Phòng bệnh hô hấp trong ngày Tết cho con

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Trẻ em là nhóm có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp đứng cao, nhất là khi trời tiết trở lạnh. Đặc biệt những ngày tết,do bận rộn các phụ huynh thường ít thời gian chăm sóc con. Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh đường hô hấp mà ngày tết trẻ hay mắc phải.

Phòng bệnh hô hấp trong ngày tết cho con

Viêm đường hô hấp trên[sửa]

  • Đường hô hấp là từ mũi, hầu, họng cho đến thanh quản.
  • Viêm đường hô hấp trên (dân gian thường gọi là cảm lạnh) thường do vi rút thường trú tại đường hô hấp gây ra. Triệu chứng thường gặp là ho (ho khan hoặc ho có đờm), đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, buồn nôn hay nôn, nếu được chăm sóc tốt, đa số trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 10 – 14 ngày mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Viêm đường hô hấp dưới[sửa]

  • Đường hô hấp dưới từ phế quản, khí quản phải và trái, các tiểu phế quản và phổi (gồm nhiều phế nang).
  • Viêm đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi thường do các loại vi khuẩn như Pneumococcus, Hemophilus influenza… gây ra.
  • Triệu chứng: Ho, khò khè, khó thở, mệt mỏi, kém ăn… Đây là bệnh nặng có thể gây các biến chứng như viêm mủ màng phổi, áp xe phôi, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, dễ dẫn đến tử vong và cần được điều trị bằng kháng sinh thích hợp.

Viêm tiểu phế quản[sửa]

  • Đây cũng là bệnh hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nguyên nhân do vi rút, gây triệu chứng khò khè, đa số tự khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần.
  • Tuy nhiên, một số trường hợp nặng gây bít tắc đường thở nhỏ có thể gây nên suy hô hấp cho trẻ. Nếu trẻ khò khè, ăn kém, thở nhanh, khó thở cần được theo dõi tại các cơ sở y tế.
  • Thời gian này cũng là lúc các bệnh hen dễ tái phát do trẻ bị hen phế quản nhạy cảm với thời tiết thay đổi, các mùi hương khói hoặc mùi thức ăn lạ. Nên tuân thủ điều trị dự phòng hen theo hướng dẫn của các bác sĩ để tránh tái phát cơn hen.

Lưu ý:[sửa]

  • Nên theo dõi và đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời, nhất là khi có những dấu hiệu bệnh chuyển nặng hơn như bỏ ăn, bỏ bú, thở nhanh, co lõm, ho nhiều, rên rỉ, khò khè, khàn mất tiếng, sốt cao, co giật…
  • Không tự ý mua thuốc hay sử dụng theo đơn cũ, vì mỗi bệnh cần những loại thuốc khác nhau, nếu sử dụng không thích hợp có thể làm bệnh nặng thêm, kể cả với một số thuốc ho, xịt mũi.

Phòng bệnh như thế nào?[sửa]

  • Trẻ nhỏ chưa biết nói hoặc cũng có thể do ham chơi, trẻ vẫn tiếp tục chơi đùa ngoài trời dù đã cảm thấy lạnh. ha mẹ có thể nhận biết khi tiếp xúc vào da trẻ, quan sát màu sắc da, nhất là môi miệng, đầu móng chân tay xem có bị tái hơn bình thường không.
  • Giữ ấm cho trẻ bằng quần áo, khăn quàng, khẩu trang, găng tay, tất chân… Tắm rửa nhanh bằng nước ấm, lau khô người ngay và sấy tóc cho khô hẳn sau khi tắm.
  • Thay ngay áo quần, lau khô mồ hôi sau các hoạt động vui chơi của trẻ. Đảm bảo tã của trẻ nhỏ luôn khô ráo
  • Tránh những nơi có gió lùa, lúc ngủ cũng như thức.
  • Vệ sinh răng miệng. Nhỏ mũi thường xuyên bằng nước mũi sinh lý, nhất là khi cho trẻ ra vùng khô lạnh và sau khi tiếp xúc với người bệnh, đám đông.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nguồn lây bệnh.
  • Tiêm chủng đầy đủ.

Nguồn: Glucankiddy.com

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này