 – 85% các ca mang thai ngoài tử cung (tức là 75-85% các trường hợp có thể phát hiện phôi thai và vị trí của phôi) .[8]
    • Cần lưu ý rằng kết quả siêu âm âm tính không giúp loại bỏ hoàn toàn việc bạn có thể mang thai ngoài tử cung. Nhưng trái lại chỉ cần kết quả siêu âm dương tính (tức là đã xác định việc thai đang ở trong ống dẫn trứng hay một vị trí nào khác ngoài tử cung) cũng đủ để đưa ra kết luận cho việc chẩn đoán.[1]
    • Nếu siêu âm cho kết quả âm tính (tức là chưa đi đến kết luận được), nhưng nồng độ β-HCG vẫn ở mức cao kèm theo các triệu chứng đáng ngờ, bác sĩ có thể sẽ thực hiện "chẩn đoán nội soi", tức là sẽ rạch một vết rất nhỏ để đặt một máy ảnh vào trong bụng dưới nhằm thu về những hình ảnh rõ ràng hơn.[9]
  4. Chấp nhận chẩn đoán nội soi. Nếu kết quả thử máu và siêu âm chưa đủ để đưa ra kết luận cuối cùng và khả năng bạn mang thai ngoài tử cung vẫn còn, bác sĩ có thể sẽ thực hiện chẩn đoán nội soi để quan sát vùng chậu và các cơ quan nằm trong phần bụng dưới để xem có dấu hiệu thai làm tổ hay không.[10]
    • Chẩn đoán nội soi có thể kéo dài từ 30 phút tới 1 tiếng.

Chữa trị mang thai ngoài tử cung[sửa]

  1. Điều trị càng sớm càng tốt. Khi bạn đã được xác định là mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị sớm nhất có thể bởi điều trị thai ngoài tử cung sớm sẽ có kết quả tích cực hơn. Đồng thời, việc một bào thai không làm tổ trong tử cung có thể "tồn tại" tới cuối thai kỳ là điều không thể, vì thế hãy xử lý càng sớm càng tốt để tránh được những diễn biến phức tạp có thể xảy ra (có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu thai ngoài tử cung không được loại bỏ sớm) .[9]
  2. Dùng thuốc để ngăn sự phát triển của bào thai. Loại thuốc phổ biến nhất trong trường hợp này là methotrexate. Thuốc này được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm vào bắp một hoặc vài lần tùy thuộc vào lượng thuốc cần thiết để loại bỏ thai ngoài tử cung.[1]
    • Sau khi được tiêm methotrexate, bạn sẽ được kiểm tra máu để xác định nồng độ β-HCG. Việc điều trị được xem là thành công khi nồng độ β-HCG xuống gần mức 0 (không phát hiện khi thử máu); trái lại, bạn có thể được tiêm thêm methotrexate cho tới khi nồng độ β-HCG gần 0, nếu không thể dùng thuốc để khống chế sự phát triển của thai nhi, có thể bạn sẽ phải thực hiện phẫu thuật.[1]
  3. Phẫu thuật để loại bỏ thai ngoài tử cung. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể cố gắng cứu vãn phần ống dẫn trứng đã bị ảnh hưởng, hoặc cũng có thể sẽ cắt bỏ phần đó nếu cần thiết. Phẫu thuật được chỉ định khi:[8]
    • Thai phụ mất máu quá nhiều, cần điều trị gấp.
    • Thất bại khi điều trị bằng methotrexate.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]